8. Cấu trúc của luận văn
1.3.4. Cơ sở pháp lý về quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5tuổ
mầm non
1.3.4.1. Vị trí, nhiệm vụ của trường mầm non
Điều lệ Trƣờng mầm non quy định về: Vị trí, nhiệm vụ, tổ chức và quản lý trƣờng mầm non, trƣờng mẫu giáo, nhà trẻ; Chƣơng trình và các hoạt động nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tài sản của trƣờng mầm non, trƣờng mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; Giáo viên và nhân viên; Trẻ em; Quan hệ giữa trƣờng mầm non, trƣờng mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập với
gia đình và xã hội. Điều lệ này áp dụng đối với trƣờng mầm non và trƣờng mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục mầm non. [1].
* Nhiệm vụ và quyền hạn của trƣờng mầm non, trƣờng mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
1. Tổ chức thực hiện việc nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chƣơng trình giáo dục mầm non do Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trƣờng; Tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật.
3. Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dƣỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật. 5. Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá hoặc theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn.
6. Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dƣỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
7. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.
8. Thực hiện kiểm định chất lƣợng nuôi dƣỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định.
9. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1.3.4.2. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của hiệu trường trường mầm non
* Vị trí: Hiệu trƣởng có vị trí cao nhất, trung tâm nhất trong việc điều hành và xử lý các công việc, là ngƣời đi tiên phong, là cánh chim đầu đàn trong nhà trƣờng.
Hiệu trƣởng là thủ trƣởng của đơn vị, chịu trách nhiệm hoàn toàn về các mặt hoạt động của nhà trƣờng. Hiệu trƣởng có thẩm quyền cao nhất về mặt hành chính và chuyên môn, thay mặt nhà trƣờng xây dựng mối liên kết giữa nhà trƣờng với cộng đồng, với các lực lƣợng xã hội nói chung để tạo môi trƣờng giáo dục lành mạnh, giáo dục theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa cho trẻ em.[1, Tr.4].
* Vai trò lãnh đạo của người hiệu trưởng
Thực hiện vai trò thủ trƣởng đơn vị để điều hành toàn bộ hoạt động nhà trƣờng, hiệu trƣởng lập kế hoạch và ra các quyết định thực hiện kế hoạch.
Hƣớng dẫn thực hiện quyết định tạo sự ăn ý giữa tập thể và các cá nhân, các nhóm và giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình thực hiện quyết định.
Tổng kết thực hiện kế hoạch và tạo ra công việc mới cần làm.
Hỗ trợ các điều kiện cần thiết, liên kết các lực lƣợng và thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục, xây dựng tập thể sƣ phạm vững mạnh về phẩm chất chính trị và chuyên môn nghiệp vụ.
Vậy hiệu trƣởng có vai trò tạo lập, vai trò triển khai, vai trò đổi mới và vai trò kết hợp.
* Nhiệm vụ và quyền hạn của người hiệu trưởng
Trong nhà trƣờng ngƣời hiệu trƣởng vừa là ngƣời quản lý vừa là ngƣời lãnh đạo. Nghĩa là ngƣời hiệu trƣởng đồng thời phải đảm nhận hai chức năng quản lý và lãnh đạo, do đó nhiệm vụ và quyền hạn của ngƣời hiệu trƣởng vô cùng quan trọng. [1, Tr.5].
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:
a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trƣờng; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trƣớc Hội đồng trƣờng và các cấp có thẩm quyền;
b) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tƣ vấn trong nhà trƣờng, nhà trẻ; bổ nhiệm tổ trƣởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trƣờng trình cấp có thẩm quyền quyết định;
c) Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thƣởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;
d) Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trƣờng, nhà trẻ;
đ) Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trƣờng, nhà trẻ; quyết định khen thƣởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;
e) Dự các lớp bồi dƣỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạt động giáo dục 2 giờ trong một tuần; đƣợc hƣởng chế độ phụ cấp và các chính sách ƣu đãi theo quy định;
f) Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trƣờng, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất lƣợng chăm sóc, giáo dục trẻ;
g) Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phát huy vai trò của nhà trƣờng đối với cộng đồng.
1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi của người hiệu trưởng trường mầm non trong giai đoạn hiện nay
1.3.5.1. Các yếu tố chủ quan
Kết quả thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi của hiệu trƣởng các trƣờng mầm non phụ thuộc chính vào yếu tố chủ quan của ngƣời hiệu trƣởng nhà trƣờng. Vì vậy ngƣời hiệu trƣởng cần phải có: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, phẩm chất, kinh nghiệm, đồng thời ngƣời hiệu trƣởng nhà trƣờng cần phải tạo cho đƣợc uy tín trƣớc tập thể giáo viên và học sinh. Ngƣời hiệu trƣởng phải có đầy đủ các yếu tố sau đây: [2].
1) Về phẩm chất đạo đức *) Phẩm chất chính trị
- Yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì lợi ích dân tộc, vì hạnh phúc nhân dân, trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam;
Gƣơng mẫu chấp hành chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; quy định của ngành, của địa phƣơng và của nhà trƣờng;
Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân;
Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí; thực hành tiết kiệm.
*) Đạo đức nghề nghiệp
Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; trung thực, tận tâm với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lý nhà trƣờng;
nhiệm đƣợc giao và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ; chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của nhà trƣờng;
Không lợi dụng chức mục đích ;
Đƣợc tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cộng đồng tín nhiệm; là tấm gƣơng trong tập thể sƣ phạm nhà trƣờng.
*) Lối sống, tác phong
Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc và môi trƣờng giáo dục;
Sống trung thực, giản dị, nhân ái, độ lƣợng, bao dung; Có tác phong làm việc khoa học, sƣ phạm.
*) Giao tiếp và ứng xử
Thân thiện, thƣơng yêu, tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh;
Gần gũi, tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và giúp đỡ cán bộ, GV, nhân viên; Hợp tác và tôn trọng cha mẹ học sinh;
Hợp tác với chính quyền địa phƣơng và cộng đồng xã hội trong giáo dục học sinh. Học tập, bồi dƣỡng và tự rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm; năng lực lãnh đạo và quản lý nhà trƣờng;
Tạo điều kiện và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập, bồi.
dƣỡng và rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm.
2) Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm *) Trình độ chuyên môn
Đạt trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với giáo viên mầm non;
Hiểu biết chƣơng trình và kế hoạch giáo dục ở mầm non;
Có năng lực chỉ đạo, tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục có hiệu quả phù hợp đối tƣợng và điều kiện thực tế của nhà trƣờng, của địa phƣơng;
Có kiến thức về chính trị, kinh tế, y tế, văn hóa, xã hội liên quan đến giáo dục mầm non.
*) Nghiệp vụ sư phạm
Có khả năng vận dụng linh hoạt các phƣơng pháp vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh;
Có khả năng hƣớng dẫn tƣ vấn, giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm của giáo dục mầm non;
3) Có trình độ và năng lực quản lý *) Hiểu biết nghiệp vụ quản lý
Hoàn thành chƣơng trình bồi dƣỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định; Vận dụng đƣợc các kiến thức cơ bản về lý luận và nghiệp vụ quản lý trong lãnh đạo, quản lý nhà trƣờng.
*) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường
Dự báo đƣợc sự phát triển của nhà trƣờng phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển nhà trƣờng;
Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nhà trƣờng toàn diện và phù hợp;
Xây dựng và tổ chức thực hiện đầy đủ kế hoạch năm học.
*) Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường
Thành lập, kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ nhiệm các chức vụ quản lý theo quy định; quản lý hoạt động của tổ chức bộ máy nhà trƣờng nhằm đảm bảo chất lƣợng giáo dục;
Sử dụng, đào tạo bồi dƣỡng, đánh giá xếp loại, khen thƣởng kỷ luật, thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định;
Tổ chức hoạt động thi đua trong nhà trƣờng; xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trƣờng đủ phẩm chất và năng lực để thực hiện mục tiêu giáo dục.
*) Quản lý học sinh
Tổ chức huy động trẻ em trong độ tuổi trên địa bàn đi học, thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi tại địa phƣơng;
Tổ chức và quản lý học sinh theo quy định, có biện pháp để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ;
Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em.
1.3.5.2. Yếu tố khách quan
1) Điều kiện cơ sở vật chất - phương tiện kỹ thuật phục vụ hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi
Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ lớp học, bàn ghế, phòng chức năng, phòng máy tính,...
Ngƣời hiệu trƣởng phải biết quan tâm tới điều kiện cơ sở vật chất thƣờng xuyên tăng cƣờng bổ sung đảm bảo đủ điều kiện cho giáo viên tổ chức các hoạt động dạy của mình thì mới nâng cao chất lƣợng của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi.
Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi là yếu tố quan trọng có ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục ngôn ngữ cho trẻ. Việc quản lý hoạt động hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi của hiệu trƣởng sẽ mang lại hiệu quả cao nếu trƣờng lớp đƣợc xây dựng khang trang, đúng quy định, điều kiện và phƣơng tiện dạy học đầy đủ, hiện đại.
Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học có vai trò nhƣ vật trung gian, chất xúc tác giữa giáo viên và học sinh làm tăng hiệu quả của quá trình hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi. Trong quản lý hoạt động hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi, ngƣời hiệu trƣởng cần quan tâm chỉ đạo để sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và học tập của giáo
viên và học sinh, đồng thời quan tâm chỉ đạo tăng cƣờng cơ sở vật chất để đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi trong từng giai đoạn, từng thời kì.
2) Điều kiện về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên và học sinh
Đây là điều kiện quan trọng bậc nhất. Chất lƣợng đội ngũ giáo viên và học sinh quyết định chất lƣợng quản lý hoạt động hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi của hiệu trƣởng. Quản lý tốt quá trình hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi để nâng cao chất lƣợng ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi giúp hiệu trƣởng đạt tới mục tiêu của kế hoạch năm học.
Trong nhà trƣờng, giáo viên là lực lƣợng chủ công để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục. Hiệu trƣởng giỏi xây dựng đƣợc bản kế hoạch tốt, nhƣng ngƣời thực hiện (đội ngũ giáo viên) không đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức chƣa tốt thì kết quả thực hiện (hiệu quả giáo dục) không cao. Ngƣời hiệu trƣởng cần quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên vừa đủ về số lƣợng đồng thời đảm bảo về chất lƣợng. Hiệu trƣởng cần quan tâm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ giáo viên nhằm làm cho họ toàn tâm, toàn ý, có nguyện vọng đƣợc cống hiến, gắn bó với nhà trƣờng gắn bó với sự nghiệp giáo dục.
3) Sự hợp tác phối hợp của các thành viên và tổ chức trong tập thể nhà trường
Cũng tạo nên sức mạnh đoàn kết giúp ngƣời hiệu trƣởng đạt tốt mục tiêu của giáo dục.
4) Sự quan tâm của lãnh đạo các cấp
Việc quản lý của hiệu trƣởng đối với hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trƣờng mầm non sẽ mang lại hiệu quả thiết thực khi đƣợc sự quan tâm của các cấp lãnh đạo với những chủ trƣơng, chính sách và đƣờng lối đúng đắn, sự tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt của các cấp cho hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ, khuyến khích, động viên nhà trƣờng tổ chức và thực hiện tốt các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi
5) Thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục
Hiệu trƣởng thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục nhằm phối hợp tích cực có hiệu quả giáo dục nhà trƣờng, gia đình và xã hội, huy động mọi lực lƣợng tham gia và hỗ trợ giáo dục để thực hiện đƣợc các mục tiêu giáo dục.
6) Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương
Ngoài thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ, ngƣời hiệu trƣởng phải biết nắm bắt các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi,
biết vận dụng hợp lý trên cơ sở phối hợp tích cực giữa gia đình nhà trƣờng và xã hội, thực hiện đúng các đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc đƣa hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi đạt kết quả cao nhất.
Điều kiện về kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phƣơng nơi trƣờng đóng và học sinh đang học tại nhà trƣờng là yếu tố khách quan có ảnh hƣởng rất lớn đến công tác quản lý của hiệu trƣởng cũng nhƣ chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng. Việc phối hợp giữa ba môi trƣờng giáo dục: Nhà trƣờng - gia đình - xã hội để giáo dục học sinh, các điều kiện về kinh tế, văn hoá, xã hội có ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi của nhà trƣờng. Hiệu trƣởng cần quan tâm chỉ đạo tốt việc phối hợp ba môi trƣờng giáo dục. Hiệu trƣởng nhà trƣờng cần quan tâm đến các điều kiện thuận lợi của địa phƣơng để khai thác có hiệu quả góp phần nâng cao chất lƣợng