8. Cấu trúc của luận văn
1.3.2. Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5tuổi ở
các tác động sƣ phạm có mục đích,có phƣơng pháp, có kế hoạch của chủ thể quản lý trong nhà trƣờng MN đến toàn bộ quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ MN, nhằm phát huy tối đa khả năng nghe, nói, và làm quen với đọc và viết của trẻ, góp phần đạt mục tiêu GDMN đã đề ra.
1.3.2. Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non mầm non
1.3.2.1. Biện pháp
Theo Từ điển Tiếng Việt, “Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể”
Nhƣ vậy, biện pháp là từ đƣợc dùng thƣờng xuyên trong đời sống xã hội. Biện pháp thƣờng đƣợc gắn liền với các chủ trƣơng, đƣờng lối, chiến lƣợc, sách lƣợc, kế hoạch... của các tổ chức, cơ quan nhà nƣớc và đƣợc dùng trong những công việc hàng ngày của nhà quản lý.
1.3.2.2. Biện pháp quản lý
Biện pháp quản lý là cách thức tác động của chủ thể quản lý đến đối tƣợng quản lý bằng cách sử dụng các phƣơng tiện khác nhau để đạt đƣợc mục đích đề ra.
1.3.2.3.Biện pháp quản lý giáo dục
Biện pháp quản lý giáo dục là một tổ hợp các tác động có định hƣớng của chủ thể quản lý đến đối tƣợng quản lý nhằm đƣa hoạt động giáo dục ở từng cơ sở và toàn bộ hệ thống giáo dục đạt đến mục tiêu giáo dục đã định.
Đối tƣợng quản lý phức tạp, đòi hỏi biện pháp quản lý của chủ thể phải đa dạng, phong phú hợp với đối tƣợng quản lý. Biện pháp quản lý có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống các phƣơng pháp. Hệ thống này giúp cho nhà quản lý thực hiện tốt các phƣơng pháp quản lý và đạt đƣợc mục tiêu giáo dục của mình.
Xét theo chức năng quản lý: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra thì biện pháp giáo dục gồm 4 nhóm:
- Biện pháp xác định mục tiêu kế hoạch giáo dục (chức năng kế hoạch hoá của nhà quản lý) bao gồm:
+ Xây dựng mục tiêu chƣơng trình hành động
+ Xác định từng bƣớc đi, những điều kiện phƣơng tiện cần thiết trong một thời gian nhất định của hệ thống quản lý và bị quản lý trong giáo dục
- Biện pháp tổ chức quản lý trong hệ thống giáo dục bao gồm:
+ Lập danh sách các công việc cần phải hoàn thành để đạt đƣợc mục tiêu giáo dục + Phân công công việc tức là chia công việc thành các bộ phận để tổ chức thuận tiện và hợp lôgíc.
+ Thiết lập cơ chế điều phối, tạo thành sự liên kết hoạt động giữa các thành viên hay bộ phận tạo điều kiện đạt mục tiêu một cách dễ dàng.
+ Theo dõi đánh giá hiệu quả của cơ cấu tổ chức và tiến hành điều chỉnh nếu cần. - Biện pháp điều khiển trong quản lý giáo dục (chỉ đạo thực hiện) gồm các biện pháp tác động đến đối tƣợng quản lý một cách có chủ định nhằm phát huy hết tiềm năng của họ về việc đạt mục tiêu giáo dục.
- Biện pháp kiểm tra trong quản lý giáo dục bao gồm các nội dung của quá trình quản lý; xây dựng tiêu chuẩn quản lý, đo đạt việc thực hiện điều chỉnh các sai lệch khi thực hiện nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra.
Xét theo nội dung quản lý về giáo dục thì biện pháp quản lý giáo dục bao gồm các nhóm biện pháp cơ bản sau:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch chính sách phát triển giáo dục.
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục, ban hành Điều lệ nhà trƣờng, ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác.
- Quy định mục tiêu, nội dung giáo dục, chƣơng trình, tiêu chuẩn nhà giáo, tiêu chuẩn cơ sở vật chất thiết bị trƣờng học, việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình, quy chế thi cử và cấp văn bằng.
- Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục.
- Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dƣỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
- Huy động quản lý sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục
- Quy định việc tặng danh hiệu danh dự cho những ngƣời có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.
1.3.2.4. Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non
Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trƣờng mầm non là tổ hợp tác động có định hƣớng của chủ thể quản lý (hiệu trƣởng) đến tập thể
giáo viên, học sinh nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vốn có, tạo động lực đẩy mạnh quá trình tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi của nhà trƣờng mầm non nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng theo yêu cầu trong năm học.
Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trƣờng mầm non chính là tác động lên đội ngũ giáo viên, học sinh qua việc thực thi các chức năng quản lý kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu giáo dục.