Diễn biến tình hình môi trường tại các thành phố nói riêng và Việt Nam nó

Một phần của tài liệu logistics xanh tại các thành phố ở việt nam (Trang 53 - 54)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.1.2. Diễn biến tình hình môi trường tại các thành phố nói riêng và Việt Nam nó

chung

Theo tờ báo Tuổi trẻ, Hà Nội trải qua đợt ô nhiễm không khí nặng nề, trong đó chất lượng không khí những ngày cuối năm 2019 xấu tới mức ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, số lượng người già, trẻ nhỏ nhập viện gia tăng. Đáng chú ý gần đây nhất, ô nhiễm không khí là vấn đề đáng báo động ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,... Trang quan trắc chất lượng không khí theo thời gian thực Air Visual cho thấy chỉ số AQI tại tất cả các điểm đều ở mức xấu tới rất xấu (từ 151 đến 300) Trang này thậm chí còn xếp Hà Nội vào thành phố ô nhiễm thứ hai thế giới với chỉ số AQI tím ngắt - 212 (số liệu tính đến 8h40 ngày 23/11/2019)

Hình 2.1. Thủ đô Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 2 trong các thành phố

Nguồn: Trang quan trắc chất lượng không khí theo thời gian thực Air Visual

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, đã xác định 12 nguồn gây ô nhiễm không khí. Đầu tiên liên quan đến chất thải của các nhà máy xung quanh Hà Nội. Nguồn gây ô nhiễm thứ hai liên quan đến chất thải từ xe máy, ô tô. Ông Chung cho biết đến nay Hà Nội có 6,1 triệu xe máy, 750.000 ô tô. Nguồn thứ ba liên quan đến các xe chở chất thải, phế thải, chở rác, cát sỏi. Tiếp đến là bụi bẩn từ quá trình xây dựng các công trình do quản lý không tốt, không che chắn đúng quy định...

Không chỉ ô nhiễm không khí, hiện nay, ở nước ta tình trạng quy hoạch các thành phố vẫn chưa được gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải,… Trong đó, tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TP HCM, các khu công nghiệp, khu đô thị, … tình trạng ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Cụ thể, theo ước tính trên tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có hơn 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Đối với các đô thị, chất thải rắn được thu gom chỉ rơi vào tỉ lệ khoảng 60% – 70% và cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết rác thải sinh hoạt cũng như chất thải dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,… chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên.

Một phần của tài liệu logistics xanh tại các thành phố ở việt nam (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w