5. Kết cấu khóa luận
2.3.4 Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ chuyên môn
Trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020, cơ cấu lao động có chút biến động đối với lực lượng lao động trình độ Cao đẳng-Trung cấp, cụ thể là từ năm 2019 đến năm 2020, tỉ lệ lực lượng trình độ Cao đẳng-Trung Cấp giảm từ 34.9% xuống còn 24%. Lí do cho hiện tượng này đến từ việc công ty đã hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, giảm thiểu nhiều vị trí bởi việc tăng cường áp dụng máy móc thiết bị vào quy trình sản xuất, hơn nữa, tình hình dịch bệnh COVID-19 cũng góp phần không nhỏ vào việc số lượng lao động ở trình độ này giảm năm 2020 so với các năm trước.
Lao động trình độ đại học chiếm đa số trong cơ cấu nhân sự của công ty, cùng với lực lượng lao động trình độ sau đại, cả hai đều duy trì số lượng ổn định qua các năm trong công ty. Ở trình độ này, lực lượng lao động chủ yếu được phân hóa thành hai mảng ngành chính là kinh tế, và điện tử-sản xuất.
Bảng 2.5 Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ chuyên môn Cao đẳng- Trung cấp Đại học Sau đại học Tổng số
Nguồn: Phòng HCNS – công ty cổ phần Robot Tosy Vì là công ty sản xuất, nên khâu lắp ráp sản phẩm đều tuyển những lao động có trình độ thực tế tại trường trung cấp và cao đẳng. Với trình độ này, mức lương ban đầu sẽ không cao như tuyển dụng trình độ đại học, hơn nữa họ còn được tiếp xúc thực hành nhiều hơn nên ở những vị trí sản xuất thường được ưu tiên lựa chọn người lao động ở trình độ này.
Từ năm 2018 đến năm 2019, vị trí này vẫn tăng đều nhưng đến năm 2020 ảnh hưởng dịch bệnh, nên những công nhân ở đây chiếm đa số trong danh sách những người phải nghỉ việc nên dẫn đến tình trạng giảm sâu như vậy. Các vị trí trưởng bộ phận đều được tuyển dụng với yêu cầu bằng Thạc sĩ trở lên nên số lượng này chiếm rất ít, nhưng cũng đều tăng dần qua các năm.
2.4 Thực trạng quy trình đào tạo nguồn nhân lực tại CTCP Robot Tosy
2.4.1 Xác định nhu cầu đào tạo
Nhu cầu đào tạo được xác định dựa trên việc phân tích nhu cầu lao động của doanh nghiệp, các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng cần thiết cho việc thực hiện công việc dựa trên trình độ kiến thức, kỹ năng hiện có của NLĐ. Đây là một bước đầu quan trọng giúp nhà doanh nghiệp nâng cao hiệu quả
của công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và là cơ sở để đánh giá trình độ chuyên môn của người lao động trong mỗi công ty, tổ chức.
Mỗi chức danh công việc trong công ty sẽ có các yêu cầu về trình độ, kỹ năng cũng như năng lực khác nhau. Dựa vào chức danh công việc và công việc thực tế của NLĐ, các trưởng bộ phận sẽ xem xét nhân viên xem nhân viên trong phòng ban của mình còn thiếu những kỹ năng gì để có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng họ hoàn thành tốt công việc. Sau đó các trưởng bộ phận sẽ đề xuất những kỹ năng cần thiết phải đào tạo đối với nhân lực phòng mình và gửi lên bộ phận HCNS.
Ngoài ra, công ty còn dựa trên nhu cầu được đào tạo của người lao động thông qua các đơn xin đào tạo để thực hiện việc xác định nhu cầu đào tạo của họ. Những nhân viên có nhu cầu được tham gia đào tạo sẽ làm đơn nộp cho các trưởng bộ phận, nếu được phê duyệt đủ điều kiện tham gia đào tạo, các trưởng bộ phận sẽ gửi đơn lên bộ phận HCNS để tổng hợp nhu cầu tạo. Nếu có nhiều nhân viên cùng có nhu cầu đào tạo kiến thức, kĩ năng đó thì công ty sẽ tổ chức các lớp đào tạo cho họ.
Bảng 2.6 Nhu cầu đào tạo của CTCP Robot Tosy qua các năm
Phòng ban Phòng Xuất nhập khẩu Phòng Marketing Phòng Điện tử Phòng Sản xuất Phòng Kế toán Phòng Mua hàng Phòng Kinh doanh Tổng
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rõ được nhu cầu đào tạo của những phòng ban trong công ty trong 3 năm trở lại đây. Nhu cầu đào tạo được phân bổ đều ra các phòng ban, nhưng trong 3 năm liên tiếp nhu cầu đào tạo ở phòng sản xuất luôn chiếm rất cao. Trong năm 2018 số lượng người đăng kí tham gia các khóa đào tạo chiếm 33 người trên tổng số 94 nhân viên, chiếm đến 2/3 số lượng nhân viên trong công ty. Riêng nhu cầu đào tạo của phòng sản xuất chiếm đến gần 30% trong tổng số nhu cầu đào tạo. Qua đến năm 2019 thì nhu cầu đào tạo của phòng sản xuất vẫn tăng lên tới 16 người (tăng gần gấp đôi so với năm 2018) và vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất trong công ty.
Đến năm 2019, lượng nhu cầu đã tăng lên 12 người so với năm 2018, tăng nhiều nhất đó chính là phòng sản xuất. Lí do có sự tăng lên nhiều so với năm 2018 chính là do năm 2019 công ty đã khắc phục được nhiều khuyết điểm trong quy trình đào tạo, có thêm nhiều khóa đào tạo phù hợp với năng lực cũng như đúng với yêu cầu mà họ đang tìm kiếm, nên lượng người đăng kí đào tạo trong năm 2019 đạt tỉ lệ khá cao. Nhưng sang đến năm 2020, lượng nhu cầu đào tạo của nhân viên giảm rất nhiều so với năm 2019 (giảm từ 45 người xuống chỉ còn 12 người). Nguyên nhân chính là do tình hình dịch bệnh nên các khóa đào tạo trong năm chủ yếu dành cho các trưởng bộ phận phòng ban cũng như các bộ quản lí trong công ty. Dù vậy nhưng cũng có thể thấy rằng nhu cầu được tham gia các khóa đào tạo của NLĐ đang có xu hướng tăng. Điều này minh chứng cho việc NLĐ rất mong muốn được cải thiện kĩ năng làm việc của bản thân, học thêm được nhiều kiến thức mới để phục vụ công việc cũng như sự quan tâm của công ty đến công tác đào tạo là rất lớn.
2.4.2 Xác định mục tiêu đào tạo
Xác định mục tiêu đào tạo của công ty là dựa vào kế hoạch đào tạo ban đầu đặt ra cần đạt được kết quả thế nào, trên cơ sở đó xác định mục tiêu đào tạo phù hợp. Mục tiêu của CTCP Robot Tosy chính là nâng cao chất lượng nguồn lao động và công ty sẽ thu được những kết quả tốt sau mỗi khóa học, công ty tăng lợi nhuận, nhân viên tăng năng suất, kinh nghiệm, kiến thức, …
Một vài mục tiêu mà CTCP Robot Tosy đã đặt ra trước mỗi khóa học đào tạo như:
- Nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, khả năng tổ chức quản lý, các kỹ năng thực hiện công việc cho người lao động để họ có thể thực hiện hiệu quả công việc của chính mình.
- Giúp người lao động nắm bắt được những xu hướng phát triển của các ngành sản xuất kinh doanh của công ty sau khi tham gia khóa đào
tạo.
- Người lao động có thể áp dụng những kiến thức thu được sau mỗi
khóa học vào chính hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhằm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Giúp cho những người lao động ứng dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào quá trình sản xuất một cách phù hợp và hiệu quả. - Gắn kết quả đào tạo với kết quả công việc, đưa tiêu chí đao tạo và tự
đào tạo là một tiêu chí trong hệ thống KPI.
- Năng suất làm việc sau đào tạo của nhân viên tăng hơn so với năm ngoái.
- Có thêm nhiều nhân sự trong công ty được cử đi học nước ngoài để tiếp thu và học hỏi những kiến thức và kĩ năng chế tạo, sản xuất, lắp ráp sản phẩm.
- Bồi dưỡng, nâng cao các kĩ năng quản lí, chuyên môn, nghiệp vụ cho các quản lí bộ phận, đồng thời đảm bảo những quản lí bộ phận đều phải có khả năng quản lí, có phẩm chất, năng lực của một người quản
lí để giúp phát triển công ty.