5. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Định hướng phát triển Logistics xanh tại các thành phố ở Việt Nam
Logistics xanh giúp cắt giảm chi phí và giành được khách hàng. Các công ty Logistics đang tích hợp các nỗ lực, cải tiến, ứng dụng mang tính bền vững vào chiến lược chung của họ bằng cách giữ cho môi trường xanh và loại bỏ ô nhiễm. Xu hướng này thường được gọi là Green Logistics. Điều này không chỉ giúp ích cho môi trường mà còn tăng cường danh tiếng của công ty, giảm chi phí chuỗi cung ứng và quan trọng nhất là tăng lòng trung thành của khách hàng đối với công ty.
Trong lĩnh vực Logistics, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, thì ngày càng nhiều nhà cung cấp Logistics ra đời và cạnh tranh quyết liệt với nhau.
Logistics xanh là một trong những giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp có thể giảm được chi phí, tăng doanh thu, nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng và giảm tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh đến môi trường; từ đó giành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nhà cung cấp Logistics cũng phải đối mặt với thử thách do chuẩn mực quốc tế về môi trường bền vững ngày càng được thừa nhận điều này đòi hỏi các doanh nghiệp hướng tới các hoạt động “xanh” hơn và thân thiện với môi trường hơn
Từ kinh nghiệm thực tiễn của thành phố Nurnberg- Đức, có thể nhận biết được 4 định hướng chính ảnh hướng tới việc xây dựng hệ thống Logistics xanh trong vận tải hàng hóa trên thế giới nói chung và tại các khu đô thị Việt Nam nói riêng gồm:
Nhà cung cấp dịch vụ Logistics (công ty/ doanh nghiệp)
Đây là yếu tố cần quan tâm nhất nếu muốn thực hiện hệ thống Logistics xanh vì thông thường dịch vụ Logistics xanh không đi kèm với lợi nhuận của công ty trong ngắn hạn, nghĩa là để thực hiện được Logistics xanh thì trong ngắn hạn các công ty sẽ phải tăng chi phí cho việc đầu tư công nghệ, phương tiện chuyên chở và một số yếu tố khác, chính điều này sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty. Do đó, nếu chỉ nhìn vào lợi ích có được trong ngắn hạn mà không nhìn xa trong dài hạn hoặc với một số công ty chưa đủ mạnh, có mục tiêu tăng trưởng mạnh trong ngắn hạn thì các nhà điều hành sẽ chọn việc làm khiến cho lợi nhuận của công ty lớn nhất có thể.
Khách hàng
Để các công ty tự giác tham gia hệ thống Logistics xanh có lẽ là một điều khó thành hiện thực vì nếu không ai quan tâm tới vấn đề môi trường và đề nghị họ thực hiện thì không có lý do gì họ lại tự gia tăng chi phí cho mình, do đó, lúc này vai trò của khách hàng là rất quan trọng. Khách hàng có thể tác động lớn trong vấn đề giao hàng của doanh nghiệp, bằng cách yêu cầu các sản phẩm cung cấp với hệ thống xe sạch hoặc cách khác tương tự như vậy thì sẽ giảm thiểu được khí thải và buộc các nhà cung cấp thực hiện giải pháp xanh, mặc dù họ không muốn. Hệ thống giám sát Logistics xanh thuộc về vai trò của người tiêu dùng. Người tiêu dùng có yêu cầu riêng cho sản phẩm và dịch vụ xanh. Yêu cầu xanh này xuất phát từ cơ chế sinh lý của con người đối với môi trường tự nhiên và sinh thái. Khi yêu cầu xanh của con người có khả năng thanh toán sẽ chuyển đổi thành nhu cầu xanh. Nhu cầu xanh của người tiêu dùng là động lực chính để các công ty thực hiện các biện pháp Logistics xanh. Với sức
mạnh thị trường, người tiêu dùng đóng một vai trò quan trọng trong quản lý Logistics xanh. Hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thúc đẩy công ty thực hiện quản lý Logistics xanh, buộc doanh nghiệp phải cung cấp dịch vụ Logistics xanh. Hành vi tiêu dùng xanh cũng gây áp lực lên Chính phủ để hình thành các quy tắc quản lý Logistics xanh thông qua tiếng nói chung của nhu cầu tiêu dùng xanh.
Chính trị
Đây là yếu tố mạnh nhất. Nếu các công ty vẫn sử dụng công nghệ cũ mà không quan tâm tới vấn đề ô nhiễm môi trường thì những nhà làm chính trị có thể đưa ra các văn bản pháp luật về tiêu chuẩn môi trường hay phương tiện sử dụng để ép buộc các công ty phải tuân thủ và thực hiện xanh hóa dịch vụ Logistics của mình.
Xã hội
Xã hội cũng có sức ép rất lớn đối với việc xây dựng hệ thống Logistics xanh. Nếu công ty hoạt động kinh doanh không thân thiện với môi trường, các khách hàng của công ty hay thậm chí là các nhà làm chính trị chưa quan tâm tới vấn đề này thì việc xã hội quan tâm cũng sẽ khiến công ty bắt buộc phải quan tâm, và thực hiện, nếu không về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới uy tín kinh doanh của họ.
Chuỗi cung ứng xanh là nền tảng cơ sở vật chất để thực hiện hệ thống Logistics xanh. Chuỗi cung ứng xanh tạo môi trường xanh cho phát triển bền vững, mở đường, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển dịch vụ Logistics xanh. Các chuỗi cung ứng xanh hình thành các trung tâm thu gom chuyên biệt để xử lý các sản phẩm cần thu hồi từ mọi thành viên hạ nguồn như người tiêu dùng, nhà bán lẻ, nhà phân phối để tái chế và phục hồi các giá trị cần thiết. Nhờ đó, tạo ra một hệ Logistics tuần hoàn. Hệ thống Logistics cho chuỗi cung ứng xanh phải có ba cấp độ: Thứ nhất, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng với các biện pháp Logistics đạt tiêu chuẩn xanh; Thứ hai, tạo một nền tảng xanh liên công ty và mạng lưới chuỗi cung ứng xanh; Thứ ba, kết nối chuỗi cung ứng tuần hoàn với các hoạt động Logistics ngược và tăng cường cơ chế phản hồi
Hình 3.1 Chuỗi cung ứng xanh và hệ Logistics xanh
Nguồn: Vietnam Logistics Review
Hệ giao thông xanh hợp nhất nhằm giảm tắc nghẽn giao thông, giảm ô nhiễm, thúc đẩy sự hài hòa xã hội và tiết kiệm chi phí vận chuyển. Trong kinh tế thị trường, các phương thức vận tải thông qua cạnh tranh cung cấp dịch vụ vận tải chất lượng cho nền kinh tế quốc gia và đời sống hàng ngày của người dân. Tuy nhiên, khi sự cạnh tranh quá mức giữa các phương thức vận tải sẽ gây lãng phí rất lớn như trùng lặp và lãng phí tài nguyên,… do đó, việc thiết lập một hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông xanh tích hợp là nền tảng cho toàn bộ hệ thống Logistics xanh.
Vai trò điều hành Logistics xanh thuộc về Chính phủ, Logistics xanh không chỉ là vấn đề của doanh nghiệp mà phải được sự chỉ đạo từ Chính phủ. Chính phù có vai trò quản lý hệ thống và tạo ra một khuôn khổ pháp lý để xác định hướng đi và kiềm chế hành vi của các doanh nghiệp.
Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh – một trong những khu đô thị lớn của Việt Nam cũng đã có những định hướng được đề xuất để phát triển Logistics căn bản hướng tới Logistics xanh:
Hạ tầng Logistics:
Kết nối vận tải đa phương thức Chú trọng vận tải thủy nội địa
Hợp tác PPP
Khung thể chế và đào tạo:
Cơ quan quản lý Logistics của TP Tạo thuận lợi thương mại
Quỹ đất để thành lập trung tâm Logistics
Thu hút, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực (khối doanh nghiệp và khối quản lý nhà nước); thay đổi nhận thức; tư vấn & xuất khẩu nguồn nhân lực Logistics
Đối với người sử dụng dịch vụ Logistics – Chủ hàng (BCO – Beneficial Cargo Owner):
TP HCM: hỗ trợ truyền thông để thay đổi hành vi mua sắm dịch vụ Logistics (các DN Việt Nam mua dịch vụ Logistics của Công ty nội địa). BCO nên đấu thầu công khai các gói dịch vụ Logistics; Tăng thuê ngoài trọn gói thay vì mua lẻ dịch vụ Logistics
Thay đổi hành vi nhận hàng của các nhà phân phối thay vì nhận ban ngày thì nhận ban đêm => tiết kiệm chi phí vận tải và tránh kẹt xe
Thay đổi tập quán thương mại quốc tế: Mua F, bán C hoặc D => tạo cơ hội cung cấp dịch vụ trọn gói & thị phần bán hàng hóa cho các công ty Logistics VN
Tăng sử dụng môi giới khách hàng Đại lý Hải quan chuyên nghiệp.
Thay đổi hành vi bán hàng/mua hàng trong chuỗi cung ứng hàng tiêu dùng: không tập trung bán/mua vào cuối tháng/cuối kỳ /cuối năm để đảm bảo sự ổn định trong lưu thông dẫn đến chi phí Logistics thấp (do không phải đầu tư lãng phí để đáp ứng các nhu cầu thời điểm
Đối với người cung cấp dịch vụ Logistics (LSP):
Xây dựng và áp dụng KPI nhằm cải thiện chất lượng và tăng năng lực cạnh tranh
Mở rộng mạng lưới dịch vụ (nội địa, quốc tế)
Tăng cường sự hợp tác giữa các LSPs trong chuỗi giá trị Chú ý đầu tư và sử dụng hiệu quả công nghệ
Định hướng Logistics cho e-commerce, khu vực bán lẻ, thu hồi (return, recycle) Phát triển lên cấp độ 3PL, 4 PL
Chủ động kết nối với chủ hàng để cùng nhau tháo gỡ khó khăn (kết nối ngang)
Chú trọng cải thiện chi phí và thời gian Hỗ trợ và tư vấn dịch vụ cho chủ hàng
Liên kết vùng:
TP HỒ CHÍ MINH cần trở thành 1 hub lớn để thu hút hàng xuất khẩu của Cambodia đi qua con đường của Việt Nam
Kết nối giữa TP HỒ CHÍ MINH bằng đường bộ với các trung tâm Logistics ở các tỉnh lân cận như Bình Dương /Long An/Đồng Nai
Tạo mối liên kết giữa TP HỒ CHÍ MINH với Đông Nam Bộ (Bình Dương, Đồng
Nai, Bà Rịa Vũng Tàu) và Tây Nam Bộ (tạo nguồn hàng cho Hiệp Phước).
Hay đối với vận tải thủy định hướng phát triển Logistics xanh trong phát triển là cần có sự đầu tư hạ tầng hợp lý. Thạc sĩ Trần Anh Tuấn chia sẻ tại hội thảo Phát triển vận tải thủy nội địa theo hướng phát triển Logistics xanh, trong số tất cả các tuyến hành lang vận tải đường thủy nội địa của Việt Nam, đầu tư nâng cấp tuyến Hành lang 1 Đồng bằng Sông Cửu Long nối Vĩnh Long với TP HỒ CHÍ MINH sẽ đem lại mức lợi suất kinh tế trên kinh phí đầu tư nâng cao năng lực nhất, ước tính ở mức 16%, giảm các tác động môi trường ngoại lai. Nâng cấp tuyến hàng lang này nên được xem là một ưu tiên trong đầu tư phát triển. Ngoài ra, tuyến Hành lang 1 Đồng bằng Sông Hồng ở miền Bắc, nối liền Quảng Ninh với Việt Trì cũng là một phương án hiệu quả về kinh tế.