KẾT LUẬN CHƢƠNG

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn tại Việt Nam (Trang 47 - 48)

Trải qua quãng thời gian thực thi hơn năm năm, Luật Cạnh tranh Việt Nam đã phát huy được vai trò của mình trong việc điều tiết và vận hành thị trường theo hướng phát triển lành mạnh, hiệu quả. Chế định pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh, trong đó bao gồm pháp luật về kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn với những quy định được cụ thể hoá trong Luật đã góp phần tạo lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, ngăn chặn các hiện tượng cạnh tranh và quảng cáo tiêu cực có thể xuất hiện trên thị trường. Tuy nhiên , mặc dù được thừa hưởng các tư tưởng pháp lý tiến bộ và rút kinh nghiệm từ quá trình xây dựng và thực thi Luật

Cạnh tranh của các quốc gia khác đã có Luật Cạnh tranh từ lâu đời, các quy định trong Luật cạnh tranh Việt Nam nói chung và các quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói riêng, trong đó có hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn, vẫn không tránh khỏi các bất cập khi được áp dụng vào thực tiễn nền kinh tế nước ta.

Không như nhóm các hành vi hạn chế cạnh tranh (là nhóm hành vi lần đầu tiên được quy định trong Luật cạnh tranh và chưa hề được quy định trong bất kỳ văn bản pháp luật nào khác tại Việt Nam), một số hành vi trong nhóm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã được quy định trong một số Luật chuyên ngành khác . Hơn nữa, các vấn đề liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh là các vấn đề có liên quan đến nhiều luật khác nhau, vì vậy công tác rà soát lại các quy định liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh nói chung và quảng gây nhầm lẫn nói riêng; đồng thời việc nghiên cứu và tìm hiểu về pháp luật kiểm soát hành vi này của các quốc gia trên thế giới là công tác rất cần thiết, nhằm tránh sự chồng chéo, bất hợp lý giữa các luật khác nhau quy định về cùng một vấn đề, góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý.

Chương 2

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn tại Việt Nam (Trang 47 - 48)