Dƣới góc độ pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn tại Việt Nam (Trang 83 - 89)

Trong những năm gần đây, hai trong số những hành vi được các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng để thực hiện cạnh tranh không lành mạnh là hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh và hành vi bán hàng đa cấp bất chính. Trong đó, nhóm các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh nói chung và quảng cáo gây nhầm lẫn nói riêng thuộc nhóm hành vi được phát hiện và xử lý nhiều nhất thời gian qua.

Đứng trước thực trạng hoạt động quảng cáo sản phẩm - dịch vụ của doanh nghiệp vi phạm quy định pháp luật cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường thời gian qua, cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh, cụ thể trong lĩnh vực này là Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương đã đẩy mạnh công tác điều tra, xử lý những vụ việc liên quan đến hành vi quảng

cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, trong đó phần lớn các vụ việc bị phát hiện và xử lý thuộc lĩnh vực quảng cáo gây nhầm lẫn.

Quảng cáo có thể nói là một trong những "vũ khí" chính của doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường vì những lợi thế mà nó đem lại như:

- Quảng cáo là một hình thức quảng bá sản phẩm, bán hàng tốt nhất hiện nay trong việc thúc đẩy kinh doanh trên thị trường, bởi việc quảng cáo dễ dàng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, là phương thức nhanh và hiệu quả để tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng. Đặc biệt là những quảng cáo mang tính chất thổi phồng với tính năng công dụng rất "cao siêu", dễ dàng dụ dỗ người tiêu dùng không hiểu biết, hoặc các quảng cáo mập mờ, gây khó hiểu dẫn đến sự nhầm lẫn của người tiêu dùng;

- Quảng cáo có thể thực hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau như quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo qua báo chí, tờ rơi, áp phích, trên bao bì sản phẩm, quảng cáo trên trang Web... Đây có thể được coi là lợi thế lớn nhất của quảng cáo so với các hành vi còn lại khi doanh nghiệp sử dụng để thực hiện cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường;

- Công tác quản lý nhà nước về quảng cáo và cấp phép quảng cáo còn chưa đầy đủ và đồng bộ. Có không ít những cơ quan truyền thông đã chưa thực hiện đúng các quy định về kiểm soát nội dung từ đó dẫn đến việc cho đăng tải nhiều nội dung quảng cáo quá mức, gian dối vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh cũng như các quy định pháp luật về quảng cáo khác. Mặt khác, "một số quy định trong Pháp lệnh về quảng cáo được ban hành từ năm 2001 đã cho thấy không còn thực sự phù hợp với bối cảnh và tình hình quản lý hiện nay, trong khi Dự thảo Luật Quảng cáo vẫn đang được đưa ra lấy ý kiến và dự kiến sẽ trình Quốc hội trong kỳ họp tới" [31].

Thời gian gần đây, hoạt động quảng cáo ở Việt Nam diễn ra rất sôi động. Tổng chi phí dành cho quảng cáo ước tính lên đến hàng trăm triệu USD mỗi năm, ngang bằng hoặc thậm chí lớn hơn vốn đầu tư về máy móc và xây

dựng cơ bản của doanh nghiệp. Cùng với đó, hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo ngày càng diễn ra kịch tính và nóng bỏng. Ở đó, những hành vi cạnh tranh không lành mạnh xuất hiện ngày càng nhiều từ cả hai phía, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, với một thực tế khó có thể phủ nhận là nội dung, chương trình các tiết mục quảng cáo hàng ngoại quốc hay hơn, thú vị hơn và hấp dẫn hơn so với quảng cáo của các doanh nghiệp Việt Nam. Nhận định chung, có thể nhận thấy những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo tồn tại chủ yếu dưới những hình thức như: Quảng cáo không trung thực; quảng cáo so sánh hay quảng cáo gây nhầm lẫn; … Nhắc đến những quy định về kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn trong lĩnh vực pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, không khó để nhận thấy những quy định cụ thể trong lĩnh vực này tồn tại không nhiều. Chế định pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong luật cạnh tranh chỉ dành hai khoản trong Điều 45 để luật hoá về hành vi quảng cáo này, với những quy định khá chung chung. Trong khi đó, Pháp lệnh về quảng cáo số 39/2001/PL-UBTVQH10 ngày 16/11/2001 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội không đề cập đến hành vi quảng cáo này. Nghị định số 24/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/3/2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh quảng cáo cũng chỉ đề cập đến hành vi này qua hình thức liệt kê một số hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quảng cáo tại Điều 3. Như vậy, khái niệm về thế nào là hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn không được đề cập cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật, mà hành vi này sẽ được vận dụng xử lý theo từng trường hợp cụ thể dựa trên những quy định pháp luật đã ban hành.

Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh được cụ thể hóa tại Điều 45 của Luật, với quy định cấm doanh nghiệp thực hiện một số hoạt động quảng cáo như so sánh trực tiếp hai hay nhiều loại hàng hóa, dịch vụ; bắt chước sản phẩm quảng cáo khác; đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn về một trong các nội dung liên quan đến thông tin về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ như giá cả, số lượng, chất lượng, công dụng của sản phẩm,...

Khoản 4 Điều 45 Luật cạnh tranh 2004 có quy định cấm các hoạt động quảng cáo khác mà pháp luật có quy định cấm. Đây là quy phạm mở, theo đó Luật cạnh tranh không chỉ cấm các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh được quy định nêu trên mà còn cấm các hoạt động quảng cáo khác được quy định trong các văn bản pháp luật khác nếu hành vi đó thỏa mãn các tiêu chí của cạnh tranh. Như vậy, các quy định pháp luật kiểm soát về hoạt động quảng cáo nói chung và quảng cáo gây nhầm lẫn nói riêng đã đưa ra một điều khoản "quét" hết sức cần thiết, dự trù những tình huống phát sinh trên thực tế để tránh tình trạng chỉ những hành vi bị liệt kê mới thuộc dạng bị xử lý, trong khi thiếu cơ sở pháp lý để điều chỉnh những hành vi phát sinh trong đời sống xã hội luôn vận động đa dạng. Điều khoản quét trên đã khắc phục được nhược điểm này.

Qua các nghiên cứu và phân tích ở trên, có thể rút ra một số nhận xét chung về thực trạng pháp luật quy định về cạnh tranh không lành mạnh, từ đó đưa ra những nhận xét về các quy định pháp luật kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn tại Việt Nam như sau:

* Những điểm đã đạt được:

Pháp luật cạnh tranh không lành mạnh Việt Nam nói chung cũng như pháp luật về kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn nói riêng đã được xây dựng theo đúng khuôn mẫu chung về cạnh tranh không lành mạnh của cộng đồng quốc tế, đã thực hiện tiếp thu có chọn lọc và theo tinh thần phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam . Từ khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh đến việc quy định các hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn, Luật đã có sự tiếp thu những quy định về chế định này trong Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đến các quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong pháp luật của nhiều nước có hệ thống pháp luật cạnh tranh phát triển như Hoa Kỳ, Canađa, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Dự án xây dựng Luật cạnh tranh đã được bắt đầu triển khai từ năm 2000, Luật bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2005, quá trình 5 năm chuẩn bị đã cho sự

ra đời một đạo luật tiến bộ , hiện đại và có chất lượng, về cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như các quy định pháp luật có liên quan của Việt Nam.

Tuy nhiên , cùng với xu hướng chung của thế giới , pháp luật cạnh tranh không lành mạnh của Việt Nam nói chung cũng như pháp luật về kiểm soát các hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn nói riêng cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các quy định trong đó tập trung vào các quy định mà sự hiệu quả , khả thi trong thực hiện đã được khẳng định cùng với việc bổ sung các quy định phù hợp với t rình độ phát triển kinh tế , môi trường kinh doanh của đất nước trong tương lai .

* Những điểm cần khắc phục:

Dù là một đạo luật hiện đại và tiến bộ, tuy nhiên những quy định về cạnh tranh không lành mạnh nói chung và kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn nói riêng vẫn bộc lộ những bất cập không tránh khỏi.

Thứ nhất, một số thuật ngữ về cạnh tranh không lành mạnh trong Luật

cạnh tranh, trong đó có thuật ngữ về quảng cáo gây nhầm lẫn chưa được định nghĩa cụ thể , điều này dẫn tới khó khăn trong việc diễn giải các quy định của pháp luật và gặp trở ngại khi áp dụng các quy định này vào thực tế do các thuật ngữ chưa được định nghĩa có thể dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau . Chẳng hạn như thuật ngữ "khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh". Đối với khái niệm này, dựa trên định nghĩa tại Điều 10bis Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp, nhiều nước đã cố gắng xây dựng khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh và định danh các hành vi cụ thể. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có được sự thống nhất giữa các học giả về cạnh tranh trên thế giới về khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Thứ hai, quy định về chế tài xử lý còn nhẹ , mức xử phạt hành chính

đối với các hành vi cạnh tra nh không lành mạnh nói chung và các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo gây nhầm lẫn nói riêng còn thấp , dẫn tới tính răn đe không cao, khó ngăn được các doanh nghiệp tái phạm hành vi vi phạm .

Theo quy định của Nghị định số 120/2005/NĐ-CP, thì mức xử phạt tối đa đối với một hành vi cạnh tranh không lành mạnh là 100.000.000 đồng. Nếu so sánh với mức xử phạt có thể đến 10% tổng doanh thu của năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của hành vi hạn chế cạnh tranh (có thể lên đến nhiều ngàn tỷ đồng…) thì các chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung và hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn nói riêng là rất chênh lệch. Thậm chí, mức xử phạt trên cũng rất thấp nếu so sánh với mức xử phạt vi phạm hành chính trong nhiều lĩnh vực khác: một số lĩnh vực được phạt tới 500.000.000 đồng, một số lĩnh vực phạt tới 1.000.000.000 đồng, thậm chí có lĩnh vực xử phạt theo cấp số nhân đối với giá trị hàng hóa vi phạm.

Cần lưu ý rằng, trong nhiều trường hợp, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể đem lại cho doanh nghiệp những khoản lợi tức thời rất lớn. Vì vậy, nếu mức xử phạt đối với hành vi vi phạm không đủ cao, không đủ nghiêm khắc, không đủ tính răn đe thì sẽ không khiến các doanh nghiệp đắn đo khi thực hiện các hành vi vi phạm.

Thứ ba, học hỏi từ phần kinh nghiệm quốc tế , các quốc gia như Hoa

Kỳ, Đài Loan, Nhật Bản đều có những quy định rất chi tiết và cụ thể về mỗi hành vi cạnh tranh không lành mạnh , và luôn kèm theo các văn bản hướng dẫn chi ti ết các loại hành vi này . Tuy nhiên , trong hệ thống pháp luật cạnh tranh Việt Nam , các hành vi cạnh tranh kh ông lành mạnh , trong đó bao gồm các hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn chỉ được diễn giải rất ngắn và đơn thuần trong Luật cạnh tranh mà không có các văn bản hướng dẫn chi tiết đi kèm. Đồng thời, cho đến nay tại Việt Nam, chưa có các công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề hướng dẫn chi tiết các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trong đó có hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn.

Do vậy, trong thời gian tới chúng ta cần:

Tiếp tục nghiên cứu các hành vi đang diễn ra trên thị trường, thỏa mãn tiêu chí quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh để

bổ sung vào các quy định hiện hành về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nhằm đáp ứng đòi hỏi thực tiễn của một nền kinh tế đang phát triển [28].

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn tại Việt Nam (Trang 83 - 89)