Giải pháp từ phía các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu logistics xanh tại các thành phố ở việt nam (Trang 94 - 102)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.3.3. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp

Cải tiến chất lượng của các phương tiện vận tải

Dưới áp lực của hệ thống cơ sở hạ tầng Logistics hiện tại, việc đầu tư xây dựng mới lại cơ sở hạ tầng tốn kém về mặt thời gian, do đó buộc các doanh nghiệp phải tự thay đổi phương tiện vận tải của mình cho phù hợp với cơ sở hạ tầng sẵn có. Đối với giao thông đường bộ, các doanh nghiệp cần nâng cấp và cải tiến hệ thống phương tiện vận tải hiện tại, thay thế xe tải cũ bằng dòng xe tải mới, tiêu chuẩn hóa kích thước xe tải. Đối với giao thông đường biển, cần thay thế tàu lớn bằng tàu nhỏ hơn, giảm tốc độ tàu để tiết kiệm năng lượng như trường hợp của các doanh nghiệp Trung Quốc.

Tương tự, với hệ thống phương tiện vận tải lâu năm, lỗi thời, trước áp lực về tiết kiệm nhiên liệu và giảm tác hại tới môi trường, các doanh nghiệp lựa chọn thay thế phương tiện vận tải cũ bởi đó không chỉ nằm trong kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp mà còn giúp hoạt động Logistics của doanh nghiệp có chất lượng và uy tín hơn. Vấn đề “kiểm soát lượng khí thải và lượng năng lượng tiêu thụ của phương tiện” cũng như “sử dụng phương tiện dùng năng lượng thay thế và năng lượng mới” không phải là phương thức xanh hóa mà các doanh nghiệp lựa chọn bởi thực tế cho thấy các doanh nghiệp Logistics của Việt Nam còn đang phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nhiên liệu là xăng dầu.

Áp dụng vận tải đa phương thức

Các doanh nghiệp nên kết hợp các đặc điểm của nhiều phương thức vận tải với nhau, lựa chọn phương thức vận tải kết hợp tốt nhất trên cơ sở giảm ô nhiễm, đạt hiệu quả vận tải, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường như kết hợp vận tải đường sắt và đường biển, vận tải đường thủy nội địa và đường biển,… Do đó, các doanh nghiệp có xu hướng lựa chọn phương thức xanh hóa bằng “vận tải đa phương thức” nhiều hơn.

Tăng cường giải pháp kết nối giữa các phương thức vận tải thực chất là phát triển vận tải đa phương thức, một hoạt động xương sống của dịch vụ Logistics và tiền đề của việc cung cấp dịch vụ tích hợp 3PL của các doanh nghiệp Logistics.

Áp dụng và phát triển mô hình doanh nghiệp 3PL, 4PL và 5PL theo hướng xanh và thông minh có ứng dụng thành tựu công nghệ 4.0

Hình 3.2 Các hình thức của dịch vụ Logistics

Nguồn: Viện Logistics Việt Nam – Vietnam Logistics institute

3PL ( Third Party Logistics – Cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ ba)

Trước hết, đó là một loại hình dịch vụ tích hợp (integrated Logistics) chủ yếu giữa dịch vụ vận tải, giao nhận và kho hàng, dựa vào sự chuyên môn hóa trong cung cấp dịch vụ logistics và các tiến bộ công nghệ thông tin và các dứng dụng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cung cấp cho khách hàng, người tiêu dùng cuối cùng các giá trị cộng thêm như là các tiện ích đúng lúc, đúng nơi.

Nhà cung cấp dịch vụ 3PL thường là các doanh nghiệp sở hữu nhiều loại phương tiện vận tải chuyên dụng từ đường bộ, đường biển, đường hàng không,... Đây chính là một trong những đặc điểm của hình thức 3PL có thể áp dụng vào Logistics xanh khi các doanh nghiệp hiện đang sử dụng linh hoạt và đa dạng các loại hình vận tải trong hoạt động Logistics của mình. Nhiều doanh nghiệp sử dụng đồng thời các phương thức

như xe tải-máy bay hoặc xe tải – tàu biển. Điều này sẽ làm giảm áp lực đối với môi trường.

Bên cạnh các 3PL tên tuổi có mặt khá lâu tại VN như DAMCO, APL Logistics, OOCL Logistics (phát triển đi lên từ hãng tàu), Schenker, DKSH, Nippon Express, Kuehne & Nagel, DHL, TNT, Toll... (phát triển từ các công ty giao nhận)... Thời gian gần đây họ đã tăng cường đầu tư mở rộng hoạt động tại VN. Bên cạnh đó, các DN trong nước cũng có các chuyển động với những mô hình chiến lược 3PL đặc thù: Vinafco, Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn, Công ty CP Đầu tư Bắc Kỳ, Transimex Saigon, ITL, Gemadept, Vinalink... Một số cảng biển cũng phát triển dịch vụ Logistics 3PL như Cảng Đình Vũ…, và đặc biệt gần đây tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xây dựng chiến lược Logistics Park bên cạnh Cảng nước sâu Cái Mép.

4PL (Fourth Party Logistics – Logistics chuỗi phân phối hay nhà cung cấp Logistics chủ đạo)

Trước hết 4PL được hiểu là một công ty dịch vụ tư vấn giữ vai trò điều phối và giám sát tất cả các hoạt động của chuỗi cung ứng từ việc thu nhập các nguồn lực, tìm kiếm những khả năng và áp dụng công nghệ, với mục đích là để thiết kế, xây dựng và vận hành một chuỗi Logistics toàn diện. Ở một khía cạnh nào đó có thể coi 3PL là nền tảng để phát triển 4PL rộng hơn, đa dạng hơn, cụ thể hơn và toàn vẹn hơn, nhằm vươn tới một chuỗi phân phối bao phủ thị trường toàn cầu, tạo lợi thế cạnh tranh và xây dựng các mối quan hệ lâu dài.

Hình 3.3 Mối quan hệ giữa các hình thức dịch vụ Logistics

4PL có liên quan với 3PL và được phát triển trên nền tảng của 3PL nhưng bao gồm lĩnh vực hoạt động rộng hơn, gồm cả các hoạt động của 3PL, các dịch vụ công nghệ thông tin, và quản lý các tiến trình kinh doanh. 4PL được coi như một điểm liên lạc duy nhất, là nơi thực hiện việc quản lý, tổng hợp tất cả các nguồn lực và giám sát các chức năng 3PL trong suốt chuỗi phân phối nhằm vươn tới thị trường toàn cầu, lợi thế chiến lược và các mối quan hệ lâu bền.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực Logistics của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và nguồn nhân lwucj cho logictics xanh nói riêng vừa thiếu lại vừa yếu vì vậy các doanh nghiệp rất khó để phát triển Logistics xanh. Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của các doanh nghiệp là phải cập nhật những kiến thức luật pháp trong nước và quốc tế về vận tải đa phương thức, các hoạt động chính của Logistics xanh và kỹ năng vận hành Logistics xanh cho nguồn nhân lực hiện có. Song song với việc đào tạo nghiệp vụ chuyên môn là đào tạo nâng cao trình độ tiếng Anh, đảm bảo được việc giao dịch, thủ tục và lập chứng từ nghiệp vụ. Một nguồn nhân lực được đào tạo bài bản sẽ là chìa khoá thành công cho các doanh nghiệp kinh doanh Logistics.

Về hình thức đào tạo có thể áp dụng nhiều hình thức như đào tạo trong nước hoặc hợp tác với nước ngoài, tổ chức các hội thảo trao đổi kinh nghiệm và học tập kinh nghiệm của nước ngoài hay khảo sát thực tế. Ngoài ra có thể thông qua sự hỗ trợ của các dự án đào tạo Logistics xanh và sự hỗ trợ kĩ thuật của các tập đoàn Logistics quốc tế để phát triển nguồn nhân lực Logistics của Việt Nam. Nguồn nhân lực cho phát triển Logistics là rất quan trọng. Vì vậy, cần phát triển nguồn nhân lực này theo hướng chính quy, chuyên nghiệp. Đào tạo và tái đào tạo, chương trình đào tạo phải được cập nhật, đổi mới. Có được nguồn nhân lực phục vụ ngành Logistics chuyên nghiệp thì ngành Logistics xanh sẽ nhanh chóng phát triển và đạt hiệu quả cao.

Hợp tác với Chính phủ và các doanh nghiệp khác

Thực tế các doanh nghiệp Logistics của Việt Nam hoạt động còn rời rạc, thiếu hẳn sự liên kết, hợp tác cần thiết. Trong xu hướng phát triển dịch vụ thuê ngoài, mỗi doanh nghiệp cần tập trung vào thế mạnh của mình và sẽ thuê ngoài các dich vụ không phải là thế mạnh. Vì thế, tính liên kết và hợp tác trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Đã đến lúc các doanh nghiệp Logistics Việt Nam cần liên kết phối hợp để có thể cung ứng ra thị trường một chuỗi các Logistics cho khách hàng. Một công ty giao nhận có thể

liên kết với một công ty kho bãi, công ty vận tải, công ty môi giới và công ty hàng không để tạo thành một chuỗi liên kết chặt chẽ. Chuỗi cung ứng rõ ràng ngày càng xanh hơn, và điều này đang trở thành xu hướng thời thượng, hay còn gọi xu hướng “đang quay về với thiên nhiên”.

Ngành công nghiệp Logistics của Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp và các doanh nghiệp vẫn còn thấp so với các nước khác. Nếu ngành công nghiệp Logistics của Việt Nam dự kiến sẽ tích hợp và phát triển trong tương lai gần, ngoài những nỗ lực tích cực của bản thân doanh nghiệp, chính phủ thì các ngành công nghiệp và các địa phương không thể đứng ngoài cuộc. Các ngành công nghiệp và các địa phương này cần được quan tâm nhiều hơn và được hỗ trợ để khẩn trương thực hiện các giải pháp đồng bộ cả trung và dài hạn nhằm phát triển hệ thống Logistics xanh ở Việt Nam.

Trên cơ sở sự ủng hộ, khuyến khích, ưu đãi của chính phủ và các tổ chức để tận dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng Logistics, tạo lợi thế cạnh tranh trong sản xuất, vận hành và vận chuyển để có những cải tiến phù hợp đảm bảo hiệu quả xanh hóa chuỗi cung ứng của mình. Tăng cường phối hợp, liên kết giữa các doanh nghiệp, vì thực tế hiện nay tính liên kết của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu. Đã đến lúc, các doanh nghiệp Logistics Việt Nam cần hợp tác để cung ứng các Logistics đồng bộ cho khách hàng, theo đó, một công ty giao nhận có thể liên kết với một công ty về kho bãi, về vận tải, môi giới, hàng không để tạo thành một chuỗi liên kết chặt chẽ. Việc thiết lập các doanh nghiệp liên doanh, liên kết có yếu tố nước ngoài sẽ đem lại nhiều lợi thế đối với doanh nghiệp trong nước như các cơ hội học hỏi kinh nghiệm quản lý, phương pháp quản lý hệ thống Logistics hiện đại, sự hỗ trợ đắc lực về tài chính, công nghệ, cơ sở vật chất, kỹ năng và thêm vào đó là mở rộng các mối quan hệ kinh doanh và tiếp cận thị trường mới.

Như vậy để phát triển Logistics xanh thì cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước, sự nỗ lực của mỗi doanh nghiệp, sự ủng hộ và sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Kết hợp được các yếu tố này thì ngành Logistics xanh của Việt Nam sẽ nhanh chóng phát triển từ ngay bản thân các đô thị.

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, Logistics xanh của Việt Nam nói chung và tại các thành phố tuy còn khá mới mẻ nhưng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Việt Nam và các thánh phố lớn của Việt Nam hội tụ rất nhiều điều kiện để có thể ứng dụng và phát triển bền vững Logistics xanh và cũng có nhiều tiềm năng để có thể trở thành trung tâm Logistics xanh của khu vực Đông Nam Á. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế cần khắc phục để hướng tới phát triển Logistics xanh tại Việt Nam. Đó là đồng vốn và nhân lực của doanh nghiệp còn khá ít ỏi nên việc xây dựng bộ máy doanh nghiệp còn đơn giản, qui mô nhỏ; nguồn nhân lực vừa thiếu vừa yếu, chưa có kinh nghiệm, nghiệp vụ chuyên sâu; các dịch vụ cung ứng nhỏ lẻ và chưa thực sự là cung ứng được chuỗi Logistics xanh theo đúng nghĩa của nó; điều kiện cơ sở hạ tầng còn hạn chế và quá tải; tổ chức quản lý chồng chéo…

Đặc biệt, đối với Logistics xanh tại các thành phố, đây là vấn đề cấp thiết được đặt lên hàng đầu trong bối cảnh biết đổi khí hậu và sự suy giảm môi trường hiện nay. Ở các thành phố, môi trường đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng. Đô thị hóa làm biến đổi môi trường, gây ra ảnh hưởng vô cùng lớn đối với môi trường cũng như chính sức khỏe con người. Ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, qua nghiên cứu đã chỉ ra mức độ nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường cũng có nguyên nhân quan trọng từ chất thải do hoạt động của Logistics gây ra.

Trong bối cảnh khi mà hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày càng phát triển, thương mại nội địa ngày càng mở rộng theo hướng thương mại điện tử, nhu cầu Logistics càng gia tăng thì việc phát triển Logistics xanh mang lại nhiều lợi ích hơn cả việc cắt giảm thuế, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, nâng cao sức cạnh tranh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Logistics của Việt Nam phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc xây dựng và áp dụng Logistics xanh còn khá mới mẻ và gặp nhiều khó khăn. Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội đối với Việt Nam trong vấn đề Xanh hóa Logistics.

Chính vì vậy, nghiên cứu đã được nhóm lựa chọn để thực hiện. Với phương pháp nghiên cứu lựa chọn và các mục tiêu đề ra, một số kết quả nghiên cứu đạt được như sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa lý luận về Logistics xanh tại các thành phố thông qua làm rõ khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng. Đặc biệt, nghiên cứu đã nghiên cứu kinh nghiệm của Đức và Nhật Bản trong phát triển Logistics xanh tại các thành phố và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.

Thứ hai, Phân tích, đánh giá thực trạng về Logistics xanh tại các thành phố ở Việt Nam với việc tập trung vào hai thành phố lớn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Qua đó chỉ ra những kết quả, nguyên nhân; đồng thời chỉ ra các hạn chế và nguyên nhân chính.

Thứ ba, Nghiên cứu đề xuất định hướng, và 4 nhóm giải pháp tăng cường thực hiện Logistics xanh tại các thành phố ở Việt Nam.

Nghiên cứu là công trình nghiên cứu động lập, đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, chủ đề của đề tài là vấn đề mới, phức tạp, đan xen nhiều lĩnh vực nên còn một số hạn chế cần nghiên cứu tiếp: Bổ sung các bảng số liệu đánh giá, điều tra để lượng hóa các nhân tố liên quan đến Logistics xanh; các nhóm giải pháp mang tích kỹ thuật chuyên môn sâu cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt

Đặng đình Đào, 2019, Logistics Xanh: Giao hàng hiệu quả đồng thời Giảm thiểu khí thải.

Đặng Đình Đào, 2020, Phát triển Logistics xanh cho tăng trưởng bền vững.

Logistics 4vn , 2019, Xu Hướng Logistics Xanh Của FedEx, UPS Và DHL

Luis C. Blancas, John Isbell, Monica Isbell, Hua Joo Tan, Wendy Tao,2014, Kho vận hiệu quả - Chìa khóa để Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh.

Lê Thị Bắc, 2015, Phát triển Logistics xanh tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Ngô Đức Hành & Trịnh Thế Cường, 2014, Thực trạng dịch vụ Logistics tại Việt Nam và giải pháp

Nguyễn Văn Toàn, 2019, Xu hướng nào sẽ dẫn dắt chuỗi cung ứng toàn cầu năm 2020

Phạm Hùng Tiến, 2915, Xây dựng hệ thống Logistics xanh trong vận tải hàng hóa đô thị tại CHLB Đức: Trường hợp khu trung tâm thành phố Nürnberg , Chuyên san Kinh tế và Kinh doanh.

ThS. Nguyễn Ngọc Thía, 2020, Thực trạng phát thải ngành vận tải Việt Nam và gợi ý giải

VLA, 2019, Phát triển vận tải thủy nội địa theo hướng Logistics xanh

VLR, 2020, Phát triển hệ thống Logistics xanh ở Việt Nam.

Tài liệu tiếng anh:

Gokhan akandere, 2016, the effect of Logistics businesses’ green warehouse management practices on business performance

Ilenia Confente, 2009, Ivan Russo, Green Logistics in Italy: new challenge for sustainable development

Jesus Gonzalez – Feliu, 2017, Sustainability Evaluation of Green Urban Logistics Systems: Literature Overview and Proposed Framework

Maryna Averkyna - Olena Anatolievna Karlova,2019, Green Logistics ' Directions in the System of Urban Sustainable Development

Nikolas Geroliminis, Carlos F. Daganzo, 2005, A Review of Green Logistics Schemes Used in Cities around the World

Oksana Seroka-Stolka, 2014, The development of green Logistics

for implementation sustainable development strategy in companies

Rituraj Saroha, 2014, Green Logistics & Its Significance in Modern Day Systems

Roland Haas, Friedel Sehlleier, 2015, Green Freight and Logistics GIZ’s Involvment in the Region

Sabina Kaufa, 2016, City Logistics - a strategic element of sustainable urban development.

Sabina Nylund, 2012, Reverse Logistics and Green Logistics

Sudhir Gota, 2015, A call to action on green freight in cities

Anil Kumar, 2015, Green Logistics for sustainable development: an

Một phần của tài liệu logistics xanh tại các thành phố ở việt nam (Trang 94 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w