3.3.3.1. Tạo động lực cho nhân viên
Tạo động lực cho nhân viên là yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp sở hữu nguồn nhân sự chất lượng. Với vai trò quản lý, chủ doanh nghiệp có thể tạo động lực cho nhân viên theo những cách sau:
- Cung cấp những khóa đào tạo nhân sự cơ bản cho nhân viên: Với những kỹ năng được trang bị, đào tạo sẽ giúp các nhân viên hoàn thành công việc được tốt hơn đồng thời tăng khả năng thu hút và giữ chân nhân tài ở lại với doanh nghiệp. Để nâng cao kỹ năng cho nhân viên, lãnh đạo có thể cung cấp tài liệu, nguồn lực để họ tự nghiên cứu học tập, hoặc tổ chức các đợt tập huấn để giúp họ phát triển năng lực được hiệu quả hơn. Những sáng kiến của các nhân viên
liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bởi họ là những người trực tiếp sản xuất các sản phẩm hay thiết kế các dịch vụ, là những người tham gia giao dịch với khách hàng và giải quyết vấn đề hàng ngày. Như vậy, các nhà quản lý cần cân nhắc và lựa chọn những nhân viên ưu tú, trung thành để có những các kế hoạch đào tạo, nâng cao kỹ năng hiệu quả mà không lãng phí tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp.
- Công nhận năng lực và cống hiến của nhân viên: Nhận được sự công
nhận từ cấp quản lý là điều rất quan trọng với từng nhân viên. Nó khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn, có những hành động tích cực giúp thúc đẩy hiệu suất, theo chiến lược dài hạn.
- Đãi ngộ công bằng: Rất nhiều nhân viên quan tâm đến sự công bằng trong các đãi ngộ của công ty. Điều này thể hiện đầu tiên ở việc thanh toán tiền lương nhân viên. Lãnh đạo phải đưa ra một mức lương mà các nhân viên cảm thấy hợp lý, tùy theo năng lực của mỗi người và trả thêm cho các công việc ngoài giờ. Khi đó các nhân viên sẽ xác định rõ mục tiêu về thu nhập và tự mình có động lực, kế hoạch để đạt được mục tiêu đã đề ra cũng như buộc nhân viên
phấn đấu để đạt được các mục tiêu mà nhà quản lý đã vạch ra. Phương án này thực sự mang lại hiệu quả cao và thường được áp dụng để tạo động lực cho nhân viên kinh doanh. Ngoài ra, các nhà quản lý cần đưa ra các đãi ngộ về lương, thưởng rõ ràng, công khai và công bằng cho các nhân viên từ cũ đến mới, từ cấp cao đến cấp thấp.
- Phát triển con người: Phát triển con người là một trong những bí quyết gắn kết nhân viên quan trọng của một người lãnh đạo. Cơ hội cho nhân viên xây dựng và phát triển kỹ năng là chìa khóa để tăng gắn kết nhân viên, cũng như đạt nhiều thành công cho doanh nghiệp.
- Tạo môi trường làm việc năng động: Áp lực từ môi trường làm việc là một trong những nguyên nhân khiến căng thẳng và chán nản của nhân viên khi làm việc vì vậy, nhiệm vụ của các nhà quản lý đó là phải giải phóng áp lực và căng thẳng cho nhân viên. Để thư giãn và khuyến khích tinh thần cho nhân viên của mình, các nhà quản lý có thể tổ chức các hoạt động giải trí ngay trong giờ làm như: Tổ chức quiz, trò chơi giữa giờ… Những hoạt động giải lao này không chỉ làm giảm bớt căng thẳng mà còn thúc đẩy nhân viên tập trung tinh thần làm việc. Ngoài ra, có thể tạo động lực cho nhân viên bằng việc làm mới, trang trí lại văn phòng, tạo không gian thoải mái, tươi mới, thúc đẩy tinh thần làm việc mỗi ngày cho nhân viên như: Sử dụng áp phích treo tường để truyền cảm hứng, sử dụng sticker, trang trí không gian làm việc bằng các lọ hoa, bình nước, cốc...với những họa tiết trang trí độc đáo, thú vị kích thích sự sáng tạo. Bằng
các hình thức này, bạn có thể giữ cho nhân viên của mình luôn hứng khởi, có tinh thần cao độ khi họ làm việc cũng như thư giãn.
3.3.3.2. Về mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên
- Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất lao động của nhân viên. Người lãnh đạo có tầm nhìn xa, kỹ năng lãnh đạo, quản lý con người, có chính sách thưởng phạt kịp thời sẽ
khiến nhân viên cảm thấy đó là môi trường lý tưởng để làm việc. Bên cạnh đó, việc bố trí, phân công khối lượng công việc phải hợp lý với năng lực, trình độ mỗi nhân viên. Sẽ không ai cảm thấy hào hứng khi được giao quá nhiều việc không phù hợp năng lực, chuyên môn của mình. Ngoài ra, kỹ năng lắng nghe cũng rất cần thiết để lãnh đạo xây dựng, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên.
- Thấu hiểu nhân viên: Lãnh đạo cần dành thời gian để hiểu biết nền tảng
và các giá trị của nhân viên. Từ đó lãnh đạo sẽ thấy rõ hơn những ảnh hưởng tốt tới thái độ và động lực nhân viên. Mỗi ngày, lãnh đạo sẽ càng phát triển tốt hơn với nhân viên của mình.
Không chỉ giao tiếp với nhân viên trong công việc, lãnh đạo cần thể hiện sự quan tâm qua những phúc lợi nhân viên. Hiện tại công ty chưa có phòng nghỉ dành cho nhân viên nên cần xem xét bố trí một phòng để nhân viên cí thể nghỉ ngơi. Những hành vi quan tâm này có tác động tích cực tới thái độ và tăng động lực làm việc của nhân viên, tăng cường mối quan hệ gắn khít từ hai phía.