Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non thành phố thái nguyên (Trang 85 - 89)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.2.Những hạn chế và nguyên nhân

- Về nhận thức,vẫn còn một số bộ phận nhỏ cán bộ quản lý, giáo viên chƣa có nhận thức đúng và chƣa thực sự quan tâm đến công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Khi chƣa có nhận thức đúng đắn thì hiển nhiên hành động sẽ bị sai lệch. Giáo viên còn quan tâm nhiều đến việc củng cố những kiến thức mà quên việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, vì trẻ mầm non chơi là học, học mà chơi, trẻ chỉ hoạt động khi trẻ cảm thấy hứng thú, không thể ép trẻ làm theo những nội dung mà giáo viên đặt ra sẵn mà phải quan tâm đến khả năng và vấn đề mà trẻ đang suy nghĩ.

- Các hình thức tổ chức giáo dục tuy có đa dạng, nhƣng nội dung còn quá nghèo nàn, dập khuôn, không đổi mới, phƣơng pháp chƣa phù hợp nên chƣa kích thích đƣợc sự tham gia tích cực của trẻ. Tuy dạy lồng ghép trong các môn học thông qua hoạt động phát triển ngôn ngữ nhƣng chƣa đồng bộ chƣa đƣa vào tiêu chí đánh giá giờ dạy dẫn đến chƣa đạt hiệu quả cao.

- Ban giám hiệu còn chƣa quan tâm đúng mức đến công tác quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi, điều này thể hiện ở việc chƣa xây dựng kế hoạch chuyên đề về phát triển ngôn ngữ hành năm, hàng tháng, nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi chƣa thật phù hợp với tình hình cụ thể của nhà trƣờng, hình thức của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi đề ra trong kế hoạch chung còn chƣa phong phú.

- Quy trình quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ chƣa rõ ràng, chƣa xây dựng đƣợc cơ chế phối hợp đồng bộ giữa giáo viên chủ nhiệm và các tổ chức khác trong nhà trƣờng để thực hiện hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Việc phối hợp với các lực lƣợng giáo dục ở ngoài nhà trƣờng còn thiếu chủ động, chƣa tập trung vào các mục tiêu hoạt động phát triển ngôn ngữ.

- Sự phối hợp giữa các lực lƣợng giáo dục còn chƣa kịp thời, thƣờng xuyên, liên tục, đặc biệt là phối hợp với gia đình trẻ. Trên thực tế, lâu nay, sự phối hợp giữa gia đình, nhà trƣờng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non không còn chặt chẽ nhƣ những năm trƣớc. Sự lỏng lẻo của mối quan hệ này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, song do cả 2 phía giáo viên và cha mẹ học sinh, phần lớn cha mẹ học sinh chỉ gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm giờ đón trả trẻ, vì công việc bận rộn nên việc trao đổi về tình hình của trẻ còn hạn chế. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ tới việc quản lí hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi mầm non. Công tác phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội, giữa ban giám hiệu và Ban đại diện phụ huynh học sinh của trƣờng, giáo viên với Ban đại diện phụ huynh học sinh của lớp còn chƣa đƣợc quản lí một cách bài bản.

Tóm lại:

Có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hƣởng đến thực trạng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trƣờng mầm non Thành phố Thái Nguyên, nhƣng phần lớn các nguyên nhân đó tập trung vào các lĩnh vực sau:

- Một là, hiện nay các trường mầm non chưa tổ chức và chỉ đạo có hiệu quả hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non.

- Hai là, các trường mầm non chưa thực sự đẩy mạnh hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi thông qua việc tổ chức các hình thức và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ, việc tổ chức còn chưa mang lại hiệu quả cao.

- Ba là, Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động phát triển ngôn ngữ còn thiếu thốn, nghèo nàn chƣa phong phú, chƣa thực sự phát huy hết khả năng ngôn ngữ

của trẻ, chƣa gây đƣợc hứng thú của trẻ, chƣa có sự kích thích để trẻ tham gia vào các hoạt động mà giáo viên đã đặt ra.

- Bốn là, việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường, các Ban đại diện phụ huynh còn chưa chặt chẽ, chưa có sự trao đổi về tình hình của trẻ nên chưa có chất lượng và hiệu quả cao.

- Năm là, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp 5 tuổi chưa thực uyên thâm về hoạt động phát triển ngôn ngữ; cần phải tổ chức bồi dưỡng cập nhật kiến thức và kỹ năng tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi cho giáo viên chủ nhiệm.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

- Thành phố Thái Nguyên có vị trí địa lý, có truyền thống và bản sắc văn hoá, có tiềm lực phát triển KT-XH nói chung và có các thành tựu nhất định trong phát triển giáo dục, nhất là giáo dục mầm non.

- Kết quả khảo sát về thực trạng hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non, thực trạng giáo dục ngôn ngữ và thực trạng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi mầm non tại các trƣờng mầm non thuộc Thành Phố Thái Nguyên trên cơ sở đinh hƣớng của cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở các trƣờng mầm non cho thấy:

+ Nhìn chung trẻ 5 tuổi ở các trƣờng mầm non thành phố Thái Nguyên về ngôn ngữ ở mức độ chƣa tốt. Đặc biệt là khả năng nói và phát âm của trẻ chƣa đƣợc chính xác, trẻ còn chƣa những từ trái nghĩa, trả lời các câu hỏi về nguyên nhân, so sánh còn hạn chế.

+ Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trƣờng mầm non đã đạt đƣợc những kết quả nhƣ quản lý giáo viên thực hiện nội dung chƣơng trình hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trƣờng mầm non, quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp. Tuy nhiên các nội dung quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trƣờng mầm non vẫn còn nhiều hạn chế nhƣ việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi nên chƣa đáp ứng đƣợc ở mức độ cao so với yêu cầu phát triển GDMN trong giai đoạn hiện nay

+ Có nhiều yếu tố tác động đến QL hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trƣờng mầm non trong đó chủ yếu là những yếu tố chủ quan có ảnh hƣởng ở mức độ cao.

- Các kết quả nghiên cứu về thực trạng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi và quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho học sinh các trƣờng mầm non thuộc Thành phố Thái Nguyên ở chƣơng này là cơ sở thực tiễn để phối hợp với cơ sở lý luận tại chƣơng 1 mà đề ra các biện pháp quản lý đối với hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở các trƣờng mầm non nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục. Những biện pháp đó đƣợc chúng tôi trình bày tại chƣơng 3 dƣới đây.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 TUỔI Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

3.1. N pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non thành phố thái nguyên (Trang 85 - 89)