5. Kết cấu đề tài
2.1.3. Kết quả kinh doanh của ACB Huế giai đoạn 2015-2017
Thời gian qua, ACB Huế đãđạt được những thành công nhất định trong việc phát triển thị trường và tạo được uy tín trong khả năng phục vụ, bên cạnh đó ngân hàng đã luôn phấn đấu để cung cấp các dịch vụchất lượng đáp ứng nhu cầu khách hàng trên địa bàn thành phố Huế. Dưới đây là một số kết quả đạt được của ACB Huế giai đoạn 2015-2017.
Bảng 2.1: Một sốchỉtiêu tài chính của ACB Huế giai đoạn 2015-2017
Đơn vịtính: triệu đồng
Chỉtiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016
+/– % +/– %
I - Thu nhập lãi thuần 17,895 30,322 16,613 12,427 69 -13,710 -45 II - Thu nhập thuần từhoạt động
dịch vụ 5,828 6,287 6,120 0,459 8 -0,167 -3 III–Thu nhập thuần từhoạt động
kinh doanh ngoại hối 1,808 2,740 3,615 0,932 52 0,875 32 IV - Các khoản thu nhập khác 0,347 0,347 0,375 0 0 0,029 8 VI - Chi phí hoạt động 10,417 12,501 13,767 2,083 20 1,266 10 VII - Tổng lợi nhuận trước thuế 15,459 27,195 12,956 11,735 76 -14,239 -52
(Nguồn: ACB Huế)
Vềthu nhập của ACB Huế, có thểthấy rằng thu nhập từlãi thuần chiếm phần lớn và có sự biến động mạnh trong những năm trở lại đây. Cụ thể từ 17,895 triệu đồng năm 2015 đến năm 2016 là 30,322 triệu đồng (tăng 69% so với năm 2015), năm 2017 đạt 16,613 triệuđồng (giảm 45% so với năm 2016). Trong đó, nguồn thu này chủyếu từthu lãi cho vay và từcác hoạt động thu lãi khác. Ngoài ra, còn có các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ và từ hoạt động kinh doanh ngoại hối. Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ có xu hướng khá ổn định dao động ở mức 6,000 triệu đồng, bên cạnh đó thu nhập thuần từhoạt động kinh doanh ngoại hối tăng khá mạnh trong giai đoạn qua, năm 2016 đạt 2,740 triệu đồng tăng 52% so với năm 2015 và
đạt 3,615 triệuđồng năm 2017 tăng100% so với năm 2015. Điều này phản ánh tình hình kinh doanh tốt của ACB Huế, một mặt đã thểhiện sựphát triển của ngân hàng trong việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nâng cao hoạt động tín dụng của ngân hàng, bên cạnh đó phải kể đến sựnổ lực không ngừng của anh chị em cán bộnhân viên của ngân hàng.
Cùng với sự gia tăng của thu nhập thì chi phí hoạt động của ACB Huế có phần tăng nhẹ. Cụthể năm 2016 là 12,501 triệuđồng tăng 20% so với năm 2015 và 13,767 triệuđồngnăm 2017 tăng 10% so với năm 2016. Phần lớn các khoản chi phí này liên quan đến việc trả lương và nhân viên, ngoài ra các hoạt động khuyến mãi, đầu tư mở rộng nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng, các hoạt động xã hội đang được ACB Huếchú trọng.
Qua bảng trên có thểthấy rằng tuy tổng lợi nhuận trước thuế của ACB Huế có sự biến động nhưng vẫn đảm bảo tình hình kinh doanh tốt của ngân hàng. Năm 2016 là 27,195 triệu đồng tăng 76% so với năm 2015 và 12,956 triệu đồng năm 2017 giảm 52% so với năm 2016. Có được kết quả đó, thời gian qua ACB Huế đã từng bước chuyển dịch cơ cấu thu nhập, đa dạng hóa khả năng sinh lời, giảm bớt phụthuộc vào hoạt động tín dụng, có chiến lược phân đoạn và chăm sóc khách hàng mục tiêu đúng đắn. Từ đó đặt nền tảng cho sựphát triển của ngân hàng trong những năm tiếp theo.
2.1.3.2. Tình hình huyđộng vốn của ACB Huế giai đoạn 2015-2017
Vốn là cơ sở để ngân hàng thương mại tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của mình. Bởi vì với đặc trưng hoạt động ngân hàng thương mại, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại. Vì vậy có thể nói vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳkinh doanh của ngân hàng. Vì lẽ đó nên ngoài nguồn vốn ban đầu cần thiết thì ngân hàng phải thường xuyên chăm lo tới việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động của mình. Dưới đây là một số con số cho thấy tình hình huy động vốn của ACB Huế trong những năm qua.
Bảng 2.2: Tình hình huyđộng vốn của ACB Huế giai đoạn 2015-2017
Đơn vịtính: triệu đồng
Chỉtiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 +/– % +/– % 1.Theo hình thức KKH đến 12 tháng 169,019 708,469 743,892 539,450 319 35,423 5 Trên 12 tháng đến 60 tháng 676,077 152,117 133,906 -523,960 -78 -18,212 -12 >60 tháng 0 0 0 0 0 0 0 2. Theo loại tiền tệ VNĐ 676,077 683,681 719,794 7,604 1 36,114 5 Ngoại tệ 169,019 176,906 158,004 7,886 5 -18,902 -11 Vàng 0 0 0 0 0 0 0 3.Theo loại hình Tiền gửi cá nhân 422,548 453,111 465,233 30,563 7 12,122 3 Tiền gửi KHTN 312,685 266,205 316,007 -46,480 -15 49,802 19 Tiền gửi KHDN 109,862 141,270 96,558 31,408 29 -44,713 -32 Tổng cộng 845,096 860,586 877,798 15,490 2 17,212 2 (Nguồn: ACB Huế)
Trong cơ cấu nguồn vốn huy động, về hình thức thì chủ yếu là theo 2 loại ngắn hạn và trung hạn. Trong đó, hình thức ngắn hạn tức là KHH đến 12 tháng có sự chuyển biến mạnh từ 169,019 triệu đồng năm 2015 tăng lên 708,469 triệu đồng năm 2016 (+319%) và 743,892 triệuđồng năm 2017 (tăng 340%) so với năm 2015. Ngược lại, hình thức trung hạn (trên 12 tháng đến 60 tháng) lại có sựgiảm mạnh, từ 676,077 triệuđồng năm 2015 xuống còn 152,117 triệuđồng năm 2016 (giảm 78%) và 133,906 triệuđồng năm 2017 (giảm 85% so với năm 2015). Qua đó, có thểthấy rằng khách hằng thích gửi tiền với thời hạn ngắn hạn hơn, mặt khác họ có những kênh khác để đầu tư sinhlời vì vậy tỷlệtiền gửi trung hạn có xu hướng giảm.
Theo loại hình tiền gửi, tiền gửi cá nhân luôn chiểm hơn 50% tỷlệ và tăng nhẹ qua các năm. Năm 2016 tăng 30,563 triệuđồng (7% so với năm 2015) và năm 2017 tăng 12,122 triệu đồng (3% so với năm 2016). Trong khi đó tiền gửi KHTN và
KHDN ít ổn định hơn, so với năm 2015 thì năm 2016 tiền gửi KHTN giảm 15% còn tiền gửi KHDN tăng 29%, còn so với năm 2016 thì năm 2017 tiền gửi KHTN lại tăng 19% và tiền gửi KHDN giảm 32%.
Nhìn chung, tình hình huy động vốn của ACB Huế tăng nhẹ qua các năm và ổn định ở mức 2% đảm bảo nhu cầu vốn và thanh khoản cho Ngân hàng. Có được sự tăng trưởng đó ngoài việc liên tục đưa ra các sản phẩm đặc thù với lãi suất cạnh tranh, xây dựng và mở rộng thương hiệu, nâng cao kỹ năng chăm sóc khách hàng, ACB Huế đã thúc đẩy tạo mối quan hệ với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh.
2.2. Tình hình kinh doanh dịch vụ thẻ của Ngân hàng TMCP Á Châu –
Chi nhánh Huế
2.2.1. Hoạt động phát hành thẻtại Ngân hàng TMCP Á Châu
Kinh doanh thẻlà một lĩnh vực kinh doanh có khả năng sinh lời cao nhưng lại là lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới mẻ, nên đòi hỏi các ngân hàng phải có sự đầu tư chiều sâu về hạ tầng cũng như về con người. Trung tâm thẻ ACB chính thức thành lập vào ngày 09/02/1996.
Cùng với việc phát triển thẻtín dụng quốc tế, ACB cũng rất chú trọng đến việc phát triển thẻtín dụng nội địa, vì thẻ nội địa phù hợp với nhu cầu, thu nhập của đa số người dân Việt Nam. Hơn nữa, việc sửdụng thẻ nội địa cũng không khác nhiều so với thẻ quốc tế, chỉ khác là phạm vi sử dụng thẻ chỉ nằm trong lãnh thổ Việt Nam.
Để đáp ứng nhu cầu sửdụng thẻ ngày càng tăng, từ năm 2000, Trung tâm thẻ đã mở rộng mạng lưới đại lý chấp nhận thẻ trên hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, tạo tiện ích tối đa cho khách hàng.
2.2.2. Một số loại thẻ của Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế
phát hành
2.2.2.1. Thẻtín dụng
- Chi tiêu trước, thanh toán sau, miễn lãiđến 60 ngày. - Thanh toán tối thiểu 5% số tiền sử dụng hàng tháng.
- Rút tiền mặt tại hơn 1 triệu máy ATM có biểu tượng Visa trên toàn thế giới. - Chấp nhận thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại hơn 30 triệu điểm chấp nhận thanh toán Visa trên toàn thế giới.
- Thanh toán trực tuyến tại các website chấp nhận Visa trên toàn thế giới. - Quản lý giao dịch thẻ mọi lúc mọi nơi, thanh toán hóa đơn điện, nước, điện thoại…với dịch vụ Contact Center 247, ACB Online, SMS banking…
- Giao dịch qua mạng an toàn với dịch vụ3D Secure. - Các dịch vụkhác của thẻtín dụng quốc tế.
Thẻtín dụng nội địa ACB EXPRESS:
ACB EXPRESS là thẻtín dụng nộiđịa, với những tính năng sau:
-Chỉthanh toán tối thiểu 3% sốtiền sửdụng hàng tháng.
-Rút tiền mặt tại hơn 11,000 máy ATM có biểu tượng Napas (logo cũ là Banknetvn, Smartlink) và VNBC trên toàn quốc.
-Thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ có biểu tượng Napas và VNBC.
-Sử dụng các dịch vụ tiện ích: Internet Banking, Mobile Banking, Contact Center 247... để vấn tin tài khoản/sao kê giao dịch/chuyển khoản/xem thông tin chứng khoán/thanh toán điện, nước, điện thoại, internet, truyền hình cáp, phí bảo hiểm...
-Thanh toán các hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại, di động, phí bảo hiểm, truyền hình cáp, internet... thông qua Trung tâm dịch vụkhách hàng 247 của ACB.
-Khách hàng có thể thanh toánđịnh kỳcho ACB hàng tháng bằng cách đăng ký tự động trích tiền từtài khoản cá nhân tại ACB hoặc thông qua Trung tâm dịch vụkhách hàng 247 mà không phải mang tiền mặt đến ACB.
2.2.2.2. Thẻghi nợ
Thẻghi nợquốc tếMaster card Debit:
-Phát hành nhanh trong vòng 15 phút kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ của khách hàng.
-Rút tiền đơn giản tại hơn 10.000 ATM trong nước và 1 triệu ATM có logo MasterCard trên toàn cầu.
-Thanh toán dễ dàng tại hơn 26.000 điểm bán hàng trên toàn quốc và hơn 32 triệu điểm của MasterCard thuộc 220 quốc gia trên thế giới.
-Dễ dàng quản lý tài khoản 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần thông qua dịch vụ Ngân hàng trực tuyến ACB Online.
Thẻghi nợquốc tếACB Visa Debit:
ACB Visa Debit là thẻghi nợquốc tế, với những tính năng sau:
-Phát hành nhanh trong vòng 15 phút kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ khách hàng.
-Rút tiền đơn giản tại hơn 1 triệu máy ATM có logo Visa trên toàn thế giới.
-Thanh toán dễ dàng tại hơn 30 triệu điểm có logoVisa tại 220 quốc gia khác và 15.000 điểm bán hàng tại Việt Nam.
-Khách hàng sử dụng tiền trực tiếp từ tài khoản tiền gửi thanh toán, chủ động hơn trong chi tiêu.
Thẻghi nợnội địa ACB2GO:
ACB2GO là thẻghi nợ nội địa, với những tính năng sau:
-Phát hành nhanh trong vòng 15 phút kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ khách hàng.
-Rút tiền mặt tại hơn 11,000 máy ATM có biểu tượng Banknetvn, Smartlink và VNBC trên toàn quốc.
-Thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ có biểu tượng Banknetvn, Smartlink và VNBC.
-Thực hiện các giao dịch chuyển khoản/vấn tin số dư/sao kê giao dịch... trực tiếp trên máy ATM của ACB.
-Sử dụng các dịch vụ tiện ích: Internet Banking, Mobile Banking, ContactCenter 247...để vấn tin tài khoản/sao kê giao dịch/chuyển khoản/xem thông tin chứng khoán/thanh toán điện, nước, điện thoại, internet, truyền hình cáp, phí bảo
2.2.3. Tình hình phát hành thẻtại ACB Huếgiai đoạn2015-2017Bảng 2.3: Số lượng thẻ đang lưu hànhgiai đoạn 2015-2017 Bảng 2.3: Số lượng thẻ đang lưu hànhgiai đoạn 2015-2017
Đơn vị tính: thẻ Chỉtiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Thẻ Nội địa Quốc tế Nội địa Quốc tế Nội địa Quốc tế +/– % +/– % Ghi nợ 4,520 4,826 5,124 306 7 298 6 3,156 1,364 3,429 1,397 3,592 1,532 Tín dụng 2,532 2,859 3,245 327 13 386 14 1,834 698 2,016 843 2,284 961 Số lượng máy POS 5 7 10 2 40 3 43 Số lượng máy ATM 8 8 9 0 0 1 13 (Nguồn: ACB Huế)
Hiện nay, ACB Huếcho phát hành 4 loại thẻ: Thẻghi nợ quốc tế, thẻ ghi nợ nội địa, thẻtín dụng quốc tế, thẻ tín dụng nội địa. Trong đó, thẻ ghi nợ chiếm hơn 60% mỗi năm, thẻ tín dụng chiếm hơn 35% mỗi năm. Tuy nhiên, tỷ trọng thẻ tín dụng có xu hướng ngày càng tăng còn thẻghi nợ có xu hướng ngày càng giảm trong tổng số thẻ đang lưu hành trên thị trường. Cụ thể, mỗi năm thẻ ghi nợ chiếm tỷ trọng lần lượt là 64% năm 2015, 63% năm 2016, 61% năm 2017. Bên cạnh đó, mỗi năm thẻ tín dụng chiếm tỷ trọng 36% năm 2015, 37% năm 2016, 39% năm 2017. Điều này cho thấy ACB Huế đang chú trọng hơn về việc phát triển mở rộng phát triển thẻtín dụng.
Mặt khác, tốc độ tăng trưởng thẻ hàng năm của ACB tương đối còn thấp duy trì ở mức 9% hằng năm. Tính đến năm 2017 thì tổng sốthẻ đang lưu hành trên thị trường là 8,369 thẻ. Trong đó, thẻ ghi nợ nội địa chiếm 42.9%, thẻ ghi nợ quốc tế chiếm 18.3%, thẻtín dụng nội địa chiếm 27.3%, thẻtín dụng quốc tế chiếm 11.5%.
Bên cạnh đó, nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống giao dịch tự động ATM, ACB Huế đã đẩy mạnh việc phát triển mạng lưới. Tính đến năm 2017,
ACB Huế đã có tất cả 9 điểm đặt máy ATM. Nhìn chung số lượng cột ATM còn khá ít, trong 9 vị trí đặt ATM có tới 3 vị trí là chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng. Tuy nhiên, các vị trí đặt ATM đều là những nơi trung tâm, có giao thông và an ninh tốt, tiện lợi cho khách hàng. Những vị trí đặt máy ATM mới chỉ tập trungở bờNam sông Hương, cho thấy mứcđộ bao phủcòn hạn chếvà làm hạn chế sự thuận tiện của khách hàng sống ở bờ Bắc sông Hương. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng, nhất là khách hàng bờBắc.
Cùng với việc triển khai lắp đặt hệ thống máy ATM, ACB Huế những năm gầnđây cũng rất chú trọng đến việc lắp đặt máy POS thông qua việc liên kết với các đơn vị chấp nhận thẻ nhằm tăng cường tiện ích thanh toán đối với thẻ ngân hàng. Cụ thể năm 2015 có 5 máy POS, năm 2016 con số này là 7 máy đến năm 2017 số máy POS đạt con số9.
Nhìn chung, qua 3 năm, tổng số thẻcó sự tăng trưởng. Cùng với sự gia tăng số lượng thẻ ATM, ngân hàng cũng gia tăng được nguồn vốn huy động của mình. Đạt được những thành tích như vậy chính là nhờvào những nỗlực không ngừng gia tăng các tiện ích của thẻ, không chỉ gói gọn trong việc rút tiền mặt tại ATM, chủthẻ có thể chuyển khoản, thanh toán hoá đơn, dịch vụ như tiền điện, cước viễn thông,…và đặc biệt là dịch vụ ACB online khách hàng có thể giao dịch qua mạng một cách nhanh chóng.
2.2.4. Tình hình thanh toán bằng thẻtại ACB Huếgiaiđoạn 2015-2017
Thanh toán bằng thẻ có rất nhiều tiện lợi cho khách hàng mặt khác nó còn thể hiện mứcđộ liên kết thanh toán của ngân hàng đối với các nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụkhác. Thời gian qua, ACB Huế đã từng bước cốgắng đẩy mạnh việc mở rộng mạng lưới liên kết thanh toán đối với các nhà cung hàng hóa, dịch vụ, từ đó đem lại cho khách hàng nhiều tiện ích hơn. Dưới đây là tình hình thanh toán tại ACB Huếgiaiđoạn 2015-2017.
Bảng 2.4: Tình hình thanh toán tại ACB Huếgiaiđoạn 2015-2017
Đơn vịtính: triệu đồng
Chỉtiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 Séc 56,952 135,685 330,044 138 143 Thẻtín dụng 5,288 19,623 75,432 271 284