5. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Tác động tiêu cực của Logistics truyền thống
Trong quá trình vận chuyển và lưu thông hàng hóa, khí thải gây ra bởi hoạt động giao thông vận tải là một sự đe dọa lớn đến con người và môi trường. Theo thống kê của Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải, trong giai đoạn 2011- 2016, các hoạt động giao thông vận tải (GTVT) ở Việt Nam tiêu thụ khoảng:
30% tổng nhu cầu năng lượng quốc gia
60% tổng nhiên liệu tiêu thụ và tăng 10% mỗi năm
Hoạt động vận tải đường bộ tiêu thụ năng lượng lớn nhất, chiếm khoảng 68% tổng nhiên liệu của ngành; 90% nhiên liệu cho giao thông vận tải là xăng và dầu diesel (trong đó chỉ 0,3% nhiên liệu sạch)
Với việc tiêu thụ số lượng lớn nhiên liệu, các hoạt động giao thông vận tải đã phát thải lượng lớn khí nhà kính, làm gia tăng biến đổi khí hậu. Trung bình mỗi năm hoạt động giao thông vận tải phát thải khoảng 30 triệu tấn CO2 (Tạp chí Môi trường, 2019). Trong đó theo Báo Tài nguyên Môi trường, 2019:
Vận tải đường bộ chiếm tỷ trọng 85% lượng khí phát thải toàn ngành Vận tải đường thủy nội địa và ven biển chiếm 10%,
Vận tải hàng không 5% 12
12 http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-phat-thai-nganh-van-tai-viet-nam-va-goi-y-giai-phap- 68375.htm
2.2.2. Lý do cần áp dụng Logistics xanh
Do đó, “Logistics xanh” ra đời nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường của Logistics. Cụ thể, Logistics xanh mô tả tất cả những nỗ lực để đo lường và giảm thiểu các tác động sinh thái của hoạt động Logistics. Điều này bao gồm tất cả những hoạt động phía trước và sau của dòng sản phẩm, thông tin và dịch vụ giữa điểm xuất phát và điểm tiêu thụ. Nó là mục tiêu để tạo ra một giá trị bền vững của các doanh nghiệp khi cân bằng giữa kinh tế và môi trường. “Logistics xanh” chủ yếu đề cập đến các vấn đề môi trường liên quan đến vận chuyển, xử lý và lưu trữ nguyên vật liệu, kiểm soát hàng tồn kho, kho bãi, đóng gói, và các quyết định phân bổ vị trí cơ sở. Hay nói cách khác, hệ thống Logistics xanh phải xanh hóa tất cả các khâu từ quản lý, hệ thống thông tin, nguồn cung ứng, sản xuất, vận chuyển, phân phối, đóng gói, quy trình phân phối và tái chế rác thải Với mục đích này, các tổ chức, doanh nghiệp cố gắng giữ gìn hệ sinh thái trong khi thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của họ với chi phí thấp nhất có thể. Và để làm được vậy, Logistics xanh yêu cầu sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các nhân tố: chính phủ, cộng đồng và doanh nghiệp. Nếu thiếu chỉ một yếu tố cấu thành trên trong hệ thống thì Logistics xanh sẽ không đạt được hiệu quả.
Theo Vietnam Logistics Review, hiện nay sự phát triển kinh tế gắn liền với các hoạt động cân bằng sinh thái môi trường đang trở thành một xu hướng tất yếu và là một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển bền vững. Các hoạt động từ ngành Logistics đang là những tác nhân ảnh hưởng đến môi trường, và ngành Logistics đang là ngành đi tiên phong trong công cuộc bảo vệ môi trường. Và thực tế, nếu không thực hiện được các tiêu chí về môi trường, các doanh nghiệp sẽ dần bị đào thải khỏi các hoạt động kinh doanh và hoạt động thương mại, vì vậy các dự án Logistics xanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Việt nam và các thanh phố lớn có nhiều khu công nghiệp làm vệ tinh. Đặc biệt, Vận tải là một trong những lĩnh vực chủ chốt ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế của Việt Nam. Vì vậy, việc đầu tư cho ngành Logistics được đưa lên làm vấn đề quan tâm hàng đầu. Bên cạnh đó, vấn đề môi trường cũng chịu tác động thông qua quá trình vận hành của Logistics. Vì vậy thay vì sử dụng Logistics truyền thống tiêu tốn nhiều năng lượng và nhiên vật liệu thậm chí tác động tiêu cực đến môi trường như ô nhiễm khí thải ô nhiễm rác thải, sử dụng kho bãi thiết kế chưa thân thiện môi trường thì các doanh nghiệp nên hướng tới mô hình Logistics xanh để
đảm bảo phát triển kinh tế bên vững cũng như bảo vệ môi trường tại địa bàn Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.
2.2.3. Một số lợi ích thực tế của Logistics xanh
Cụ thể, Công ty Cổ phần Vinalines Logistics Vietnam đã đề ra những lợi ích trong việc sử dụng Logistics xanh như sau:
Lợi ích kinh tế: tiết kiệm từ giảm chi phí năng lượng, hạn chế lãng phí tăng giá tri thương hiệu.
Lợi ích xã hội: giảm lãng phí nguyên vật liệu thô, giảm khí thải tạo môi trường sống bền vững.
Tối đa hóa địa điểm và thời gian
Hiệu quả kinh tế gắn liền với môi trường và xã hội
Với trách nhiệm về môi trường và xã hội, công ty đã áp dụng các biện pháp và thực thi nó từ việc hình thành ý thức tư duy trong mỗi cán bộ công nhân viên và đầu tư cải tiến hệ thống sao cho tối ưu.
Về quản lý và vận hành:
Phương thức vận tải xanh hơn nhờ: sử dụng nhiều phương thức vận tải (vận tải đa phương thức) và sử dụng phương tiện vận tải xanh;
Vận tải bằng đường thủy tạo ra lượng khí thải thấp hơn 4-5 lần, đường sắt thấp hơn 7-8 lần so với đường bộ.
Thiết kế hệ thống kho bãi sử dụng năng lượng hiệu quả, khai thác năng lượng xanh, thiết kế công trình bền vững, đạt tiêu chuẩn ĐTM (đánh giá tác động môi trường).
Ứng dụng Logistics ngược nhằm tạo chi phí thấp, tận dụng tối đa nguyên liệu, đảm bảo xử lý tốt hàng hóa khi khách hàng trả lại và giảm thiểu rác thải. 13
2.3. Tình hình phát triển Logistics xanh tại các thành phố Việt Nam
Thực trạng Logistics xanh tại Việt Nam nói chung đang có những chuyển biến tích cực tuy vẫn tồn tại nhiều mặt hạn chế. Theo Vietnam Logistics Review, hiện Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số quy định pháp lý quan trọng, làm cơ sở cho sự phát triển của hoạt động Logistics nói chung và Logistics xanh nói riêng.
Logistics xanh có một vai trò quan trọng trong quá trình thương mại, vận chuyển và giao hàng. Cả thế giới đang đứng trước lo ngại về khí thải car-bon dioxide trong việc chuyển hàng hóa. Trước đây, nhiều ngành giao thông vận tải đã chuyển sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sản xuất các sản phẩm sang các nguồn năng lượng bao gồm năng lượng điện, năng lượng gió và sử dụng năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, ở phạm vi rộng, ngành giao thông vận tải phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu không thể tái tạo cùng với các khí thải ra car-bon dioxide. Vì vậy, theo các chuyên gia, Logistics xanh có thể được ứng dụng trong các công ty qua các quy trình mua hàng, quy trình sản xuất, quản lý kho, quản lý vận tải và dịch vụ chuyển phát (EMS: express mail service).
Hình 2.2: Các quy trình mua hàng, quy trình sản xuất, quản lý kho, quản lý vận tải và EMS
Nguồn: Abivin
Đặc biệt, Giao thông đô thị là hoạt động nằm ở trung tâm của mô hình Logistics đô thị và logistcics thương mại điện tử, do đó vận chuyển hàng hóa và sự di chuyển của người dân trong thành phố được coi là cốt lõi của Logistics đô thị. Hiện tại đối với việc tiết kiệm nhiên liệu đối với phương tiện vận chuyển thì các bộ, ban ngành nhà nước cũng đã có những quan tâm sâu sắc. Nhà nước vẫn đang quan tâm đến vấn đề sử dụng nguồn nguyên liệu đặc biệt trong sản xuất cung ứng ưu tiên sử dụng phương tiện giao thông tiết kiệm năng lượng; khai thác và mở rộng ứng dụng khí hóa lỏng, khí thiên nhiên, điện, nhiên liệu hỗn hợp, nhiên liệu sinh học thay thế xăng, dầu và đặc
biệt các dự án mới về sử dụng xe sạc điện, hệ thống tàu điện vận tải trong đô thị, hệ thống vận tải nội thủy và tàu nhanh trên cao sử dụng điện năng.
Cụ thể, tại TP. Hồ Chí Minh đã đưa xe buýt sử dụng nhiên liệu khí nén thiên nhiên (CNG) vào trong hoạt động nhằm giảm ô nhiễm môi trường. Không chỉ vậy, còn rất nhiều các đơn vị kinh doanh vận tải khác xem việc tiết kiệm nhiên liệu nhằm bảo vệ môi trường phục vụ cho mục đích cuối cùng Logistics xanh là nòng cốt.
2.3.1. Tình hình Logistics xanh trong sản xuất tại các thành phố
Đối với ngành công nghiệp sản xuất hiện đại, tốc độ của Logistics sản phẩm là một yếu tố vô cùng quan trọng – đây là điểm vượt trội định vị sự khác biệt cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, tăng tốc độ cho Logistics nhưng vẫn đảm bảo giữ được môi trường không ô nhiễm, đảm bảo được sức khỏe cho người dân các thành phố được coi là vấn đề hàng đầu. Trước vấn đề này, các doanh nghiệp, tổ chức cũng đã có những ứng dụng vô cùng tích cực khi sử dụng Logistics xanh trong sản xuất tại các thành phố.
Các doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược sản xuất tinh gọn (lean production hay lean manufacturing) – là phương thức quản lý sản xuất, một phương thức áp dụng Logistics trong nội bộ doanh nghiệp sản xuất. Nền tảng của mô hình này là giảm tối đa các loại “thừa, bất hợp lý” trong quá trình sản xuất để toàn bộ các công đoạn trong quá trình sản xuất hoạt động ăn khớp, nhịp nhàng, từ đó đem lại hiệu quả cao nhất.
Thậm chí, một số doanh nghiệp tổ chức đã có phương pháp sử dụng nguyên liệu có thể tái sử dụng, tái chế để làm kệ, pallet, bao bì đóng gói. Việc tận dụng sử dụng các nguyên liệu tái sử dụng là một vấn đề quan trọng trong việc tối ưu, cắt giảm chi phí Logistics
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, tình trạng quy hoạch các thành phố vẫn chưa được gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải, và khí thải ra môi trường… Vì vậy, các doanh nghiệp, khu công nghiệp hướng tới hành động hạn chế xả thải trực tiếp ra môi trường, nhất là với chất thải chưa được xử lý. Trong những năm gần đây, hoạt động xả thải ra môi trường có những diễn biến phức tạp. Tại các khu công nghiệp, khu chế xuất lớn các doanh nghiệp đang cố ý thực hiện hành động xả thải trực tiếp ra môi trường khiến cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp đang chú ý đến lợi nhuận mà quên đi ý thức bảo vệ môi trường. Việc xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường là việc làm cần thiết nhằm bảo vệ sự phát
triển bền vững của doanh nghiệp và bảo vệ môi trường – đi đúng hướng theo phát triển bền vững của Logistics xanh.
Vấn đề thiết kế hệ thống nhà xưởng phục vụ sản xuất chưa quan tâm đến vấn đề xanh trong khu sản xuất. Tỷ lệ diện tích dành cho môi trường xanh còn rất thấp, diện tích nhà xưởng rộng, mang tính liên hoàn thuận tiện cho quy trình Logistics nội bộ trong sản xuất nhưng vô tình đã gây ra hiện tượng hạn chế ánh sáng, không khí, độ thông thoáng với môi trường gây lên hiện tượng tăng nhiệt độ, tăng độ ẩm, ô nhiễm khí bụi công nghiệp trong môi trường sản xuất.
2.3.2. Tình hình Logistics xanh trong vận tải tại các thành phố
Giao thông vận tải trong hoạt động Logistics đảm nhiệm công tác vận chuyển xuyên suốt trong cả Logistics, từ việc đưa máy móc đến khai thác nguyên liệu đầu vào, nguyên liệu đầu vào về tập trung tại nhà xưởng, vận chuyển hàng hóa sản phẩm qua các khâu chế biến, cho đến phân phối hàng hóa đến các đại lý và đến tay người tiêu dùng. Sự cải thiện chất lượng đường sá liên tục, xây dựng mới các tuyến đường vượt và cao tốc cùng với sự ra đời của nhiều loại phương tiện giao thông mới, giảm thiểu sử dụng năng lượng là một gợi ý, một tiềm năng quan trọng cho tiến trình xanh hóa Logistics. So sánh tính thân thiện với môi trường của các phương thức vận tải đặt ra yêu cầu cho các nhà quản lý ra các phải xanh hóa giao thông vận tải trong Logistics. Chuyển đổi phương thức vận tải từ đường bộ sang đường sắt và đường thủy, đường biển có thể giảm lưu lượng vận chuyển và tối ưu hóa toàn bộ quá trình vận chuyển. Ngoài ra, với tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay, nhiều phương tiện vận tải sử dụng các nguồn nguyên / nhiên liệu thay thế thân thiện hơn với môi trường đã được sáng chế, như là xe điện, tàu thủy, tàu biển chạy diesel sinh học,…Đây là những gợi ý quan trọng để giảm thiểu lượng nhiên liệu tiêu tốn cũng như xử lý khí thải trong quá trình vận chuyển.14
Chất lượng giao thông vận tải và công nghệ thông tin, kho bãi hỗ trợ xuyên suốt và đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho hoạt động Logistics. Sự đầy đủ hay thiếu hụt và tính thân thiện với môi trường của bản thân từng loại trên thể hiện tiềm năng xanh hóa, hoặc yêu cầu bắt buộc phải xanh hóa trong từng khâu, hỗ trợ việc nhà quản lý đưa ra quyết định lựa chọn xanh hóa phần nào trong Logistics.
14 PGS.TS. Vũ Anh Dũng - Cơ sở hạ tầng Logistics với việc thực hiện chuỗi cung ứng xanh của doanh nghiệp ( page 5-6 )
Sau hơn 30 năm đổi mới nền kinh tế, hệ thống hạ tầng vận tải Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Từ một hệ thống kết cấu hạ tầng kém cả về số lượng và chất lượng, đến nay kết cấu hạ tầng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam vẫn luôn xếp vào hàng yếu kém về chất lượng, lạc hậu về trình độ kỹ thuật công nghệ so với yêu cầu phát triển và so cả với nhiều nước trong khu vực. Việt Nam sở hữu một hệ thống giao thông vận tải với đầy đủ các loại hình vận tải bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không:
Bảng 2.1 Xếp hạng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Việt Nam, 2013
Nguồn: Số liệu từ Tổng cục đường bộ Việt Nam, Tổng cục đường sắt Việt Nam, Tổng cục Hải quan Việt Nam, Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam, Tổng cục thống kê, Diễn đàn kinh tế thế giới (2013)
Kết quả khảo sát các doanh nghiệp Logistics cho thấy, các doanh nghiệp sử dụng linh hoạt và đa dạng các loại hình vận tải trong hoạt động Logistics của mình. Nhiều doanh nghiệp sử dụng đồng thời các phương thức như xe tải-máy bay hoặc xe tải – tàu biển. Xe tải là phương tiện vận chuyển hàng hóa chủ yếu (81,8%) tiếp theo là máy bay (72,7%) và tàu biển (63,6%). Số lượng doanh nghiệp vận tải hàng hóa bằng tàu hỏa, sà lan rất ít. Kết quả này bao gồm cả các doanh nghiệp đồng thời sử dụng nhiều phương thức vận tải. Ngoài ra, tất cả doanh nghiệp được khảo sát đều sử dụng nguồn nhiên
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng phương tiện vận tải của các doanh nghiệp
Nguồn: Vũ Anh Dũng (2015), Cơ sở hạ tầng Logistics với việc thực hiện chuỗi cung ứng xanh của doanh nghiệp
Chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải (CSHT GTVT) của Việt Nam ảnh hưởng đến mức độ xanh hóa trong vận tải xanh. Vì vậy, để đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Việt Nam, chúng ta sử dụng các tiêu chí bao gồm: Mức độ ùn tắc, tính kết nối với các CSHT khác, vòng đời sử dụng, mức độ vận hành, vị trí và mức độ phân bổ và số lượng CSHT GTVT. Theo các tiêu chí đó, mức độ ùn tắc là yếu tố tác động đến mức độ xanh hóa Logistics của 81,8% doanh nghiệp. Tiếp đó là tính kết nối giữa các loại cơ sở hạ tầng giao thông vận tải (63,6%), vị trí và mức độ phân bổ (54,5%). Các yếu tố như số lượng CSHT và vòng đời sử dụng ít ảnh hưởng tới mức độ xanh hóa Logistics tại Việt Nam.
Mặc dù vận tải đường sắt và đường biển được coi là hai phương thức vận tải ít ô