Lựa chọn đối tượng tham gia đào tạo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần robot tosy (Trang 54 - 63)

5. Kết cấu khóa luận

2.4.3 Lựa chọn đối tượng tham gia đào tạo

Căn cứ vào xác định nhu cầu và mục tiêu đào tạo cũng như các kế hoạch kinh doanh của công ty, các trưởng bộ phận sẽ lựa chọn những đối

tượng trong phòng đủ điều kiện tham gia vào các khóa đào tạo và gửi về cho bộ phận HCNS của công ty.

Những nhân viên đủ điều kiện tham gia phải đáp ứng được những yêu cầu về phẩm chất (không nghiện hút, cờ bạc, có liên quan đến những tệ nạn xã hội khác,…), độ tuổi phải phù hợp với những khóa đào tạo ví dụ như không lựa chọn những nhân viên có độ tuổi từ 40 tuổi trở nên tham gia những khóa học đào tạo về sản phẩm mới ở ngoài trời hay cần phải di chuyển xa, đảm bảo mục đích tham gia đào tạo của nhân viên là phục vụ cho công việc trong công ty chứ không dùng những kiến thức đã học được với mục đích xấu…

Không phải lúc nào việc lựa chọn đối tượng đào tạo cũng là dễ dàng vì việc lựa chọn đối tượng đi đào tạo chủ yếu dựa trên ý kiến chủ quan của trưởng bộ phận nên đôi khi sẽ dẫn đến tình trạng có những nhân viên đủ điều kiện tham gia đào tạo nhưng do một vài yếu tố khách quan tác động nên không được lựa chọn tham gia đào tạo.

2.4.4 Xây dựng chương trình đào tạo

Để xây dựng được một chương trình đào tạo, ban kiểm soát của công ty đã dựng nên một bản kế hoạch chi tiết những khóa học cần phải đào tạo. Chương trình đào tạo gồm những nội dung như: lĩnh vực đào tạo, nội dung cần đào tạo, yêu cầu và mục đích của khóa học, những ai sẽ được tham gia vào khóa học, giảng viên là ai, tài liệu và cơ sở vật chất trong quá trình đào tạo là gì, … việc xác định chi tiết những nội dung cần thiết giúp cho công ty tránh được những sai sót, tiết kiệm thời gian và đạt được mục đích đặt ra một cách tốt nhất.

Nhìn chung, các chương trình đào tạo ở công ty khá phong phú và đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu hiện tại của nhân viên. Tùy vào nhu cầu mà công ty có những kế hoạch đào tạo khác nhau. Công ty Tosy phân chia chương trình đào tạo dành cho 3 phân khúc khác nhau:

- Đào tạo kiến thức, định hướng chung cho tất cả nhân viên mới. - Đào tạo nâng cao trình độ, kĩ năng chuyên môn đối với những nhân viên đang làm việc tại công ty.

- Đào tạo các quán bộ quản lí cấp cao trong công ty.

Khóa đào tạo dành cho cán bộ quản lí sẽ được bộ phận cấp trên như Ban kiểm soát nội bộ, ban Giám đốc, ... quyết định hoặc do chính những trưởng bộ phận đề xuất và ban giám đốc sẽ quyết định. Còn đối với những khóa học dành cho cán bộ nhân viên hầu hết sẽ do trưởng bộ phận đề xuất hoặc dựa trên những đề xuất và yêu cầu của chính cán bộ nhân viên trong phòng ban đó. Sau đó bộ phận nhân sự sẽ phụ trách các quy trình đào tạo theo hướng dẫn.

Dưới đây là một số các khóa đào tạo dành cho các trưởng bô phận cũng như cán bộ nhân viên trong công ty cổ phần Robot Tosy. Đối với từng bộ phận khác nhau sẽ có từng khóa đào tạo khác nhau phù hợp với nhu cầu bộ phận, phòng ban đó đang tìm kiếm.

Bảng 2.7 Các khóa học dành cho cán bộ trưởng bộ phận STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Nguồn: Phòng HCNS - công ty cổ phần Robot Tosy

STT 1 2 3 4 5 6 7 8

Nguồn: Phòng HCNS – công ty cổ phần Robot Tosy

Hình 1.2: CBNV trong công ty cổ phần Robot Tosy tham gia khóa đào tạo phần mềm ERP

Nguồn: Phòng HCNS – công ty cổ phần Robot Tosy

2.4.5 Lựa chọn phương pháp đào tạo

Đào tạo trong công việc chính là phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó người học sẽ học được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiện công việc và. Hiện nay, tại CTCP Robot Tosy đang áp dụng những phương pháp đào tạo đối với nguồn nhân lực, đó là:

Thứ nhất, phương pháp đào tạo theo phương pháp kèm cặp chỉ bảo. Phương pháp này được dùng chủ yếu cho các lao động mới hay lao động trẻ thiếu kinh nghiệm. NLĐ sẽ được phân vào những phòng ban phù hợp sau đó sẽ nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo của trưởng nhóm cũng như các đồng nghiệp có kinh nghiệm trong nhóm để có thể hoàn thành tốt công việc được giao. Nó giúp cho NLĐ hiểu hơn về quy trình làm việc cũng như công việc hiện tại đang làm. Phương pháp đào tạo này trang bị cho người lao động kiến thức cơ bản khi mới vào công ty, giúp cho họ hiểu hơn về văn hóa doanh nghiệp, mối liên hệ giữa các bộ phận.

Thứ hai, phương pháp tổ chức các lớp bồi dưỡng ngoài giờ làm việc. Công ty thường xuyên tổ chức các khóa học sau giờ làm việc để bổ sung những kiến thức và kĩ năng mềm và nghiệp vụ công việc cho nhân viên. Phổ biến nhất chính là các khóa quản trị kĩ năng dành cho các trưởng bộ phận phòng ban hay các lớp học ngoại ngữ do chính giảng viên nước ngoài giảng dạy.

2.4.6 Lựa chọn giảng viên đào tạo

Tùy theo mục tiêu và nhu cầu đào tạo, công ty sẽ tiến hành việc lựa chọn giảng viên đào tạo cho phù hợp. Trong trường hợp việc đào tạo chỉ nhằm mục đích nhắc lại kiến thức hay đào tạo để người lao động mới làm quen với công việc mới thì công ty sử dụng giáo viên nội bộ của công ty, còn để cung cấp cho người lao động những kiến thức mới hay nâng cao trình độ thì công ty thường thuê giảng viên bên ngoài.

Giảng viên nội bộ công ty sẽ là trưởng bộ phận các phòng ban có đủ kiến thức giảng dạy hoặc đôi khi đó sẽ là một người do trưởng ban bộ phận đó đề cử - nhân viên có kinh nghiệm lâu năm. Những người được chọn sẽ cần được ban lãnh đạo đánh giá dựa trên trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm đào tạo. Nhiệm vụ của họ là hướng dẫn cho nhân viên mới đến khi họ thành thục công việc được yêu cầu cũng như đạt chỉ tiêu mà công ty đã đề ra. Với phương pháp đào tạo này công ty sẽ không phải mất chi phí để thuê chuyên gia bên ngoài, người lao động nhanh làm quen và dễ tiếp thu kiến thức hơn. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi sự nhiệt tình của những người phụ trách kèm cặp, đào tạo.

Thứ hai, đối với phương pháp tổ chức các lớp bồi dưỡng ngoài giờ làm việc thì chủ yếu sẽ là thuê giảng viên bên ngoài. Các giảng viên đều đến từ những trường Đại học danh tiếng hàng đầu ở Việt Nam, những trung tâm đào tạo hay những chuyên gia đã có nhiều năm giảng dạy trong lĩnh vực mà công ty đang tìm kiếm. Ưu điểm của việc thuê giảng viên bên ngoài chính là họ sẽ có những kĩ năng sư phạm tốt hơn nên việc giảng dạy truyền đạt kiến thức cũng làm cho NLĐ dễ tiếp thu hơn, liên tục cập nhật những kiến thức mới, … Nhưng nhược điểm của việc này chính là sẽ tốn kém chi phí hơn cũng như vì họ chưa am hiểu sâu được về hoạt động của công ty nên đôi khi những bài học sẽ mang tính lí thuyết nhiều hơn là thực tế.

Hiện tại công ty đang áp dụng 2 phương hình thức giảng viên đào tạo đó là: Giảng viên nội bộ công ty và giảng viên thuê bên ngoài. Dưới đây là bảng số liệu trong 3 năm vừa qua về việc lựa chọn giảng viên đào tạo của công ty.

Bảng 2.9 Số lượng giảng viên đào tạo trong 3 năm gần đây

Giảng viên nội bộ công ty Giảng viên của trường Đại Học Cán bộ cấp cao

trong các doanh nghiệp

Tổng số

Nguồn: Phòng HCNS – công ty cổ phần Robot Tosy Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy, số lượng giảng viên nội bộ công ty chiếm tỉ lệ thấp hơn nhiều so với giảng viên thuê bên ngoài các trường Đại học. Đồng thời, giảng viên thuê từ các doanh nghiệp về cũng chiếm số lượng rất nhỏ, chỉ có 1 đến 2 người trong mỗi năm. Lí do chính là tiền chi phí để chi trả cho họ rất cao trong khi nguồn lực tài chính của công ty vẫn còn nhiều hạn chế.

Cụ thể, trong năm 2018, giảng viên nội bộ chỉ chiếm có 20%, thấp hơn một nhiều so với giảng viên mà công ty thuê bên ngoài các trường Đại học. Sang đến năm 2019, con số này vẫn không tăng lên là bao, chỉ tăng thêm 1 người so với năm 2018. Nguyên nhân chính là do giảng viên nội bộ hiện tại thiếu nhiều kĩ năng sư phạm, nhiều vấn đề chưa cập nhật kịp thời cũng như lượng kiến thức hiện có của họ chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo của công ty. Đến năm 2020, các khóa đào tạo bị cắt giảm nhiều nên cũng không có sự góp mặt của giảng viên nội bộ tham gia vào công tác đào tạo.

Như vậy, nhìn chung công ty vẫn chưa tận dụng tối đa hóa được nguồn lực hiện có của mình khiến chi phí đào tạo chưa được tối ưu. Công ty cần có những giải pháp để khắc phục việc này và nên chú trọng hơn đến việc đào tạo những kĩ năng, kiến thức cần thiết cho giảng viên nội bộ để có thể góp phần làm tăng hiệu quả cũng như tối ưu hóa được chi phí đào tạo.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần robot tosy (Trang 54 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w