Đa dạng hóa chương trình và các phương pháp đào tạo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần robot tosy (Trang 79 - 81)

5. Kết cấu khóa luận

3.2.2 Đa dạng hóa chương trình và các phương pháp đào tạo

[Nếu một khóa học có hay đến mấy mà phương pháp đào tạo sai lầm thì cũng sẽ không thể thu hút được nhiều nhân viên tham gia. Hiện tại, công ty chỉ đang áp dụng hai phương pháp đào tạo khiến cho nhân viên bị thụ động, không thể đổi mới bản thân, mãi mãi chỉ đi theo một lối cũ. Công ty cần phải đa dạng hóa các lựa chọn phương pháp cho nhân viên để có thể khai thác một cách tốt nhất năng lực của họ.

Đối với cấp quản lý, công ty nên thường xuyên mở các cuộc đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài, tham quan và học tập các doanh nghiệp lớn về kinh nghiệm quản lý, khoa học kĩ thuật, phương pháp tối ưu quá trình sản xuất, xây dựng hội thảo nội bộ để trao đổi kinh nghiệm giữa các cá nhân và tập thể kết hợp với đào tạo trong công việc và ngoài công việc để tiết kiệm chi phí đào tạo.

Nhất là đối với nhân viên khối bộ phận sản xuất, công ty cần tổ chức thêm nhiều lượt người đi đào tạo tại các lớp cạnh DN hoặc liên kết với các trường trong địa bàn thành phố như: trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Vinatex, trường CĐ nghề Công nghiệp... để nâng cao kiến thức lý thuyết cơ bản cũng như kĩ năng làm việc cho họ. Từ

đó kết hợp với phương pháp kèm cặp, chỉ bảo như hiện nay chắc chắn họ sẽ nắm vững và vận dụng tốt hơn vào công việc sản xuất của mình.

Đồng thời, công ty cũng nên sử dụng thêm phương pháp mới như luân chuyển lao động: việc luân chuyển này sẽ giúp cho nhân viên trong công ty thực hiện được nhiều kỹ năng, tích luỹ thêm kinh nghiệm đồng thời khi cần thiết có thể chuyển họ sang hẳn công việc khác mà không mất thời gian đào tạo lại. Song việc luân chuyển này phải phù hợp cả về số lượng, thời gian và các hình thức công việc để tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất chung của bộ phận cũng như của công ty

Về chương trình đào tạo cho nhân viên quản lý, lãnh đạo kế cận, chủ chốt. Công ty nên dành thêm nguồn lực đầu tư cho các khóa học về kỹ năng lãnh đạo hay các nghiệp vụ quản trị trọng yếu như quản trị chiến lược, quản trị hiệu suất hay quản trị nhóm. Đặc biệt, công ty cần quan tâm tới đội ngũ quản lý tại các bộ phận hỗ trợ, thay vì mới chỉ quan tâm tới đào tạo cho bộ phận kinh doanh đào tạo tại công ty nên kết hợp với phân công công tác có tính thử thách, giúp các cá nhân được trải nghiệm và trưởng thành. Bên cạnh đó, có thể khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhân sự này tham gia vào các tổ chức hiệp hội hành nghề ở bên ngoài công ty.

Các chương trình đào tạo cần phải thực hiện theo nguyên tắc đan xen giữa lý thuyết và thực hành đối với tất cả các học viên ở các bộ phận. Nội dung đào tạo cần phải sát với công việc dự kiến được giao sau khi tốt nghiệp của người được đào tạo để họ có thể vận dụng kiến thức vào thực tế. Trong thời gian tới, công ty nên chức thêm nhiều buổi hội nghị để thảo luận về các vấn đề ở nhiều lĩnh vực do cán bộ trong công ty có kinh nghiệm, trình độ cao hướng dẫn hoặc có thể mời những chuyên gia trong ngành sản xuất đồ chơi công nghệ cao về hội thảo. Đồng thời, công ty có thể áp dụng thêm các phương pháp mới như chương trình hoá với sự trợ giúp của máy tính, đào tạo kỹ thuật nghe nhìn để NLĐ có thể tự học từ đó tiết kiệm thời gian thực hiện

các công việc khác được giao và nâng cao kỹ năng giao tiếp, giải quyết các vấn đề thực tế một cách hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần robot tosy (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w