5. Phương pháp nghiên cứu
3.3.2. Phát triển hạ tầng Logistcis theo hướng xanh
Có thể thấy cơ sở hạ tầng Logistics của Việt Nam còn yếu kém và là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc xanh hóa chuỗi cung ứng của mình. Do đó, đặt ra yêu cầu cho Chính phủ và các công ty tại Việt Nam cần tích cực và chủ động nghiên cứu và áp dụng những biện pháp và sáng kiến xanh về cơ sở hạ tầng Logistics từ kinh nghiệm phát triển cơ sở hạ tầng Logistics hướng tới tăng trưởng xanh của các nước trên thế giới.
Quy mô đầu tư
Cần mở rộng quy mô đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, nâng cao chất lượng đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển trong đó chú trọng phát triển hệ thống cảng biển và vận tải biển bởi phương thức vận tải đường biển có tiềm năng xanh hóa và giảm phát thải cao trong chuỗi cung ứng cũng như tận dụng những lợi thế về biển của Việt Nam.
Về vốn đầu tư, nhà nước cần bỏ vốn từ ngân sách, vốn viện trợ, vốn vay của các chính phủ, các tổ chức quốc tế... để xây dựng mới và cải tạo nâng cấp các cảng biển lớn, nạo vét luồng lạch, mua sắm các trang thiết bị, cải tạo và xây dựng mới hệ thống kho cảng, để cảng biển đủ sức tiếp nhận các tàu container thế hệ mới phù hợp với xu hướng phát triển hàng hải của thế giới và trở thành trung tâm luân chuyển và phân phối hàng hoá cho các khu vực. Các địa phương bỏ vốn xây dựng cảng biển địa phương, kinh phí đầu tư xây dựng cảng phải sử dụng đúng mục đích, tập trung theo quy hoạch phát triển. Nhà nước cần có những biện pháp kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển. Ngoài ra, chúng ta cần tích cực liên doanh, liên kết để tận dụng vốn và công nghệ hiện đại của nước ngoài.
Bên cạnh việc đầu tư phát triển cảng biển, cũng cần đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, đường cao tốc nối liền cảng biển với các trục đường chính, đẩy mạnh quá trình giải ngân tập trung hoàn thành các dự án, tránh tình trạng cảng đã hoàn thành mà hàng không thể vận chuyển tới nơi như hiện nay. Ngoài ra, cần đẩy mạnh việc cải thiện mạng lưới giao thông tích hợp để phát triển hình thức vận tải đa phương thức
Phát triển cảng biển bao gồm việc phát triển hệ thống cầu cảng, kho bãi, cảng thông quan nội địa (ICD), đầu tư các phương tiện xếp dỡ, phương tiện vận chuyển hàng hoá trong cảng cũng như phương tiện vận chuyển hàng hoá từ cảng thông quan nội địa đến cảng và ngược lại.. Phát triển Logistics cũng gắn với quá trình phát triển hàng hải, với sự phát triển của phương thức vận chuyển bằng container, đáp ứng yêu cầu nhanh chóng, an toàn, thân thiện với môi trường và hiệu quả mở rộng quy mô, đón đầu cơ hội trong tương lai, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển Logistics xanh.
Ngoài ra cũng cần quan tâm xây dựng và phát triển hệ thống cảng cạn. Hơn nữa, chúng ta cần phối hợp quy hoạch và hợp tác phát triển với các ngành đường bộ, đường sắt và đường sông trong việc xây dựng các khu đầu mối giao thông, các cảng cạn, kho chứa hàng, nhằm tạo điều kiện cho quy trình khép kín vận tải đa phương thức và Logistics một cách có hiệu quả.
Bên cạnh việc đầu tư phát triển cảng biển, cũng cần đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, đường cao tốc nối liền cảng biển với các trục đường chính, đẩy mạnh quá trình giải ngân tập trung hoàn thành các dự án, tránh tình trạng cảng đã hoàn thành mà hàng không thể vận chuyển tới nơi như hiện nay. Ngoài ra, cần đẩy mạnh việc cải thiện mạng lưới giao thông tích hợp để phát triển hình thức vận tải đa phương thức
Phát triển các tuyến vận tải và đội tàu vận chuyển
Đội tàu phải được phát triển theo hướng hiện đại hoá, thân thiện hóa, trẻ hoá và chuyên dụng hoá. Trong quá trình thực hiện cần kiểm tra, giám sát để đảm bảo hiệu quả của vốn đầu tư, tránh những tiêu cực phát sinh. Ngoài ra, cần xem xét giảm thuế nhập khẩu tàu biển để tạo điều kiện phát triển đội tàu.
Các trung tâm Logistics đô thị
Thứ ba, cần nâng cấp, xây mới các trung tâm Logistics và ứng dụng mô hình Logistics tại các thành phố trọng điểm để tập trung hàng xuất và phân phối hàng nhập khẩu hay thành phẩm. Phát triển hệ thống Logistics thành phố (City Logistics) cho các thành phố trọng điểm như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là các khu vực có vai trò quan trọng và then chốt trong phát triển kinh tế, có mức độ tập trung phát triển cao và có nhiều vấn đề nghiêm trọng về giao thông, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống như tiếng ồn, ô nhiễm không khí. City Logistics là một giải pháp sáng tạo nhằm phối hợp sử dụng các nguồn lực hiện có để giải quyết các khó
khăn do tốc độ gia tăng dân số và các phương tiện cá nhân vấn đề đã được thực hiện thành công ở các thành phố như Băng Cốc, Luân Đôn, Tokyo (Taniguchi et al, 2001). Logistics thành phố là hệ thống phối hợp các hình thức vận tải trong Logistics để tối ưu hóa môi trường thành phố, làm giảm chi phí vận tải và các chi phí có hại lên môi trường. Mô hình City Logistics mang lại môi trường tốt cho việc thúc đẩy hiệu quả, giảm thiểu chi phí vận hành Logistics nhưng không thể thiếu vai trò của chính phủ vì nó liên quan đến đầu tư lớn, các vấn đề pháp luật và chính sách quốc gia