5. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Hoàn thiện pháp luật và chính sách của Nhà nước hỗ trợ Logistics xanh
Để có thể phát triển tốt Logistics xanh thì sự hỗ trợ về chính sách và pháp luật có vai trò hết sức quan trọng. Do đó chính phủ cần xây dựng hành lang, khung pháp lý mở và chọn lọc, đảm bảo tính nhất quán, thông thoáng và hợp lý trong các văn bản, quy định liên quan đến lĩnh vực Logistics xanh với mục đích tạo cơ sở cho một thị trường Logistics xanh minh bạch.
Trước tiên, Chính phủ cần đưa ra các quy định về kiểm soát ô nhiễm không khí, điều chỉnh phát thải khí thải, hạn chế lượng khí NO2 từ các phương tiện vận tải nhằm hạn chế các loại phương tiện trên đường, thúc đẩy các doanh nghiệp lựa chọn các phương tiện đạt tiêu chuẩn về phát thải và tiếng ồn. Điển hình nhất về hành động của Chính phủ Việt Nam trong việc hỗ trợ Logistics Xanh chủ yếu là ở vấn đề vận tải. Chính phủ nên tiếp tục hoàn thiện chính sách phát triển ngành Vận tải theo hướng giảm phát thải CO2 và ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngành Vận tải Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện và ban hành chính sách ngành vận tải trong điều kiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn đoạn 2016-2020 sắp kết thúc. Triển khai những giải pháp như quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải theo hướng giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Lồng ghép công tác giảm nhẹ khí phát thải nhà kính vào các quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư, phát triển
giao thông vận tải. Ngành giao thông vận tải cũng cần ban hành chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia tài trợ về tài chính cho việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Bên cạnh đó ngành Vận tải cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân về các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong giao thông vận tải. Phổ biến thông tin đến các doanh nghiệp vận tải, lái xe và người tham gia giao thông về các giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, như hạn chế phương tiện cá nhân, sử dụng nhiên liệu sinh học, nhiên liệu sạch.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp lựa chọn phương thức vận tải thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả Logistics của doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí Logistics cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Cụ thể như: đưa ra các chính sách chế tài có lộ trình cho việc chuyển đổi các phương tiện vận tải không đảm bảo tiêu chuẩn; Quy định về bằng cấp chứng chỉ đào tạo bắt buộc cho người điều khiển phương tiện về tiết kiệm năng lượng, an toàn và xanh hóa môi trường.
Ngoài ra, Chính phủ cần đưa ra các chính sách khuyến khích đẩy mạnh việc sử dụng đường sắt, đường biển và thủy nội địa trong vận tải hàng; Chính sách quy định về bao bì xanh, rác thải xanh đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh kho hàng; Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách về môi trường, trợ cấp và hỗ trợ về thuế, chính sách cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp thực hiện chuỗi cung ứng xanh và Logistics xanh nhằm khuyến khích các doanh nghiệp.
Có chính sách khuyến khích Doanh nghiệp Logistics trong và ngoài nước đầu tư, tập trung vào các khu công nghiệp Logistics xanh và hiện đại (Làng vận tải hay Trung tâm Logistics có quy mô lớn) – Đây là biện pháp quan trọng để xanh hóa các hoạt động Logistics, mô hình mà ở Việt Nam hầu như chưa có. Xây dựng các thị trường Logistics tại các địa phương và thành phố có lợi thế phát triển, hướng tới một lĩnh vực Logistics xanh, văn minh, hiện đại, xanh hóa hệ thống cảng biển Việt Nam
Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số quy định pháp lý quan trọng, làm cơ sở cho sự phát triển của hoạt động Logistics nói chung và Logistics xanh nói riêng gồm: Thông tư số 16/2010/TT-BGTVT ngày 30/6/2010, quy định về các dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không có báo cáo đánh giá tác động môi trường; Quyết định số 855/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 06/6/2011 với mục tiêu kiểm soát, phòng
ngừa, hạn chế gia tăng ô nhiễm môi trường, hướng tới xây dựng hệ thống giao thông vận tải bền vững; Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Chính phủ về chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, trong đó đề cập đến việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải theo hướng bền vững, giảm lượng phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Tuy nhiên do bối cảnh phát triển logictics tại các thành phố, trung tâm đô thị lớn diễn ra nhanh tróng và quy mô lớn. Vì vậy, việc cần thiết là sớm rà soát, sửa đổi, bổ sung thêm các quy định về Logistics thân thiện môi trường, quy chuẩn, tiêu chuẩn khí thải, mật độ diện tích xây dựng kho bãi, nhà xưởng sản xuất.
Logistics xanh chỉ phát triển hiệu quả trên cơ sở có sự hỗ trợ của luật pháp các lĩnh vực liên quan như luật lệ về giao thông vận tải, thương mại điện tử …Vì vậy, để hỗ trợ tốt cho Logistics xanh phát triển thì ngoài việc xây dựng và ban hành luật về Logistics nhà nước cần ban hành các luật lệ hỗ trợ để tạo môi trường thuận lợi cho phát triển Logistics.
Đặc biệt, cần có những chính sách đặc thù riêng cho một số thành phố lớn như Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng về quản lý đầu tư phát triển Logistics xanh.
Để làm tốt việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh, Nhà nước cần rà soát, đánh giá những điểm chưa phù hợp của nghị định quản lý phát triển Logistics, những bất cập, phát sinh trong quá trình quản lý đầu tư phát triển Logistics để xây dựng hệ thống pháp luật không chồng chéo, hạn chế kẽ hở, chống xung đột giữa các luật liên quan.
Cần có biện pháp quản lý đầu tư phát triển Logistics xanh tại đô thị có hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững để Thủ đô Hà Nội và các thành phố lớn có các khu Logistics xanh - thông minh - hiện đại cũng như kết nối giao thông thuận tiện chú trọng giao thông xanh, hạ tầng kỹ thuật xanh và đồng bộ, môi trường Logistics xanh, hài hòa nhất và tốt nhất.
Chính phủ cần ban hành các văn bản về kiểm tra, giám sát quá trình quản lý thực hiện đầu tư phát triển Logistics xanh với tính chất đặc thù cho Thủ đô Hà Nội một số thành phố lớn trong thời gian tới. Cần có chính sách đầu tư phát triển Logistics xanh hợp lý, xây dựng các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư, đẩy mạnh công tác thanh tra,
kiểm tra, giám sát và có chế tài xử lý vi phạm về đầu tư phát triển Logistics xanh kém hiệu quả.