Đặc điểm địa hình, vị trí địa lý, dân số, truyền thống, bản sắc văn hoá,

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non thành phố thái nguyên (Trang 51 - 53)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.1.Đặc điểm địa hình, vị trí địa lý, dân số, truyền thống, bản sắc văn hoá,

kinh tế của Thành phố Thái Nguyên

* Địa lý - dân số

Thành phố Thái Nguyên có diện tích đất tự nhiên là 177,07km2. Toàn thành phố đƣợc chia thành 28 đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc (18 phƣờng 10 xã). Trong đó, đơn vị có diện tích lớn nhất là xã Phúc Xuân (18,53 km2), đơn vị có diện tích nhỏ nhất là phƣờng Trƣng Vƣơng 1,03 km2. Sống trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên là đồng bào của nhiều dân tộc khác nhau, trong đó có 4 dân tộc chính là kinh (91,85%), Tày (4,2%), Nùng (2,07%) Sán Dìu (1,34%), còn lại là đồng bào các dân tộc Dao, Cao Lan, Sán Chí, Mƣờng, Hoa.... Dân số toàn Thành phố là 53.343 hộ dân với 294.759 ngƣời, trong đó dân số thƣờng trú là 236.992 ngƣời.

* Khí hậu - thời tiết - thuỷ văn

* Khí hậu - thời tiết

Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng đông bắc Việt Nam, thuộc miền khí hậu cận nhiệt đới ẩm có mùa đông phi nhiệt đới lạnh giá, ít mƣa, mùa hè nóng ẩm mƣa nhiều. Khí hậu của thành phố Thái Nguyên chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông và nằm trong vùng ấm của tỉnh, có lƣợng mƣa trung bình khá lớn.

Nhiệt độ trung bình của Thái Nguyên là 25°C; chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C. Tại thành phố Thái Nguyên, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất từng đƣợc ghi nhận lần lƣợt là 41,5°C và 3°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tƣơng đối đều cho các tháng trong năm. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.

* Thuỷ văn

Sông cầu là con sông chính của tỉnh và gần nhƣ chia Thái Nguyên ra thành hai nửa bằng nhau theo chiều bắc nam. Sông bắt đầu chảy vào Thái Nguyên từ xã Văn

Lăng huyện Đồng Hỷ và đến địa bàn xã Hà Châu huyện Phú Bình, sông trở thành ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang và sau đó hoàn toàn ra khỏi địa bàn tỉnh ở xã Thuận Thành, huyện ở Phổ Yên. Ngoài ra Thái Nguyên còn có một số sông suối khác nhƣng hầu hết đều là phụ lƣu của Sông Công.

Thái Nguyên không có nhiều hồ, và nổi bật trong đó là Hồ Núi Cốc, đây là hồ nhân tạo đƣợc hình thành do việc chặn dòng sông Công. Hồ có độ sâu 35 m và diện tích mặt hồ rộng 25 km², dung tích của hồ ƣớc tính từ 160 triệu - 200 triệu m³. Hồ đƣợc tạo ra nhằm các mục đích cung cấp nƣớc, thoát lũ cho sông Cầu và du lịch. Hiện hồ đã có một vài khu du lịch đang đƣợc quy hoạch để trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia.

* Điều kiện kinh tế - xã hội:

Thành phố Thái Nguyên có nhiều tiềm năng phát triển về kinh tế phong phú, đa dạng. Có ba ngành sản xuất chính: Công nghiệp - Thủ công nghiệp và xây dựng; Thƣơng mại - Dịch vụ và du lịch; Nông nghiệp.

Thành phố Thái Nguyên có tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân đạt 11,53% GDP gấp 2,09 lần so với năm 2000 và chiếm 51,4% toàn tỉnh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch dần theo hƣớng tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ, trong đó tỷ trọng công nghiệp chiếm 49,71%, dịch vụ chiếm 44,02%, nông lâm nghiệp chiếm 6,72%. GDP bình quân đầu ngƣời tăng từ 5,59 triệu đồng/năm vào năm 2008 lên 11,5 triệu đồng/năm. Toàn bộ các xã phƣờng trên địa bàn thành phố đã có lƣới điện quốc gia, đã có đƣờng ô tô đi đến tận trung tâm các xã, phƣờng.

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế của tỉnh, với hệ thống giáo dục đào tạo khá phát triển. Hiện trên địa bàn có 6 trƣờng Đại học, 20 trƣờng Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, có 07 bệnh viện và trung tâm y tế, 100% xã phƣờng, thị trấn có trạm y tế đạt chuẩn. Việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và công tác kế hoạch hóa gia đình có nhiều tiến bộ.

Xuất phát từ vị trí địa lý, đặc điểm tình hình hiện nay, Thành phố Thái Nguyên không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục của tỉnh Thái Nguyên mà còn là Trung tâm Giáo dục - Đào tạo, khoa học kỹ thuật và văn hóa - xã hội của các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ. Trong lịch sử (Từ năm 1956 đến năm 1978 Thành phố Thái Nguyên đã từng là Thủ phủ - Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của Khu Tự trị Việt Bắc).

* Đất đai và sử dụng đất đai:

Trong tổng quỹ đất 356.282 ha, đất đã sử dụng là 246.513 ha (chiếm 69,22% diện tích đất tự nhiên) và đất chƣa sử dụng là 109.669 ha (chiếm 30,78% diện tích tự nhiên). Trong đất chƣa sử dụng có 1.714 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và 41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non thành phố thái nguyên (Trang 51 - 53)