Các nhân tố ảnh hưởng tới triển khai ngânhàng số trong hoạt động bán lẻ của

Một phần của tài liệu Giải pháp triển khai ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. (Trang 46 - 48)

1.3.3.1. Nhân tố khách quan

- Thứ nhất là nhóm nhân tố thuộc về chính sách, thể chế: Các chính sách điều hành kinh tế, đặc biệt là các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, của các cơ quan quản lý nhà nước sẽ tác động một cách trực tiếp đến việc triển khai ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ, đặc biệt khung pháp lý chưa đầy đủ và thường đi sau sự phát triển quá nhanh của công nghệ và sự đổi mới liên tục các các sản phẩm bán lẻ cũng chính là nhân tố chính ảnh hướng lớn tới quá trình triển khai ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ.

- Thứ hai là nhóm nhân tố thuộc về yếu tố kinh tế và trình độ khoa học công nghệ: Hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung cũng như hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ nói riêng đều chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế toàn cầu và của mỗi nước. Tùy theo tình hình phát triển của nền kinh tế và trình độ tiếp cận công nghệ

mới mà hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ trong thời đại số có những chiều hướng phát triển khác nhau.

- Thứ ba là nhóm nhân tố thuộc về yếu tố xã hội: Nhân tố xã hội là một trong những nhân tố khá quan trọng tác động đến hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ. Trong các nhân tố xã hội thì các nhân tố: Quy mô dân số, phân bố dân số, trình độ dân trí, lực lượng lao động, thu nhập bình quân đầu người là các nhân tố chính ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh này.

- Thứ tư là nhóm nhân tố thuộc về đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh là

một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chiến lược và sách lược của ngân hàng để cạnh tranh thị phần khách hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới khác biệt. Bên cạnh đó, đối thủ cạnh tranh là một nguồn thông tin có giá trị được các nhà quản trị ngân hàng sử dụng để hỗ trợ cho việc ra quyết định liên quan đến phát triển sản phẩm và mức độ đầu tư công nghệ.

1.3.3.2. Nhân tố chủ quan

- Thứ nhất là nhóm nhân tố về năng lực quản trị điều hành và nguồn nhân lực chất lượng cao: Sự phát triển ngân hàng số trong hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ phải gắn liền với năng lực quản trị điều hành, sự cầu thị và đầu tư của mỗi ngân hàng trong xuyên suốt quá trình phát triển ngân hàng số để đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển ổn định, an toàn, bền vững và tự kiểm soát được.

- Thứ hai là nhân tố công nghệ: Nhân tố công nghệ là một nhân tố hết sức

quan trọng, có thể coi là nhân tố then chốt trong triển khai ngân hàng số đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ bởi để đưa các sản phẩm dịch vụ mới tiếp cận được với một khối lượng khách hàng lớn tại các địa bàn khác nhau với nhiều nhu cầu khác nhau thì yếu tố công nghệ là yếu tố không thể bỏ qua nhằm mang lại sự hài lòng nhất cho khách hàng và hiệu quả cao nhất ngân hàng.

- Thứ ba là nhân tố về chính sách khách hàng: Chính sách khách hàng là chính sách mà các ngân hàng áp dụng để thể hiện chiến lược marketing ở cấp độ khách hàng hoặc phân khúc khách hàng, dựa trên những quyết định được đưa ra để phân bổ các nguồn lực hiện có của ngân hàng, mục đích cuối cùng là để cung cấp dịch vụ nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, từ đó

đạt được mục tiêu tốiđa hóa lợi nhuận của ngân hàng. Thỏa mãn nhu cầu khách hàng, nâng cao sự nhận biết của khách hàng và tạo dựng sự trung thành của khách hàng luôn là điều các ngân hàng cần làm. Do vậy việc triển khai ngân hàng số gắn liền với xây dựng chính sách khách hàng hợp lý, đủ sức cạnh tranh là việc cần thiết để duy trì và phát triển nền khách hàng bền vững.

Một phần của tài liệu Giải pháp triển khai ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)