Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần robot tosy (Trang 85 - 91)

5. Kết cấu khóa luận

3.2.6 Các giải pháp khác

Cải thiện cơ sở vật chất của lớp học. Hiện tại, hầu hết các thiết bị phục vụ cho đào tạo đã cũ, hệ thống dụng cụ phục vụ cho học tập còn thiếu và hư hỏng nhiều chính gây ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Hơn nữa không có

đội ngũ cán bộ riêng chuẩn bị, hỗ trợ lớp học như cung cấp văn phòng phẩm sắp xếp bàn ghế, chuẩn bị đồ ăn, nước uống do vậy, quá trình giảng dạy còn gặp phải những trở ngại và gây gián đoạn. Vì vậy, công ty cần thay thế các thiết bị đã cũ và bổ sung các thiết bị còn thiếu bằng các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đảm bảo tính ổn định và đạt hiệu quả cao nhất cho học viên khi học tập. Để công tác đào tạo đạt hiệu quả cao hơn, công ty cần có những giải pháp như: trước mỗi buổi học 30 phút, bộ phận hành chính nhân sự cần phải thực hiện công tác hỗ trợ chuẩn bị lớp học, cán bộ phụ trách đào tạo thường xuyên kiểm tra các trang thiết bị phục vụ lớp học, bàn ghế hỏng để kịp thời thay thế tránh làm ảnh hưởng đến việc học tập, …

Xây dựng quy chế khuyến khích hình thức tự học đối với toàn bộ nhân viên trong công ty. Xác định các điều kiện cụ thể để nhân viên có thể được hưởng hỗ trợ kinh phí, khen thưởng, tăng lương, .... Đảm bảo khuyến khích tự học nhưng phải công bàng, minh bạch nhằm phát huy hiệu quả cao nhất của chương trình này. Cần nêu rõ trách nhiệm của trưởng bộ phận cũng như của nhân viên trong quá trình đào tạo, tự đào tạo để phát triển bản thân và phát triển nghề nghiệp. Bộ phận nhân sự cần có những hướng dẫn và hỗ trợ để giúp nhân viên có thể tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu và định vị được cá nhân. Công ty cũng cần trang bị cho nhân viên các phương pháp và tiêu chí để họ tự đánh giá được quá trình phát triển của bản thân.

Bên cạnh đó, công ty nên xem xét đến việc xây dựng thêm tủ sách nội bộ, thư viện sách hay có các hình thức trao thưởng bằng sách cho nhân viên. Đào tạo tại công ty nên kết hợp với việc phân công công tác có tính thử thách, giúp NLĐ có thể rèn luyện, trải nghiệm và trưởng thành hơn. Bên cạnh đó, có thể khuyến khích và tạo điều kiên cho các nhân sự này tham gia vào các tổ chức hiệp hội hành nghề ở bên ngoài công ty.

Có các chính sách khen thưởng cho nhân viên đạt thành tích cao trong quá trình đào tạo và đạt năng suất lao động tốt sau đào tạo. Việc này sẽ tạo động lực cho nhân viên tham gia đào tạo củng cố kiến thức, tập trung hơn vào

việc tiếp thu các kiến thức trong các buổi đào tạo để có thể đạt kết quả tốt nhất sau đào tạo. Có thêm các đãi ngộ về tài chính để thu hút nhân viên tham gia đào tạo nâng cao chất lượng làm việc. Điều đó sẽ thúc đẩy việc sẵn sang tham gia chương trình đào tạo của công ty. Từ đó sẽ đem lại được hiệu quả công việc tốt nhất do nguồn nhân lực này đã được trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết cho công việc.

KẾT LUẬN

Trong thời đại cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần phải chú trọng xây dựng và phát triển. Vì thế, một trong những nhiệm vụ hàng đầu của người quản lý doanh nghiệp là đưa ra những chính sách để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp để có thể nâng cao vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.

Sau quá trình phân tích và đánh giá kết quả công tác đào tạo nguồn nhân lực tại CTCP Robot Tosy, tác giả đã đã thực hiện được những mục tiêu cơ bản đề ra (1) Hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết cơ bản về công tác đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, (2) Đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo nguồn nhân lực hiện nay của CTCP Robot Tosy (3) Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại CTCP Robot Tosy.

Thứ nhất, tác giả đã hệ thống và tổng hợp các khái niệm, mô hình về nguồn nhân lực, hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, mô hình đánh giá kết quả sau đào tạo, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực, vai trò của công tác đào tạo nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp cũng như chính người lao động và quy trình đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

Thứ hai, thông qua các số liệu được cung cấp bởi phòng HCNS của CTCP Robot Tosy, tác giả đã xác định được thực trạng nguồn nhân lực cũng như quy trình của công tác đào tạo nguồn nhân lực hiện tại của CTCP Robot Tosy cùng với những nguyên nhân, thành tựu mà CTCP Robot Tosy đã đạt được trong 3 năm qua. Bên cạnh đó, tác giả cũng thấy được rõ mức độ và vai trò đóng góp của việc nâng cao trình độ của NNL trong doanh nghiệp. Tất cả các bước trong quy trình thực hiện đào tạo nguồn nhân lực đều rất quan trọng và có liên kết với nhau một cách rất chặt chẽ nên chỉ cần làm sai một bước trong quy trình cũng có thể khiến quy trình đào tạo đạt kết quả kém. Trong đó, bước quan trọng nhất giúp công tác đào tạo nguồn nhân lực đạt hiệu quả cao chính là xác định đúng nhu cầu đào tạo của nguồn nhân lực cũng như mục tiêu đào tạo của doanh nghiệp.

Thứ ba, tác giả đã đề xuất ra những giải pháp cụ thể giúp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại CTCP Robot Tosy dựa vào những thực trạng đã phân tích ở chương 2. Tuy nhiên, những giải pháp mà tác giả đưa ra chưa hẳn là những giải pháp hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề bởi vẫn còn những yếu tố khách quan khác có thể ảnh hưởng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực tại CTCP Robot Tosy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.

2. Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Vân Điềm (2012), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.

3. Mai Thanh Lan, Nguyễn Thị Minh Nhàn (2016), “Giáo trình Quản trị nhân lực căn bản”, NXB Thống kê, Hà Nội.

4. PSG. TS Phạm Công Đoàn, TS. Nguyễn Cảnh Lịch (2012) “Giáo trình

Kinh tế doanh nghiệp thương mại”, NXB Thống kê, Hà Nội.

5. OJT Solutions (2018), Nghệ thuật đào tạo nhân sự theo phong cách

Toyota, Nhà Xuất Bản Phụ Nữ, Hà Nội.

6. Cảnh Chí Hoàng, Trần Vĩnh Hoàng (2013), “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chíPhát triển và Hội nhập, số 12, tháng 9/2013.

7. Đinh Thị Thúy Nga (2015), “Đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần giáo dục và truyền thông Nam Việt”, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa quản trị nhân lực Trường Đại học Thương mại.

8. Bùi Tuấn Vũ (2016), “Hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần truyền thông VMG”, luận văn thạc sĩ Đại học Thương Mại. 9. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2016), “Đào tạo nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn Bioseed Việt Nam”, luận văn thạc sĩ Đại học lao động – xã

hội.

10. Trangweb “https://www.quantri123.com/cac-phuong-phap-dao-tao-va-

phat-trien-nguon-nhan-luc/”.

11. Công ty cổ phần Robot Tosy (2018-2020), Báo cáo tài chính giai đoạn 2018 đến 2020, Bộ phận Kế toán.

12. Công ty cổ phần Robot Tosy (2020), Báo cáo triển khai phương hướng, kế hoạch phát triển, Bộ phận Nhân sự.

13. Công ty cổ phần Robot Tosy (2018-2020), Báo cáo thống kê cơ cấu lao động giai đoạn 2018 đến 2020, Bộ phận Nhân sự.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần robot tosy (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w