Mặc dù pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh đã có từ lâu đời nhưng tính tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có một khái niệm nhất quán cho tất cả các quốc gia về hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Vì vậy, quy định của từng quốc gia khác nhau cũng rất khác nhau liên quan đến các hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung cũng như hành vi quảng cáo gây
nhầm lẫn nói riêng. Do đó, việc tìm hiểu cũng như học tập kinh nghiệm xây dựng và thi hành pháp luật của các nước trên thế giới trong lĩnh vực này là việc làm cần thiết để hướng tới mục tiêu củng cố và hoàn thiện pháp luật cạnh tranh. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, học viên xin được trình bày một số vấn đề về pháp luật kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung và hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn nói riêng trong hệ thống pháp luật cạnh tranh của Nhật Bản, Đức và Đài Loan.
1.4.1. Nhật Bản
Tương tự với các hành vi được quy định trong pháp luật Việt Nam , tại Nhật Bản, các hành vi cạnh tranh không lành mạ nh được xác định theo tiêu chí đã được cụ thể hoá của Luật Ca hóahóaanh Việt Nam từ Điều 39 đến Điều 48 không chỉ được quy định trong Luật cạnh tranh mà được quy định rải rác trong nhiều Luật khác nhau . Theo đó, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Nhật được quy định chủ yếu trong Luật Cạnh tranh, Luật cấm cạnh tranh không lành mạnh, Luật về các giao dịch thương mại đặc biệt và Luật cấm bán hàng đa cấp dạng hình tháp. Ngoài ra, liên quan đến các quy định về chỉ dẫn gây nhầm lẫn, có rất nhiều bộ luật khác tại Nhật có liên quan, ví dụ như Luật Thương hiệu, Luật tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản… Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu này, học viên xin tập trung tìm hiểu và trình bày 4 Luật có liên quan chủ yếu, là Luật Cạnh tranh, Luật cấm cạnh tranh không lành mạnh, Luật quy định về các giao dịch thương mại đặc biệt và Luật cấm bán hàng đa cấp dạng hình tháp.
Luật cạnh tranh Nhật gồm Luật chống độc quyền (Luật chống độc quyền tư nhân và duy trì cạnh tranh công bằng) và hai luật bổ trợ là Luật chống các khoản thu lợi bất chính và các trình bày gây nhầm lẫn, và Luật hợp đồng phụ). Luật hợp đồng phụ là bộ luật đặc thù của Nhật và không có mối liên hệ với các quy định hiện hành của Việt Nam về chống cạnh tranh không lành mạnh. Bên cạnh các quy định về chống độc quyền tư nhân, Chương V Luật chống độc quyền Nhật Bản còn quy định các hành vi được xác định là
các hành vi thương mại không lành mạnh (unfair trade practices). Tuy nhiên, định nghĩa "hành vi thương mại không lành mạnh" ở đây không hoàn toàn trùng với định nghĩa về "hành vi cạnh tranh không lành mạnh" được quy định trong Luật cạnh tranh của Việt Nam. Các "hành vi thương mại không lành mạnh" trong Luật chống độc quyền Nhật gồm 16 hành vi, trong đó có 6 hành vi tương tự với các hành vi được quy định từ Điều 39 đến Điều 48 Luật cạnh tranh Việt Nam, bao gồm các hành vi:
1) Các hành vi từ chối giao dịch khác (Other refusal to deal): sử dụng các biện pháp không chính đáng khiến doanh nghiệp khác từ chối giao dịch với một doanh nghiệp nhất định, hoặc hạn chế về số lượng/tính chất của hàng hóa/dịch vụ trong giao dịch thương mại với một doanh nghiệp nhất định;
2) Sự xem xét phân biệt đối xử (Discriminatory consideration): cung cấp hoặc chấp nhận hàng hóa hoặc dịch vụ tại một mức giá phân biệt đối xử nhằm gây bất lợi hoặc tạo lợi ích cho một/các doanh nghiệp/người tiêu dùng nhất định, hoặc phân biệt đối xử giữa các doanh nghiêp/người tiêu dùng khác nhau trong một khu vực địa lý nhất định;
3) Lôi kéo khách hàng một cách gian dối: dẫn dụ khách hàng của các đối thủ cạnh tranh giao dịch với mình bằng cách khiến họ nhầm lẫn về tính chất của hàng hóa hoặc dịch vụ của mình, hoặc nhầm lẫn về các điều khoản thương mại, hoặc nhầm lẫn về các vấn đề khác có liên quan đến giao dịch này là tốt hơn nhiều hoặc ưu đãi hơn nhiều so với giao dịch trên thực tế hoặc so với các đối thủ cạnh tranh.
4) Lôi kéo khách hàng bằng các khoản lợi nhuận không chính đáng (Customer inducement by unjust benefits): lôi kéo các khách hàng của đối thủ cạnh tranh chuyển sang giao dịch với mình bằng cách đưa ra các lợi ích không chính đáng căn cứ trên các hành vi kinh doanh thông thông thường;
5) Ép buộc trong kinh doanh (Tie-in sales): khiến một bên khác mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ mình hoặc từ mình hoặc từ một doanh nghiệp được
chỉ định bởi chính mình bằng cách ép buộc bên đó giao dịch với mình hoặc với một doanh nghiệp đã chỉ định.
6) Gây rối hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh (Interference
with a competitor’s transactions): gây rối không chính đáng một giao dịch
của một doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh nội địa của chính mình hoặc với tập đoàn mà mình là một cổ đông hoặc là một nhân viên, bằng cách ngăn cản việc thực thi kết quả của hợp đồng, hoặc bằng cách tạo ra sự vi phạm hợp đồng, hoặc bằng bất kỳ biện pháp nào khác.
Ngoài ra, Điều 8 của Luật chống độc quyền quy định cấm các Hiệp hội thương mại thực hiện một số hành vi, trong đó có các hành vi sau tương tự với các quy định về Phân biệt đối xử hiệp hội (Điều 47, Luật cạnh tranh Việt Nam). Cụ thể, các Hiệp hội thương mại tại Nhật bị cấm không được thực hiện các hành vi:
1) Hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trong bất kỳ một lĩnh vực thương mại nào;
2) Hạn chế số lượng doanh nghiệp hiện tại hoặc tương lai trong bất kỳ một lĩnh vực kinh doanh cụ thể nào;
3) Cản trở một cách không chính đáng các chức năng hoặc hoạt động của các doanh nghiệp thành viên.
Luật chống các khoản thu lợi bất chính và chỉ dẫn gây nhầm lẫn là luật bổ trợ cho Luật chống độc quyền tư nhân và duy trì cạnh tranh công bằng với nội dung chính quy định cấm các khoản thu lợi bất chính (unjustifiable
premiums), các chỉ dẫn gây nhầm lẫn về thành phần của hàng hóa, gây nhầm
lẫn về điều khoản mua bán hàng hóa, và bất kỳ chỉ dẫn về hàng hóa nào do Hội đồng thương mại bình đẳng (JFTC) kết luận là gây nhầm lẫn dựa trên tiêu chí dẫn dụ khách hàng mua hàng một cách không chính đáng và cản trở cạnh tranh công bằng. Bên cạnh đó, Luật còn quy định chi tiết về các nội dung quảng cáo không chứng minh được (restrictions on uproven advertisement)
cũng là các nội dung quảng cáo bị cấm: trong trường hợp JFTC muốn đánh giá liệu một nội dung quảng cáo có gây nhầm lẫn hay không, JFTC có thể chỉ định một khoảng thời gian hợp lý cho doanh nghiệp cung cấp các bằng chứng xác thực chứng minh cho các nội dung quảng cáo đó; Nếu doanh nghiệp không cung cấp được các bằng chứng này trong khoảng thời gian hợp lý trên, nội dung quảng cáo đó có thể bị xác định là gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Hành vi bán hàng đa cấp bất chính được quy định chi tiết tại hai bộ luật của Nhật là Luật về các giao dịch thương mại đặc biệt và Luật cấm bán hàng đa cấp dạng hình tháp. Luật về các giao dịch thương mại đặc biệt bắt
buộc các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ theo các hình thức bán hàng tận cửa (door to door sales), bán hàng qua thư điện tử, bán hàng qua điện thoại, bán hàng đa cấp… phải tuân theo các quy tắc đã được quy định trong Luật. Các quy định bắt buộc trong Luật này gồm:
1) Phải thông tin trước và rõ ràng tới đối tác về tên, mục đích và chủng loại hàng hóa hoặc dịch vụ;
2) (Đối với hoạt động quảng cáo bán hàng đa cấp) cấm tạo ra các chỉ dẫn gây nhầm lẫn về chất lượng của hàng hóa hay nội dung của quyền sử dụng các điều kiện thuận lợi;
3) Phải cung cấp đầy đủ tài liệu về sơ lược hoạt động bán hàng đa cấp của công ty cho người tham gia trước khi ký kết hợp đồng;
4) Cấm các hành vi:
(i) Cố tình che giấu sự thật hoặc các thông tin nhầm lẫn về chủng loại, mẫu mã, hoặc chất lượng của hàng hóa, che đậy các vấn đề liên quan đến các ràng buộc trách nhiệm đã được quy định, các vấn đề liên quan đến sự hủy bỏ, liên quan đến lợi nhuận đã được quy định…;
(ii) Đe dọa hoặc gây rối một người nhằm khiến anh ta/ cô ta miễn cưỡng ký hợp đồng hoặc nhằm cản trở người đó hủy bỏ hợp động đã ký với công ty bán hàng đa cấp;
(iii) Dụ dỗ một người ký hợp đồng bán hàng đa cấp tại một địa điểm không phải địa điểm công cộng hoặc trụ sở kinh doanh của Công ty.
Luật cấm bán hàng đa cấp dạng hình tháp là luật cấm hoàn toàn các
dạng bán hàng đa cấp nào thực hiện theo phương thức hình tháp. Đây là một hệ thống tập hợp và phân phối tiền dựa trên sự gia tăng không giới hạn số người tham gia vào mạng lưới đa cấp, bằng cách người tham gia trước có thể nhận được lợi nhuận dựa vào tiền tham gia mạng lưới của những người ra nhập sau.
Luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Nhật ra đời từ năm 1934 gồm 22 điều và một số điều khoản bổ sung qua các lần sửa đổi điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được đề cập trong Đạo luật này gồm 15 hành vi, được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 2. Theo đó, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị điều chỉnh bởi Luật này bao gồm:
- Điểm (1) (2) quy định về các hành vi sử dụng chỉ dẫn giống hoặc tương tự với chỉ dẫn đã nổi tiếng của hàng hóa của một doanh nghiệp khác;
- Điểm (3) quy định về hành vi làm nhái mẫu mã hàng hóa của doanh nghiệp khác;
- Các điểm (4), (5), (6), (7), (8), (9) quy định về các hành vi liên quan đến việc tiếp cận và sử dụng bí mật kinh doanh một cách không chính đáng;
- Điểm (10), (11): các hành vi tiếp cận, phát tán, cung cấp các thiết bị có chức năng duy nhất là kích hoạt các hình ảnh, âm thanh, các chương trình, đoạn phim… đã bị cấm;
- (12) Hành vi tiếp cận, nắm giữ hay sử dụng tên miền giống hay tương tự với chỉ dẫn hàng hóa hay dịch vụ của người khác;
- (13) Hành vi đưa thông tin sai về hàng hóa hay dịch vụ (thông tin về nơi sản xuất, chất lượng sản phẩm, nội dung…);
- (14) Hành vi gièm pha nói xấu đối thủ cạnh tranh;
- (15) Hành vi sử dụng thương hiệu giống hoặc tương tự với thương hiệu đã được bảo hộ mà không có căn cứ pháp lý hợp pháp.
Như vậy, có thể thấy các quy định về pháp luật cạnh tranh không lành mạnh của Việt Nam và Nhật Bản có nhiều nét tương đồng.
Tương ứng với 9 hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung được quy định trong Luật cạnh tranh Việt Nam cũng như hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn nói riêng, Nhật Bản đều có những quy định tương tự, chỉ khác là được quy định cụ thể và chi tiết hơn trong những bộ luật khác nhau [28].
1.4.2. Đức
Luật điều chỉnh cạnh tranh không lành mạnh của cộng hòa Liên bang Đức (UWG) cấm các hành vi thương mại được xem là không lành mạnh. Luật này đã được sửa đổi hoàn toàn mới với mục tiêu hiện đại hóa và đưa nó phù hợp với sự phát triển của Luật của Cộng đồng châu Âu (EC). Pháp luật điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Cộng hòa Liên bang Đức ra đời từ năm 1909 và đã trải qua nhiều kỳ sửa đổi, cơ quan lập pháp của Đức đã quyết định thông qua một đạo luật hoàn toàn mới với mục tiêu để tăng cường công tác bảo vệ người tiêu dùng, mang lại sự minh bạch hơn của pháp luật liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh và mang lại sự tự do kinh doanh hơn.
* Cấu trúc của Luật
Luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Đức bao gồm 5 chương và 22 phần: các quy định chung (phần 1 đến phần 7); các biện pháp khắc phục (phần 8 đến phần 11); trình tự thực thi (phần 12 đến phần 15); các quy định hình sự (phần 16 đến phần 19) và các điều khoản cuối cùng (phần 20 đến phần 22).
* Mục tiêu và phạm vi điều chỉnh của Luật
Luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh hướng vào việc bảo vệ người tham gia cạnh tranh, người tiêu dùng, những người tham gia thị trường khác và lợi ích của công chúng nói chung, đảm bảo công bằng trong cạnh tranh.
* Các quy định về cạnh tranh không lành mạnh (1). Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm - Khai thác người tiêu dùng một cách bất hợp lý
Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường phải quảng cáo sản phẩm và dịch vụ của họ theo phương thức mà không được gây ảnh hưởng bất hợp lý đến sự lựa chọn tự do và quyết định độc lập của khách hàng hoặc những người tham gia thị trường khác bằng cách gây áp lực tâm lý, gây ảnh hưởng bất hợp lý hoặc không có cơ sở, khai thác sự thiếu nhận thức của người tiêu dùng (đặc biệt là trẻ em), tính cả tin…
- Quảng cáo gian dối
Quảng cáo che giấu bản chất thực nhằm cạnh tranh không lành mạnh bao gồm quảng cáo gian dối hoặc quảng cáo ngầm được thực hiện thông qua các sự kiện bán hàng, trong các ấn phẩm bán hàng hoặc trên các phương tiện đại chúng khác bao gồm cả internet.
- Khuyến mại, cạnh tranh, rút thăm và trúng thưởng
Pháp luật có quy định cấm khuyến mại như giảm giá, tiền thưởng và tặng quà miễn phí nếu người bán không công bố các điều kiện tham gia theo một cách thức rõ ràng.
- Công kích uy tín của doanh nghiệp
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo hình thức này là hành vi làm mất uy tín hoặc bôi xấu hàng hóa, dịch vụ, các hoạt động hoặc cá nhân hoặc các sự kiện thương mại của đối thủ cạnh tranh.
- Khai thác hoặc xâm phạm công việc hoặc uy tín của người khác Khai thác uy tín của người khác, chào hàng hoặc dịch vụ bằng việc bắt chước hay mô phỏng hàng hóa hoặc dịch vụ của đối thủ cạnh tranh nhằm cạnh tranh không lành mạnh gây nhầm lẫn cho khách hàng và xáo trộn thị trường, sao chép tài liệu kỹ thuật cần thiết để mô phỏng theo phương thức bất chính.
- Cản trở đối thủ cạnh tranh một cách có hệ thống
Cản trở cạnh tranh bằng sự tẩy chay, chuyển nhượng khách hàng hoặc nhân viên, lạm dụng sức mạnh thị trường về phương diện cầu, cản trở việc sử dụng tên thương mại, phân biệt đối xử và bán hàng giá rẻ có hệ thống.
- Vi phạm luật điều chỉnh các hoạt động bán hàng
Vi phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động bán hàng được xem là cạnh tranh không lành mạnh nếu vi phạm các quy định pháp luật điều chỉnh hành vi trên thị trường theo lợi ích của những người tham gia thị trường. Ở đây chỉ áp dụng đối với các quy định điều chỉnh hành vi thị trường chứ không phải các quy định điều chỉnh sự gia nhập thị trường.
(2). Quảng cáo gây nhầm lẫn
Việc quyết định xem quảng cáo có gây nhầm lẫn hay không cần phải cân nhắc tất cả các đặc điểm và đặc biệt là các thông tin liên quan trong quảng cáo về đặc tính của hàng hóa hay dịch vụ, giá cả và cách thức tính giá và các điều kiện mà hàng hóa được cung ứng hay dịch vụ được cung cấp,…
(3). Quảng cáo so sánh
Về quảng cáo so sánh, Luật điều chỉnh cạnh tranh không lành mạnh của Đức đã được xây dựng dựa trên quan điểm Hướng dẫn của EC về quảng cáo so sánh; theo Phần 6 (1) của Luật Quảng cáo so sánh có nghĩa là "quảng cáo mà có thể nhận biết một cách rõ ràng". Quảng cáo so sánh bị cấm khi nó