5. Kết cấu đề tài
2.2.4. Tình hình thanh toán bằng thẻ tại ACB Huế giai đoạn 2015-2017
Thanh toán bằng thẻ có rất nhiều tiện lợi cho khách hàng mặt khác nó còn thể hiện mứcđộ liên kết thanh toán của ngân hàng đối với các nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụkhác. Thời gian qua, ACB Huế đã từng bước cốgắng đẩy mạnh việc mở rộng mạng lưới liên kết thanh toán đối với các nhà cung hàng hóa, dịch vụ, từ đó đem lại cho khách hàng nhiều tiện ích hơn. Dưới đây là tình hình thanh toán tại ACB Huếgiaiđoạn 2015-2017.
Bảng 2.4: Tình hình thanh toán tại ACB Huếgiaiđoạn 2015-2017
Đơn vịtính: triệu đồng
Chỉtiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 Séc 56,952 135,685 330,044 138 143 Thẻtín dụng 5,288 19,623 75,432 271 284 Thẻthanh toán 2,570 9,768 38,117 280 290 Tiền mặt 1937,361 2596,063 3578,725 34 38 (Nguồn: ACB Huế)
Có thểthấy rằng, hoạt động thanh toán ở Ngân hàng ACB Huế trong 3 năm trở lại đây gia tăng đáng kể. Trong đó, thanh toán bằng tiền mặt chiếm tỷtrọng lớn nhất và đạt mức tăng trưởng hằng năm là hơn 34%. Tuy thanh toán bằng tiền mặt chiếm tỷ trọng lớn nhưng việc thanh toán bằng thẻ tín dụng và thẻ thanh toán vẫn đạt mức tăng trưởng rất cao (trên 270% hằng năm), đó là một tín hiệu tốt cho thấy rằng việc dùng thẻ để thanh toán đã dần trởnên quen thuộc và trở thành một dịch vụ tiện lợi,ưa thích của khách hàng. Tại ACB Huếviệc thanh toán bằng Séc cũng được khách hàng thường xuyên sử dụng và có chiều hướng tăng qua các năm, đạt 135,685 triệu đồng năm 2016 (tăng 138% so với năm 2015) và đạt 330,044 triệu đồng năm 2017 (tăng143% so với năm 2016).
Nhìn chung, tình hình thanh toán qua thẻnói riêng và thanh toán không dùng tiền mặt nói chung tại ACB Huế đãđạt được những mức tăng trưởng đáng kẻ, đó là một tín hiệu tích cực. Phù hợp với định hướng một xã hội hạn chếsửdụng tiền mặt của đất nước, nâng cao vai trò của ngân hàng đối với xã hội.