Chi phí đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần robot tosy (Trang 63 - 70)

5. Kết cấu khóa luận

2.4.7 Chi phí đào tạo nguồn nhân lực

Chi phí đào tạo nhân lực là toàn bộ các khoản tiền được chi tiêu cho một chương trình đào tạo nhân lực. Có thể ước tính được chi phí đào tạo cho một người lao động trong toàn khóa học. Chi phí đào tạo nhân lực bao gồm: tiền công giảng viên; chi phí cơ sở vật chất; chi phí văn phòng phẩm, dụng cụ phục vụ đào tạo; chi phí trả cho đối tác; chi phí hỗ trợ người lao động; chi phí cơ hội, .... Ngoài ra, khi doanh nghiệp khuyến khích nhân viên tham gia đào tạo, sẽ có những chính sách động viên kèm theo đó là các chi phí hỗ trợ như: đào tạo đạt chứng chỉ loại xuất sắc, giỏi, khá, chi phí quà tặng bằng khen, ...

Sau khi xác định được chi phí đào tạo từ giảng viên đưa ra, bộ phận HCNS sẽ tiến hành thông báo với bộ phận kế toán để thanh toán chi phí đào tạo cho bên giảng viên.

Bảng 2.10 Chi phí cho việc đào tạo nhân sự từ năm 2018 – 2020

Chỉ tiêu

Số khóa đào tạo

Chi phí đào tạo (Triệu đồng)

Nguồn: Phòng HCNS – công ty cổ phần Robot Tosy Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy năm 2018 đến 2019, số lượng khóa đào tạo và chi phí đi kèm tăng lên không đáng kể. Nhưng đến năm 2020, do

tình hình dịch bệnh Covid 19 khiến cho nguồn tiền của công ty giảm mạnh, làm ảnh hưởng đến số lượng khóa đào tạo cũng như chi phí giảm xuống hơn một nửa.

Năm 2018, chi phí bình quân cho mỗi lớp học rơi vào khoảng 21 triệu cho mỗi khóa học. Đây là một khoản chi phí hợp lí để có thể đầu tư vào một khóa đào tạo tốt cho nhân viên. Đến năm 2019, số lượng lớp đào tăng đi kèm với đó là chi phí đào tạo cũng sẽ tăng theo. Chi phí trung bình rơi vào 17,7 triệu cho mỗi khóa học trong năm 2019. Có thể thấy, năm 2019 chi phí trung bình cho khóa đào tạo đã giảm đi gần 3 triệu đồng so với năm 2018 đi kèm với đó là chất lượng các khóa học trong năm 2019 giảm sút nhiều so với 2 năm còn lại.

Đến năm 2020, vì khóa học giảm xuống chỉ còn 5 khóa nên chi phí khoá học cũng giảm xuống chỉ còn 115.120.000 triệu đồng cho 5 khóa, trung bình rơi vào khoảng 23 triệu cho mỗi khóa học. Năm 2020, các khóa học chủ yếu là dành cho cán bộ quản lí các bộ phận nên chi phí đào tạo cho từng khóa sẽ cao hơn các khóa đào tạo dành cho cán bộ nhân viên. Hơn nữa, những khóa học năm 2020 được đánh giá rất tốt và đem lại nhiều lợi ích hơn cho người học. Có thể thấy, mặc dù chi phí đào tạo năm 2020 cao hơn so với 2 năm trước nhưng đi kèm với nó là chất lượng khóa học đã xứng đáng với số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra.

2.4.8 Đánh giá kết quả sau đào tạo

Việc một khóa đào tạo có đạt dược yêu cầu đề ra ban đầu hay không phục thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng có hai yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng sâu sắc đến kết quả đào tạo chính là do chất lượng khóa học và tinh thần học hỏi, tiếp thu của NLĐ. Sau khi khóa đào tạo kết thúc, trưởng bộ phận sẽ là người trực tiếp đánh giá NLĐ trong phòng ban của mình để xem liệu họ đã đạt được những yêu cầu, những mục tiêu mà công ty đã đề ra hay chưa. Sau đó sẽ thông báo cho bộ phận HCNS để có thể rút kinh nghiệm cho những lần đào tạo tiếp theo để đạt hiệu quả cao hơn.

(1) Tỉ lệ nguồn nhân lực đạt yêu cầu sau đào tạo

Việc đánh giá kết quả của học viên sẽ do giảng viên đào tạo viên trực tiếp đánh giá thông qua quá trình học tập, làm việc, các bài kiểm tra trong quá trình đào tạo. Sau khi đánh giá xong, giảng viên sẽ trực tiếp gửi kết quả đánh giá tới phòng HCNS cuả công ty. Nếu nhân viên không đạt yêu cầu sẽ phải nghiên cứu lại và kiểm tra lại 5 ngày tiếp theo.

Bảng 2.11 Tỷ lệ nhân lực đạt yêu cầu qua các năm 2018 – 2020

Nguồn: Phòng HCNS – công ty cổ phần Robot Tosy Nhìn vào bảng thống kê, ta có thể thấy năm 2018 tỉ lệ nhân lực đạt yêu cầu là 27/33 người (đạt 81,82% trên tổng số 33 người tham gia đào tạo). Đây là một con số không quá thấp nhưng cũng chưa đủ so với kế hoạch ban đầu mà công ty đã đề ra. Số lượng nhân lực chưa đạt yêu cầu chiếm hơn gần 20%, trong khi đó yêu cầu của công ty thì số lượng này chỉ được chiếm dưới 15%. Như vậy, trong năm 2018, kết quả đào tạo của công ty chưa đạt được yêu cầu đã đề ra nhưng cũng thu lại được kết quả đáng khả quan.

Sang đến năm 2019, tuy số lượng người tham gia đào tạo tăng lên (từ 33 người lên 45 người), nhưng tỉ lệ nguồn nhân lực đạt yêu cầu lại giảm so với năm 2018, chỉ đạt 31/45 người, tức chỉ chiếm 68,89%. Có thể thấy, năm 2019 mặc dù số lượng tham gia đào tạo tăng nhưng chất lượng đã giảm xuống, có thể do chất lượng khóa học còn yếu kém, trình độ người tham gia đào tạo chưa đáp ứng được, xác định sai đối tượng có nhu cầu tham gia đào

tạo cũng như xác định sai khóa học cho người tham gia đào tạo, dẫn đến tình trạng tỉ lệ nhân lực đạt yêu cầu sau đào tạo không thể đạt yêu cầu đã đề ra.

Tuy nhiên, đến năm 2020 mặc dù chỉ có 5 khóa đào tạo cho 12 người, tất cả đều giảm so với năm 2019 nhưng tỉ lệ nhân lực đạt yêu cầu sau đào tạo lại tăng rất cao, đạt 11/12 người tham giá tức đạt 91,67% (tăng 22,78% so với năm 2019). Lí do lớn nhất chính là chất lượng khóa học cũng như trình độ của người tham gia khóa học đều phù hợp với họ, khiến cho tỉ lệ đạt yêu cầu sau khóa học đều tăng lên.

(2) Năng suất làm việc sau đào tạo

Sau quá trình đào tạo, hiệu quả làm việc cũng như năng suất lao động sẽ được tăng cao. Tỉ lệ sai sót trong quá trình sản xuất, tỉ lệ đơn hàng được đặt mua, mức độ hài lòng trong các cuộc gọi chăm sóc khách hàng, … tất cả đều được cải thiện rất đáng kể. Việc đánh giá này sẽ do các trưởng bộ phận theo dõi và đánh giá trong quá trình làm việc.

Bảng 2.12 Năng suất làm việc sau đào tạo từ năm 2018 - 2020

Nguồn: Phòng HCNS – công ty cổ phần Robot Tosy Có thể thấy, năng suất lao động sau đào tạo trong vòng 3 năm biến đổi không đồng đều. Năm 2019 do tỉ lệ chất lượng của khóa đào tạo kém nên năng suất lao động sau đào tạo chỉ chiếm 71%, giảm đi 18% so với năm 2018 (giảm từ 80% xuống còn 71%). Một trong những lí do lớn chính là tỉ lệ nhân lực đạt yêu cầu sau khóa học đã giảm rất nhiều dẫn đến tình trạng năng suất làm việc sau đào tạo cũng đồng thời giảm theo.

Tỉ lệ năng suất lao động sau đào tạo trong năm 2019 không đạt được yêu cầu cũng như mục tiêu ban đầu của công ty. Nguyên nhân cũng có thể kể đến chất lượng khóa học trong năm 2019 được nhân viên đánh giá kém hơn rất nhiều so với năm 2018. Nếu chất lượng khóa học kém đồng nghĩa với việc những kĩ năng, kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn mà công ty đạt ra cũng như mục tiêu được đào tạo của nhân viên đều không đạt yêu cầu, nên việc năng suất sau đào tạo đi xuống là điểu không thể tránh khỏi.

Qua đến năm 2020, số lượng khóa học ít đi nhưng bù chất lượng khóa học lại đi lên rất nhiều nên năng suất lao động sau đào tạo tăng từ 71% lên 91%, tăng 20% so với năm trước. Đi kèm với đó là số lượng nhân sự đạt yêu cầu sau đào tạo cũng tăng lên rất nhiều so với năm 2019. Có thể thấy những kĩ năng, kiến thức mà nhân viên học được sau khóa đào tạo đã được áp dụng một cách hiệu quả vào công việc nên đã khiến cho năng suất làm việc của chính bản thân họ tăng lên rất nhiều. Hơn nữa, nhìn vào kết quả trên ta có thể đánh giá được chất lượng đào tạo của công ty và thấy được sự cố gắng trong việc cải thiện chất lượng khóa học.

(3) Mức độ hài lòng của NLĐ sau khóa đào tạo

Sau mỗi khóa đào tạo tại CTCP Robot Tosy, NLĐ sẽ được tham gia khảo sát về mức độ hài lòng sau khi tham gia đào tạo. Bản khảo sát bao gồm 5 nội dung chính liên quan đến:

• Nội dung chương trình

• Hoạt động giảng dạy trong khóa học

• Tài liệu và cơ sở vật chất phục vụ học tập

• Tư vấn, hỗ trợ từ giảng viên Ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1 Đánh giá của học viên sau các khóa đào tạo 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0%

Nguồn: Phòng HCNS – công ty cổ phần Robot Tosy Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, từ năm 2018 đến năm 2019, tỉ lệ hài lòng giảm dần từ 80% xuống còn 60%, theo đó thì tỉ lệ học viên không hài lòng lại tăng lên từ 5% đến 28%. Nguyên nhân lí giải cho việc này chính là chất lượng khóa đào tạo chưa đúng với sự mong đợi của học viên. Chất lượng khóa đào tạo thấp dẫn đến rất nhiều hệ lụy như năng suất lao động sau đào tạo giảm, tỉ lệ học viên đạt yêu cầu giảm, tỉ lệ hài long giảm, … Có thể thấy, trong năm 2019 chất lượng các khóa đào tạo của công ty vẫn còn rất nhiều hạn chế tồn đọng.

Tuy rằng đánh giá hài lòng về khóa đào tạo của học viên cho năm 2018 chưa đạt mức tối đa nhưng với con số 80% học viên hài long thì cũng không quá tệ. Tuy nhiên, tỉ lệ học viên đánh giá ở mức không hài long còn khá nhiều, vì vậy công ty cần phải chú ý hơn đến việc xây dựng, đánh giá sang lọc những khóa đào tạo trước khi đưa vào đào tạo.

Nhưng đến năm 2020, nhìn vào con số trên có thể thấy công ty đã cải thiện được chất lượng khóa đào tạo rất nhiều. Mức độ học viên hài long đã tăng lên 30% so với năm 2019, lượng học viên không hài lòng giảm xuống chỉ còn 2% (giảm đi 26% so với năm 2019). Chất lượng khóa học đi lên khiến

cho tỉ lệ nhân viên sau đào tạo đạt yêu cầu tăng lên, năng suất lao động cũng từ đó mà tăng theo, … và rất nhiều lợi ích khác nữa. Mặc dù trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến cho số khóa đào tạo giảm đi đáng kể nhưng chất lượng của những khóa đào tạo lại được cải thiện rất nhiều.

2.4.9 Bố trí sử dụng lao động sau đào tạo

Một trong những yếu tố giúp nâng cao hiệu quả của công tác đào nguồn nhân lực chính là việc bố trí nguồn lao động sau đào tạo như thế nào, có đúng người đúng việc hay không. Tùy vào từng nhân viên tham gia đào tạo theo hình thức khác nhau công ty Tosy sẽ có các cách bố trí sử dụng lao động sau đào tạo khác nhau.

Đối với những nhân viên mới được tuyển dụng vào công ty, sau khi tham gia các khóa đào tạo sẽ được bố trí làm việc đúng chuyên ngành tại các phòng ban có lĩnh vực liên quan đến những kiến thức đã được đào tạo. Việc đào tạo này giúp cho người lao động có thể nâng cao kĩ năng làm việc, cập nhật kiến thức mới, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của chuyên ngành cũng như có thể làm quen với môi trường làm việc tại công ty.

Đối với những nhân viên do trưởng bộ phận đề cử hay do chính nguyện vọng muốn được tham gia đào tạo của nhân viên thì sau khi kết thúc khóa đào tạo, họ sẽ trao đổi thêm với trưởng bộ phận nếu có nguyện vọng thuyên chuyển sang vị trí khác. Sau đó trưởng bộ phận sẽ xem xét và đề xuất ý kiến lên cấp trên để thực hiện việc thuyên chuyển nhân viên đó sang bộ phận khác nếu như nhân viên đó phù hợp. Còn nếu không họ vẫn sẽ làm việc tại vị trí ban đầu trước khi tham gia đào tạo với một cách làm việc hiệu quả hơn và cần áp dụng những kiến thức đã học được để tăng năng suất làm việc lên.

Còn đối với những cán bộ quản lý, các trưởng bộ phận được công ty cử đi đào tạo bên ngoài, sau khi đào tạo xong thì có giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa đào tạo một cách rất tốt thì công ty sẽ căn cú vào nhu cầu, kế

hoạch sắp xếp tổ chức lao động của công ty để tiến hành việc thăng chức, tăng lương, … cho nhân viên đó.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần robot tosy (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w