Hiện nay công ty đang sử dụng Hệ thống CMS. CMS là chữ viết tắt của Content Management System còn gọi là hệ thống quản trị nội dung nhằm mục đích giúp dễ dàng quản lý, chỉnh sửa nội dung. Nội dung ở đây là text, video, nhạc, hình ảnh, files… CMS là nơi người quản trị Website có thể cập nhật, thay đổi nội dung trên Website. Một hệ thống CMS tốt sẽ cho phép vận hành Website mà không cần sự can thiệp, hỗ trợ từ người lập trình trang web.
Một số vai trò quan trọng của CMS có thể kể đến như: - Tạo và lưu trữ nội dung website.
- Chuyển hay chia sẻ các nội dung. - Thêm, bớt, chỉnh sửa nội dung.
Hình 2.1. Giao diện quản lý nội dung của công ty
(Nguồn: cms.trangnguyen.edu.vn)
Một số ưu điểm của hệ thống CMS có thể kế đến như: - Sử dụng CMS không cần biết lập trình thế nào.
- Người dùng có thể tạo người dùng và phân quyền cho họ như author (tác giả), editor (người chỉnh sửa), và administrator (quản trị viên).
- Tận dụng các diễn đàn có sẵn để hỗ trợ, online chat, Slack channels,
những nhóm và hội nhóm trên mạng xã hội. - Dễ dàng cài đặt.
- Tiết kiệm thời gian quản lý, chi phí vận hành và bảo trì. - Tiết kiệm được chi phí xây dựng website.
Tuy nhiên, hệ thống CSM vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau: - Các themes được thiết kế sẵn trên CMS thường bị rập khuôn và đồng
- CMS có độ linh hoạt thấp so với những website tự code. Nếu muốn có sự tính năng khác lạ nào đó cần phải thuê lập trình viên để thiết lập và vận hành nó.
- Đặc biệt, các website sử dụng các CMS phổ biến thường là đối tượng của hackers nên tính bảo mật sẽ không cao.
- CMS có thể làm website bị chậm lại, khi đó các trang sẽ không load nhanh như là những trang web được code thủ công. Vì vậy, cần trợ giúp từ plugin và extensions để tối ưu thời gian tải trang, hay tăng tốc website.