Phân loại hoạt động bán lẻ của ngânhàng

Một phần của tài liệu Giải pháp triển khai ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. (Trang 33 - 39)

Có nhiều cách thức để phân loại hoạt động bán lẻ của ngân hàng: phân loại theo sản phẩm, dịch vụ; phân loại theo kênh phân phối sản phẩm dịch vụ… Tuy nhiên, để có cái nhìn tổng quan và bao quát nhất về hoạt động bán lẻ của ngân hàng, tác giả phân loại hoạt động bán lẻ theo nhóm sản phẩm như sau:

1.2.2.1. Huy động vốn

Hoạt động huy động vốn bán lẻ có các phương thức sau: Huy động vốn bằng hình thức làm trung gian thanh toán cho các cá nhân, hộ gia đình và doanh

nghiệp nhỏ; nhận tiền gửi của các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp vừa và nhỏ; huy động vốn qua thị trường vốn… Các sản phẩm của hoạt động huy động vốn có thể kể đến như sau:

Nhận tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm là sản phẩm có tính truyền thống tiêu biểu trong hoạt động ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm bao gồm những khoản tiền nhàn rỗi, để dành cho những mục đích nhất định của khách hàng trong tương lai. Đặc điểm của tiền gửi tiết kiệm là vì mục tiêu lợi nhuận của khách hàng thông qua hưởng lãi suất. Đó là ưu thế của tiền gửi tiết kiệm trong so sánh với tiền gửi cá nhân làm phương tiện thanh toán (lãi suất thấp hoặc không có lãi suất và phải trả phí thanh toán). Tuy nhiên, tiền gửi tiết kiệm cũng có nhược điểm là không được sử dụng để thanh toán cá nhân như sử dụng séc, thẻ thanh toán... và không có hoặc rất ít khả năng chuyển nhượng.

Tiết kiệm không kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn có thể rút ra gửi vào theo yêu cầu của khách hàng nhưng không được sử dụng vào mục đích thanh toán. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn được hưởng lãi suất thấp hơn lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn nhưng không phải chịu phí như tiền gửi thanh toán.

Tiết kiệm có kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn được gửi với thời gian tối thiểu theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Thông thường với loại tiết kiệm có kỳ hạn, khách hàng không được rút trước hạn hoặc được rút nhưng phải báo trước hoặc phải chịu một khoản lãi phạt (ở Việt Nam rút trước hạn phải chịu lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn). Kỳ hạn gửi tiền tiết kiệm càng dài thì lãi suất càng cao và thông thường cao hơn nhiều so với tiết kiệm không kỳ hạn. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thích hợp với mọi đối tượng khách hàng có tiền nhàn rỗi chưa sử dụng trong một thời hạn xác định. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là nguồn vốn có tính ổn định cao, kỳ hạn thường dài và có khả năng tích lũy.

Phát hành giấy tờ có giá

nhàn rỗi nhưng được ngân hàng huy động nhằm sử dụng vào các mục đích cụ thể trong từng thời kỳ và có thể sử dụng làm công cụ chuyển nhượng trực tiếp hoặc thông qua thị trường chứng khoán. Vì vậy, một trong những điểm khác biệt của giấy tờ có giáso với tiền tiết kiệm thông thường là khách hàng có thể mua bán trên thị trường chứng khoán, không được rút ra trước thời hạn và cũng không được gia hạn thêm.

Tiền gửi thanh toán

Tiền gửi thanh toán được gửi vào ngân hàng nhằm phục vụ nhu cầu thanh toán, chi trả của khách hàng. Tiền gửi thanh toán có thể rút ra bất kỳ lúc nào và dùng để chi trả thường xuyên hoặc định kỳ. Khi gửi tiền gửi thanh toán, lãi suất không phải là mục tiêu chính của khách hàng mà điều quan trọng với khách hàng là được sử dụng các công cụ thanh toán sao cho thuận tiện, linh hoạt nhất.

Tiền gửi thanh toán là nguồn vốn với chi phí thấp mà các ngân hàng có thể sử dụng một phần để cho vay vì vậy đối với các ngân hàng, việc mở rộng thu hút nguồn tiền gửi này rất quan trọng.

1.2.2.2. Tín dụng bán lẻ

Hoạt động cho vay cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và vừa còn được gọi là hoạt động tín dụng bán lẻ của NHTM. Trong thời kỳ trước, hầu hết các ngân hàng đều không chú trọng đến hoạt động cho vay cá nhân và hộ gia đình và cho rằng các khoản cho vay tiêu dùng nói chung có quy mô nhỏ với rủi ro cao, chi phí thu thập thông tin lớn làm cho mức sinh lời thấp. Tuy nhiên, trong nền kinh tế phát triển, mức thu nhập của người dân tăng cao đồng nghĩa với xu thế tiêu dùng tăng; trong hoạt động Ngân hàng không chỉ diễn ra cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng với nhau mà còn cạnh tranh với các tổ chức tài chính phi Ngân hàng khác, việc đẩy mạnh và quan tâm tới hoạt động tín dụng bán lẻ là xu hướng của hầu hết các ngân hàng TMCP. Các sản phẩm cơ bản trong cho vay tiêu dùng như:

+ Cho vay sinh hoạt tiêu dùng: sản phẩm này đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình như mua sắm dụng cụ gia đình, phương tiện đi lại... Loại hình sản phẩm này hướng tới các nhóm khách hàng có thu nhập không cao nhưng ổn định như công nhân viên chức hưởng lương và có việc làm ổn định.

+ Cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở: sản phẩm này đáp ứng nhu cầu mua nhà, hợp thức hoá nhà đất, xây dựng và sửa chữa nhà của khách hàng nhưng chưa thể thực hiện được do chưa đầy đủ về tài chính.

+ Cho vay hỗ trợ du học: sản phẩm đáp ứng nhu cầu về tài chính cho người thân của gia đình có đủ tài chính để du học.

+ Sản phẩm được thiết kế với mục tiêu hỗ trợ cho vay để sản xuất kinh doanh, nhóm sản phẩm này nhằm hướng tới đối tượng khách hàng vay là những cá nhân, hộ kinh doanh, DNNVV có quy mô hoạt động nhỏ.

Nhìn chung, tỷ trọng dư nợ bán lẻ trong tổng dư nợ của các ngân hàng ngày càng lớn, góp phần làm tăng doanh thu, lợi nhuận cho các ngân hàng. Tuy nhiên, các khoản vay nhỏ lẻ, phân tán nên chi phí quản lý cao. Bên cạnh đó, khách hàng vay rất nhạy cảm với lãi suất, thời hạn và thủ tục nên các ngân hàng dễ bị tác động bởi yếu tố cạnh tranh trên thị trường và khả năng trục lợi của khách hàng.

1.2.2.3. Một số các sản phẩm dịch vụ của hoạt động kinh doanh ngân bán lẻ khác

Một số các sản phẩm dịch vụ của hoạt động kinh doanh ngân bán lẻ khác như: Thanh toán hóa đơn; sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán chéo; sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử; dịch vụ thẻ; dịch vụ chi trả kiều hối; dịch vụ ngân quỹ; dịch vụ quản lý tài sản (cho thuê két)… Cụ thể các sản phẩm như sau:

*Sản phẩm thanh toán:

Đây là một nhóm dịch vụ điển hình và có vai trò chìa khóa cho hoạt động cung ứng dịch vụ của ngân hàng đối với khách hàng. Ngày nay dịch vụ thanh toán được tổ chức cung ứng cho người tiêu dùng qua các kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp dựa trên hệ thống kỹ thuật hạ tầng và công nghệ xử lý hiện đại. Khách hàng ngày càng nhận được những dịch vụ thanh toán có tính an toàn, chính xác và tiện ích cao, không chỉ ở trong nước mà còn trên phạm vi toàn cầu.

Séc: Séc là phương tiện thanh toán do người ký phát lập, ra lệnh cho ngân

hàng trả không điều kiện một số tiền nhất định cho người thụ hưởng.

Uỷ nhiệm thu (ghi nợ): Ủy nhiệm thu là hình thức thanh toán chuyển nợ

trực tiếp trong đó người bán lập lệnh và gửi kèm hóa đơn đến ngân hàng phục vụ người mua để nhờ thu hộ số tiền cung ứng dịch vụ.

Uỷ nhiệm chi, chuyển tiền: Đối với hình thức ủy nhiệm chi, chuyển tiền,

người mua hàng ủy nhiệm cho ngân hàng thực hiện chi trả tiền cho người bán hàng. Giống như ủy nhiệm thu, đây là dạng thanh toán gián tiếp, thường thực hiện đối với các khoản thanh toán mà người mua có thể kiểm tra chất lượng hàng hóa dịch vụ trước khi trả tiền.

*Sản phẩm thẻ:

Thẻ ngân hàng là một sản phẩm tài chính cá nhân đa chức năng đem lại nhiều tiện ích. Thẻ có thể sử dụng để rút tiền, gửi tiền, cấp tín dụng, thanh toán hóa đơn dịch vụ hay để chuyển khoản cũng như được sử dụng cho nhiều dịch vụ phi tài chính như tra vấn thông tin tài khoản, thông tin các khoản chi phí sinh hoạt…Sản phẩm thẻ bao gồm dịch vụ phát hành thẻ và dịch vụ thanh toán thẻ.

Thẻ thanh toán bao gồm hai loại là thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Thẻ ghi nợ kết nối trực tiếp tới tài khoản thanh toán của khách hàng và tài khoản của khách hàng sẽ bị ghi nợ ngay khi khách hàng sử dụng thẻ để thanh toán. Mảng dịch vụ phát hành thẻ ghi nợ là một kênh thu hút nguồn vốn hiệu quả với chi phí vốn thấp.

Thẻ tín dụng không kết nối với tài khoản thanh toán của khách hàng. Ngân hàng cung cấp cho chủ thẻ một hạn mức tín dụng nhất định để chủ thẻ thực hiện chi tiêu. Hàng tháng ngân hàng sẽ gửi cho chủ thẻ một bản sao kê các khoản mà chủ thẻ đã thực hiện chi tiêu. Hạn mức tín dụng sẽ được lặp lại một cách tuần hoàn khi chủ thẻ thanh toán đúng hạn các khoản chi tiêu trong kỳ. Thẻ tín dụng được phát hành trên cơ sở tài sản đảm bảo của khách hàng hoặc trên cơ sở tín chấp, do quy định của ngân hàng đối với từng khách hàng.

*Sản phẩm ngân hàng số:

Sản phẩm ngân hàng số được giải thích như là khả năng của một khách hàng có thể truy cập từ xa vào một ngân hàng nhằm: thu thập các thông tin; đăng ký sử dụng dịch vụ mới; thực hiện các giao dịch thanh toán, tài chính dựa trên các tài khoản lưu ký tại ngân hàng đó. Các sản phẩm ngân hàng số hiện nay là:

- Internet banking: sản phẩm này giúp khách hàng chuyển tiền trên mạng thông qua các tài khoản cũng như kiểm soát hoạt động của các tài khoản này. Để tham gia,

khách hàng truy cập vào website của ngân hàng và thực hiện giao dịch tài chính, truy vấn thông tin cần thiết.

- Mobile banking: là hình thức thanh toán trực tuyến qua mạng điện thoại di động. Phương thức này được ra đời nhằm giải quyết nhu cầu thanh toán giao dịch có giá trị nhỏ hoặc những dịch vụ tự động không có người phục vụ.

- Call center: Do quản lý dữ liệu tập trung nên khách hàng có tài khoản tại

bất kỳ chi nhánh nào vẫn gọi về một số điện thoại cố định của trung tâm này để được cung cấp mọi thông tin chung và cá nhân.

*Các sản phẩm bán lẻ khác:

- Bảo quản vật có giá và cho thuê két: đây là một nghiệp vụ của NHTM hiện cũng đang được khách hàng quan tâm, không chỉ nhận gửi thông thường mà ngân hàng đã có quy trình nghiệp vụ nghiêm ngặt, với hệ thống kho chứa, tủ, két kiên cố để cung cấp sản phẩm này tới khách hàng. Ngoài những vật quý giá, những đồ vật gửi trong két bao gồm nhiều loại giấy tờ có giá, cổ phiếu, chứng chỉ đầu tư, các dữ liệu quan trọng, dữ liệu dự phòng, các đồ lưu niệm riêng tư, di chúc...

- Tư vấn và cung cấp thông tin: Ngân hàng có một cơ sở dữ liệu tốt do có quan hệ hợp tác với các thành phần kinh tế, các khách hàng khác nhau, đồng thời, ngân hàng là người hiểu sâu sắc nhất nghiệp vụ ngân hàng, tài chính, tiền tệ vì vậy có lợi thế trong việc tư vấn cho khách hàng. Tận dụng thế mạnh này, các ngân hàng đã cung cấp dịch vụ tư vấn và cung cấp thông tin không những cho các doanh nghiệp mà còn cho các cá nhân. Ngoài tư vấn các dịch vụ ngân hàng, ngân hàng còn tư vấn về các lĩnh vực như pháp luật, đầu tư, thuế....

- Dịch vụ bảo hiểm: Ngoài các sản phẩm ngân hàng truyền thống, các ngân hàng còn cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho khách hàng qua các phương thức khác nhau: Trực tiếp thiết kế và bán các sản phẩm bảo hiểm; Làm đại lý cho các công ty bảo hiểm; Cho phép các công ty bảo hiểm được bán bảo hiểm ngay tại ngân hàng. Hiện tại, nghiệp vụ bảo hiểm cũng đang được các ngân hàng quan tâm phát triển và tạo ra nguồn lợi nhuận khá lớn cho ngân hàng.

Kết hợp giữa ngân hàng và bảo hiểm đang là xu thế của ngành tài chính ngân hàng hiện nay. Sự kết hợp này mang đến tiện lợi cho khách hàng và tăng

lợi nhuậncho cả hai phía: ngân hàng tăng thu phí dịch vụ (tiền hoa hồng) bán bảo hiểm, đồng thời tăng cường thu hút vốn do quản lý tài khoản cho các công ty bảo hiểm. Ngược lại, các hãng bảo hiểm bán được nhiều sản phẩm thông qua mạng lưới chi nhánh rộng và đội ngũ nhân viên ngân hàng có trình độ và độ tín nhiệm cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp triển khai ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)