5. Phương pháp nghiên cứu
3.2.2. Mục tiêu phát triển Logistics xanh tại các thành phố ở Việt Nam
Logistics xanh bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc giảm thiểu và đo lường tác động môi trường của các hoạt động Logistics. Các công ty nên chọn chiến lược Logistics và Logistics phù hợp với chính sách và mục tiêu kinh doanh của mình. Chiến lược này nên được áp dụng phù hợp với chi phí, thu nhập, công nghệ có sẵn, ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến môi trường và tất cả những thành phần tham gia trong Logistics. Logistics xanh nên được áp dụng theo cách giảm lượng khí thải car-bon và vận hành Logistics mà không làm gián đoạn nhu cầu của công ty và người dùng. Như vậy, mục tiêu của Logistics xanh là việc vận chuyển và giao nhận hàng
hóa, nguyên vật liệu và các nguồn lực vật chất khác với chi phí tối thiểu nhưng vẫn duy trì
được chất lượng cao nhất và tối thiểu hóa các tác động tới môi trường trong quá trình đó. Đó là mục đích để tạo ra giá trị doanh nghiệp bền vững dựa trên sự cân bằng giữa hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.
Việt Nam sẽ phát triển thị trường dịch vụ Logistics lành mạnh, thân thiện với môi trường tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, khuyến khích thu hút vốn đâu tư trong và ngoài nước phù hợp với pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Do vậy, trong Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm 2025, Chính phủ đã đặt ra những mục tiêu cụ thể và có ảnh hưởng tới Logistics Xanh tại đô thị:
Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành Dịch vụ Logistics vào GDP đạt 8% - 10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15% - 20%, chi phí Logistics giảm xuống tương đương 16% - 20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về Logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên. Với những số liệu này, ngành Logistics tại Việt Nam sẽ ngày một bền vững tạo tiền đề phát triển Logistics xanh.
Hình thành các doanh nghiệp dịch vụ Logistics đầu tàu, có đủ sức cạnh trang trên thị trong nước và quốc tế, đồng thời hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp dịch vụ Logistics theo phương châm hiện đại, chuyên nghiệp, thân thiện với môi trường, giảm thiểu ô nhiễm,...
Ứng dụng các công nghệ mới trong Logistics như sản xuất tinh gọn (lean production hay lean manufacturing), đào tạo nhân lực chuyên nghiệp, trình độ cao với sự hiểu biết về Logistics nói chung cũng như xanh hóa Logistics, góp phần thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, cấu trúc hoạt động sản xuất, thương mại của doanh nghiệp.
Hoàn thiện, bổ sung cơ chế chính sách cũng như quản lý của Nhà nước để hỗ trợ phát triển dịch vụ Logistics, tiến tới mục tiêu thân thiện môi trường, giảm thiểu ô nhiễm của Logistics xanh.
Với những mục tiêu của Logistics xanh, trong một buổi hội thảo Phát triển vận tải thủy nội địa theo hướng phát triển Logistics xanh ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Vụ trưởng Vụ Môi trường - Bộ Giao thông vận tải cho rằng Giao thông vận tải là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của Logistics xanh tại các thành phố, đóng góp không ít trong sự phát triển nền kinh tế Việt Nam. Để có thể thúc đẩy phát triển tăng
trưởng xanh, bền vững, phát triển vận tải thủy nội địa là cần thiết thì mục tiêu phải thực hiện là phát triển mạnh mẽ hạ tầng giao thông vận tải thủy, giảm thiểu triệt để phát thải thông qua việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường của mỗi cá nhân, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và phù hợp".
Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Nguyễn Thanh Hải cũng cho biết, để đáp ứng nhu cầu và đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế, Hà Nội đã ban hành Đề án “Quản lý và phát triển hoạt động Logistics trên địa bàn đến năm 2025”. Mục tiêu là phát triển Hà Nội thành một trong ba trung tâm Logistics lớn của cả nước và khu vực, đạt trình độ quốc tế, đóng góp ngày càng nhiều vào GRDP, đáp ứng nhu cầu luân chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu, trung chuyển và nội địa. Điều này sẽ góp phần giúp cho mục tiêu xanh hóa Logistics ngày càng gần hơn đối với các thành phố tại Việt Nam khi dần dần đã có những sự đầu tư nhất định đến từ phía Chính phủ Việt Nam.