5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.3. Bài học kinh nghiệm của Việt Nam
Thành lập và phát triển Logistics xanh là sự hội tụ của hiệu quả sản xuất xanh và tiêu dùng xanh, tuy nhiên khái niệm Logistics xanh ở Việt Nam còn khá mới mẻ. Vì vậy, trước tiên Nhà nước phải thực hiện tất cả các biện pháp về cơ sở pháp lý, bộ máy quản lý nhà nước, bộ máy truyền thông, hiệp hội doanh nghiẹp để thúc đẩy mạnh mẽ và ủng hộ phát triển Logistics xanh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tổ chức đào tạo cán bộ, thay đổi tư duy, quan niệm truyền thống của nhân viên, thiết lập một khái niệm Logistics mới đầy đủ, khuyến khích nhân viên mua sắm xanh, sản xuất xanh, tiếp thị xanh và triển khai các dự án logictics xanh. Cuối cùng, người tiêu dùng cần tăng cường không ngừng nâng cao nhận thức của họ về tiêu dùng xanh, và sử dụng nhận thức này để kích thích hành động tạo môi trường xanh của doanh nghiệp không chỉ 10 Phát triển logistics xanh tại việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - Luận văn thạc sĩ quốc tế - Lê Thị Bắc
trong chất lượng sản phẩm cuối cùng mà còn trong dịch vụ đi kèm, trong đó có Logistics giao nhận, vận tải.
Xây dựng hệ thống mạng lưới Logistics xanh tái chế tiên tiến và toàn diện đối với các nguồn tài nguyên tái tạo được. Mục đích là cải thiện việc tận dụng tài nguyên và xây dựng một xã hội tiết kiệm nguyên liệu hóa thạch. Sự phát triển của Logistics xanh nhất thiết phải có sự đổi mới và sử dụng công nghệ cao và thân thiện môi trường. Nếu các doanh nghiệp Logistics chỉ tập trung vào năng lực sản xuất mà không quan tâm đến năng lực đổi mới nó có thể làm cho các ngành công nghiệp Logistics chỉ ở cấp thấp, các công nghệ cốt lõi của họ và lợi ích hợp pháp luôn luôn có thể bị kiểm soát bởi người khác. Do đó, chính phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu phải được phối hợp chặt chẽ, đẩy nhanh việc thành lập hệ thống đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp, thúc đẩy thành tựu khoa học và công nghệ để chuyển đổi thực lực lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển Logistics xanh tại Việt Nam.
Từ kinh nghiệm thực tiễn từ các quốc gia, có thể nhận biết được bốn yếu tố tác động chính tới việc xây dựng hệ thống Logistics xanh trong vận tải hàng hóa gồm:
(1) Nhà cung cấp dịch vụ Logistics (công ty): Đây là yếu tố cần quan tâm nhất nếu muốn thực hiện hệ thống Logistics xanh vì thông thường dịch vụ Logistics xanh không đi kèm với lợi nhuận của công ty trong ngắn hạn, nghĩa là để thực hiện được Logistics xanh thì trong ngắn hạn các công ty sẽ phải tăng chi phí cho việc đầu tư công nghệ, phương tiện chuyên chở và một số yếu tố khác, chính điều này sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty. Do đó, nếu chỉ nhìn vào lợi ích có được trong ngắn hạn mà không nhìn xa trong dài hạn hoặc với một số công ty chưa đủ mạnh, có mục tiêu tăng trưởng mạnh trong ngắn hạn thì các nhà điều hành sẽ chọn việc làm khiến cho lợi nhuận của công ty lớn nhất có thể.
(2) Khách hàng: Để các công ty tự giác tham gia hệ thống Logistics xanh có lẽ là một điều khó thành hiện thực vì nếu không ai quan tâm tới vấn đề môi trường và đề nghị họ thực hiện thì không có lý do gì họ lại tự gia tăng chi phí cho mình, do đó, lúc này vai trò của khách hàng là rất quan trọng. Khách hàng có thể tác động lớn trong vấn đề giao nhận hàng của doanh nghiệp, bằng cách yêu cầu các sản phẩm cung cấp đi kèm hệ thống phương tiện vận tải sạch hoặc cách khác tương tự như vậy thì sẽ giảm thiểu được khí thải và buộc các nhà cung cấp thực hiện giải pháp xanh, mặc dù họ không muốn.
(3) Chính trị: Đây là yếu tố mạnh nhất. Nếu các công ty vẫn sử dụng công nghệ cũ mà không quan tâm tới vấn đề ô nhiễm môi trường thì những nhà làm chính trị, quản lý nhà nước có thể đưa ra các văn bản pháp luật quy định về tiêu chuẩn môi trường hay phương tiện, cơ sở hạ tầng nhà xưởng sử dụng để buộc các công ty phải tuân thủ và thực hiện xanh hóa dịch vụ Logistics của mình.
(4) Xã hội: Xã hội cũng có sức ép rất lớn đối với việc xây dựng hệ thống Logistics xanh tại các đô thị. Nếu công ty hoạt động kinh doanh không thân thiện với môi trường, các khách hàng của công ty hay thậm chí là các nhà làm chính trị chưa quan tâm tới vấn đề này thì việc xã hội quan tâm cũng sẽ khiến công ty bắt buộc phải quan tâm, và thực hiện, nếu không về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới uy tín kinh doanh của họ.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VỀ LOGISTICS XANH TẠI CÁC THÀNH PHỐ Ở VIỆT NAM 2.1. Một vài nét về thực trạng môi trường và lý do tại sao cần phát triển mô hình Logistics xanh tại các thành phố
2.1.1. Tình hình môi trường chung trên toàn thế giới
Cuộc sống hiện nay của con người đang bị đe dọa bởi vấn nạn ô nhiễm môi trường đang ngày một gia tăng. Chính vì thế môi trường là đang là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia trên toàn thế giới. Ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động liên tục. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất đang nóng lên gần 40 độ C so với nhiệt độ trong kỷ băng hà gần đây nhất, khoảng 13.000 năm trước. Nhưng trong vòng 100 năm qua thì nhiệt độ trung bình của Trái Đất đang có xu hướng tăng lên rõ rệt từ 0,6 đến 0,7 độ C và các nhà khoa học đang dự báo sẽ có khả năng tăng 1,4 đến 5,8 độ C trong vòng 100 năm tới. Thực trạng đáng báo động thông qua những con số khiến xã hội cũng phải quan ngại:
100.000 thú biển và rựa biển, 1.000.000 chim biển do bị vướng hay bị nghẹt thở bởi các loại rác bằng chất dẻo.
Chiếm đến 30 – 50% lượng CO2 thải ra từ quá trình đốt nguyên liệu hóa thạch bị đại dương hấp thụ. Việc thay đổi nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu CO2 của các phiêu sinh thực vật và nó sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái. Hơn 60% rạn san hô đang bị đe dọa bởi quá trình ô nhiễm nặng nề.
60% bờ biển Thái Bình Dương và 35% bờ biển Đại Tây Dương đang bị xói
mòn với tốc độ chóng mặt 1m/năm11.
Đặc biệt trong năm 2019, trên thế giới đã phải gánh chịu hậu quả từ các vụ cháy rừng vô cùng thảm khốc như cháy rừng ở Brazil (đặc biệt là rừng Amazon –lá phổi xanh của trái đất), hay gần đây nhất vụ cháy rừng ở Australia đã thiêu trụi 3,6 triệu hec-ta đất rừng, gây ra những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng,…
11http://cantho.gov.vn/wps/wcm/connect/sotnmt/sub+site/sitemenu/4+linhvucquanly/moitruong/de+trai +dat+mai+xanh
2.1.2. Diễn biến tình hình môi trường tại các thành phố nói riêng và Việt Nam nóichung chung
Theo tờ báo Tuổi trẻ, Hà Nội trải qua đợt ô nhiễm không khí nặng nề, trong đó chất lượng không khí những ngày cuối năm 2019 xấu tới mức ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, số lượng người già, trẻ nhỏ nhập viện gia tăng. Đáng chú ý gần đây nhất, ô nhiễm không khí là vấn đề đáng báo động ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,... Trang quan trắc chất lượng không khí theo thời gian thực Air Visual cho thấy chỉ số AQI tại tất cả các điểm đều ở mức xấu tới rất xấu (từ 151 đến 300) Trang này thậm chí còn xếp Hà Nội vào thành phố ô nhiễm thứ hai thế giới với chỉ số AQI tím ngắt - 212 (số liệu tính đến 8h40 ngày 23/11/2019)
Hình 2.1. Thủ đô Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 2 trong các thành phố
Nguồn: Trang quan trắc chất lượng không khí theo thời gian thực Air Visual
Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, đã xác định 12 nguồn gây ô nhiễm không khí. Đầu tiên liên quan đến chất thải của các nhà máy xung quanh Hà Nội. Nguồn gây ô nhiễm thứ hai liên quan đến chất thải từ xe máy, ô tô. Ông Chung cho biết đến nay Hà Nội có 6,1 triệu xe máy, 750.000 ô tô. Nguồn thứ ba liên quan đến các xe chở chất thải, phế thải, chở rác, cát sỏi. Tiếp đến là bụi bẩn từ quá trình xây dựng các công trình do quản lý không tốt, không che chắn đúng quy định...
Không chỉ ô nhiễm không khí, hiện nay, ở nước ta tình trạng quy hoạch các thành phố vẫn chưa được gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải,… Trong đó, tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TP HCM, các khu công nghiệp, khu đô thị, … tình trạng ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Cụ thể, theo ước tính trên tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có hơn 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Đối với các đô thị, chất thải rắn được thu gom chỉ rơi vào tỉ lệ khoảng 60% – 70% và cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết rác thải sinh hoạt cũng như chất thải dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,… chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên.
2.2. Luận cứ thực tiễn cần phát triển mô hình Logistics truyền thống theo hướngmô hình Logistics xanh tại các thành phố Việt Nam mô hình Logistics xanh tại các thành phố Việt Nam
2.2.1. Tác động tiêu cực của Logistics truyền thống
Trong quá trình vận chuyển và lưu thông hàng hóa, khí thải gây ra bởi hoạt động giao thông vận tải là một sự đe dọa lớn đến con người và môi trường. Theo thống kê của Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải, trong giai đoạn 2011- 2016, các hoạt động giao thông vận tải (GTVT) ở Việt Nam tiêu thụ khoảng:
30% tổng nhu cầu năng lượng quốc gia
60% tổng nhiên liệu tiêu thụ và tăng 10% mỗi năm
Hoạt động vận tải đường bộ tiêu thụ năng lượng lớn nhất, chiếm khoảng 68% tổng nhiên liệu của ngành; 90% nhiên liệu cho giao thông vận tải là xăng và dầu diesel (trong đó chỉ 0,3% nhiên liệu sạch)
Với việc tiêu thụ số lượng lớn nhiên liệu, các hoạt động giao thông vận tải đã phát thải lượng lớn khí nhà kính, làm gia tăng biến đổi khí hậu. Trung bình mỗi năm hoạt động giao thông vận tải phát thải khoảng 30 triệu tấn CO2 (Tạp chí Môi trường, 2019). Trong đó theo Báo Tài nguyên Môi trường, 2019:
Vận tải đường bộ chiếm tỷ trọng 85% lượng khí phát thải toàn ngành Vận tải đường thủy nội địa và ven biển chiếm 10%,
Vận tải hàng không 5% 12
12 http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-phat-thai-nganh-van-tai-viet-nam-va-goi-y-giai-phap- 68375.htm
2.2.2. Lý do cần áp dụng Logistics xanh
Do đó, “Logistics xanh” ra đời nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường của Logistics. Cụ thể, Logistics xanh mô tả tất cả những nỗ lực để đo lường và giảm thiểu các tác động sinh thái của hoạt động Logistics. Điều này bao gồm tất cả những hoạt động phía trước và sau của dòng sản phẩm, thông tin và dịch vụ giữa điểm xuất phát và điểm tiêu thụ. Nó là mục tiêu để tạo ra một giá trị bền vững của các doanh nghiệp khi cân bằng giữa kinh tế và môi trường. “Logistics xanh” chủ yếu đề cập đến các vấn đề môi trường liên quan đến vận chuyển, xử lý và lưu trữ nguyên vật liệu, kiểm soát hàng tồn kho, kho bãi, đóng gói, và các quyết định phân bổ vị trí cơ sở. Hay nói cách khác, hệ thống Logistics xanh phải xanh hóa tất cả các khâu từ quản lý, hệ thống thông tin, nguồn cung ứng, sản xuất, vận chuyển, phân phối, đóng gói, quy trình phân phối và tái chế rác thải Với mục đích này, các tổ chức, doanh nghiệp cố gắng giữ gìn hệ sinh thái trong khi thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của họ với chi phí thấp nhất có thể. Và để làm được vậy, Logistics xanh yêu cầu sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các nhân tố: chính phủ, cộng đồng và doanh nghiệp. Nếu thiếu chỉ một yếu tố cấu thành trên trong hệ thống thì Logistics xanh sẽ không đạt được hiệu quả.
Theo Vietnam Logistics Review, hiện nay sự phát triển kinh tế gắn liền với các hoạt động cân bằng sinh thái môi trường đang trở thành một xu hướng tất yếu và là một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển bền vững. Các hoạt động từ ngành Logistics đang là những tác nhân ảnh hưởng đến môi trường, và ngành Logistics đang là ngành đi tiên phong trong công cuộc bảo vệ môi trường. Và thực tế, nếu không thực hiện được các tiêu chí về môi trường, các doanh nghiệp sẽ dần bị đào thải khỏi các hoạt động kinh doanh và hoạt động thương mại, vì vậy các dự án Logistics xanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Việt nam và các thanh phố lớn có nhiều khu công nghiệp làm vệ tinh. Đặc biệt, Vận tải là một trong những lĩnh vực chủ chốt ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế của Việt Nam. Vì vậy, việc đầu tư cho ngành Logistics được đưa lên làm vấn đề quan tâm hàng đầu. Bên cạnh đó, vấn đề môi trường cũng chịu tác động thông qua quá trình vận hành của Logistics. Vì vậy thay vì sử dụng Logistics truyền thống tiêu tốn nhiều năng lượng và nhiên vật liệu thậm chí tác động tiêu cực đến môi trường như ô nhiễm khí thải ô nhiễm rác thải, sử dụng kho bãi thiết kế chưa thân thiện môi trường thì các doanh nghiệp nên hướng tới mô hình Logistics xanh để
đảm bảo phát triển kinh tế bên vững cũng như bảo vệ môi trường tại địa bàn Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.
2.2.3. Một số lợi ích thực tế của Logistics xanh
Cụ thể, Công ty Cổ phần Vinalines Logistics Vietnam đã đề ra những lợi ích trong việc sử dụng Logistics xanh như sau:
Lợi ích kinh tế: tiết kiệm từ giảm chi phí năng lượng, hạn chế lãng phí tăng giá tri thương hiệu.
Lợi ích xã hội: giảm lãng phí nguyên vật liệu thô, giảm khí thải tạo môi trường sống bền vững.
Tối đa hóa địa điểm và thời gian
Hiệu quả kinh tế gắn liền với môi trường và xã hội
Với trách nhiệm về môi trường và xã hội, công ty đã áp dụng các biện pháp và thực thi nó từ việc hình thành ý thức tư duy trong mỗi cán bộ công nhân viên và đầu tư cải tiến hệ thống sao cho tối ưu.
Về quản lý và vận hành:
Phương thức vận tải xanh hơn nhờ: sử dụng nhiều phương thức vận tải (vận tải đa phương thức) và sử dụng phương tiện vận tải xanh;
Vận tải bằng đường thủy tạo ra lượng khí thải thấp hơn 4-5 lần, đường sắt thấp hơn 7-8 lần so với đường bộ.
Thiết kế hệ thống kho bãi sử dụng năng lượng hiệu quả, khai thác năng lượng xanh, thiết kế công trình bền vững, đạt tiêu chuẩn ĐTM (đánh giá tác động môi trường).
Ứng dụng Logistics ngược nhằm tạo chi phí thấp, tận dụng tối đa nguyên liệu, đảm bảo xử lý tốt hàng hóa khi khách hàng trả lại và giảm thiểu rác thải. 13
2.3. Tình hình phát triển Logistics xanh tại các thành phố Việt Nam
Thực trạng Logistics xanh tại Việt Nam nói chung đang có những chuyển biến tích cực tuy vẫn tồn tại nhiều mặt hạn chế. Theo Vietnam Logistics Review, hiện Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số quy định pháp lý quan trọng, làm cơ sở cho sự phát triển của hoạt động Logistics nói chung và Logistics xanh nói riêng.
Logistics xanh có một vai trò quan trọng trong quá trình thương mại, vận chuyển và giao hàng. Cả thế giới đang đứng trước lo ngại về khí thải car-bon dioxide trong việc chuyển hàng hóa. Trước đây, nhiều ngành giao thông vận tải đã chuyển sử dụng