Cơ hội, thách thức phát triển ngânhàng số trong hoạt động bán lẻ tại BIDV

Một phần của tài liệu Giải pháp triển khai ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. (Trang 97 - 99)

động bán lẻ tại BIDV

3.1.1. Cơ hội, thách thức phát triển ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ tại BIDV tại BIDV

Biểu đồ 3.1: Đánh giá SWOT về triển khai ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ tại BIDV

Nguồn: BIDV, 2019

*Cơ hội

Thị trường ngân hàng số tại Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu, nền khách hàng hiện hữu của BIDV chưa sử dụng kênh ngân hàng điện tử còn nhiều là cơ hội để khai thác và tối ưu hóa hiệu quả của các kênh phân phối. Bên cạnh đó, với nền tảng khoa học công nghệ không ngừng phát triển, giá thành các thiết bị di động ngày

càng giảm, hành vi tiêu dùng theo xu hướng số của khách hàng ngày càng gia tăng, tạo điều kiện cho các kênh ngân hàng điện tử phát triển.

Ngoài ra, BIDV đang trong giai đoạn đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, trong đó phát triển các kênh phân phối số đang được Ban lãnh đạo rất chú trọng quan tâm. BIDV cũng đang ngày càng nhận thức tốt hơn về việc các kênh ngân hàng số sẽ giúp BIDV tiết kiệm chi phí, tăng khả năng và chất lượng phục vụ khách hàng.

*Thách thức

Yếu tố văn hóa, thói quen tiêu dùng và trình độ dân trí là một rào cản đối với việc phát triển các dịch vụ ngân hàng ứng dụng công nghệ cao tại Việt Nam. Theo thống kê của NHNN, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm chủ yếu trong tổng phương tiện thanh toán. Mặt khác sự gia tăng của một lớp khách hàng mới có nhu cầu cao về công nghệ, gây sức ép cho các ngân hàng phải liên tục thay đổi/đầu tư mới công nghệ.

Ngoài ra, tính thiếu ổn định của hệ thống công nghệ cũng là một thách thức lớn trong việc phát triển ngân hàng số, khi mà sự cố nghẽn mạng, mất kết nối vẫn thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng tiêu cực đến tính liên tục và ổn định của các dịch vụ ngân hàng số.

Mặt khác, sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ cũng gây áp lực cho các ngân hàng về thời gian triển khai, về chi phí và nhân lực, chưa kể đến yếu tố cạnh tranh từ sự xâm nhập của các công ty phi tài chính vào lĩnh vực ngân hàng (Fintech) do dịch vụ tài chính mà các đơn vị này cung cấp cho khách hàng đang đa dạng hơn, đơn giản về thủ tục và thân thiện với người tiêu dùng hơn các ngân hàng.

3.1.2. Định hướng triển khai ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ tại BIDV

Tại Nghị quyết số 62/NQ-BIDV ngày 15/01/2020 về Định hướng chiến lược đến 2025 và tầm nhìn 2030 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, BIDV xác định ngân hàng số là khâu đột phá, trọng tâm cùng với các khâu khác là khách hàng và nguồn nhân lực.

- Thứ nhất, tiếp tục quán triệt tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 52 về một số chủ trương, chính sách, chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 và tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả trong toàn hệ thống ngân hàng; bám sát chiến lược phát triển chung của ngân hàng, kết hợp với đánh giá nội tại thực trạng công nghệ của ngân hàng từ đó hình thành chiến lược ứng dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng.

- Thứ hai, nghiên cứu, ứng dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên thiết

bị di động, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số theo hướng tích hợp đa kênh đồng nhất, nâng cao trải nghiệm và gia tăng sự hài lòng của khách hàng, tập trung vào các dịch vụ đối với khách hàng mới, dịch vụ thanh toán và dịch vụ cho vay;

- Thứ ba, hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin, nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi, tăng cường ứng dụng các công nghệ của cuộc CMCN 4.0 và nâng tầm công tác quản trị điều hành dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, đưa ra quyêt định trên cơ sở phân tích dữ liệu lớn; tự động hóa quy trình xử lý nghiệp vụ, cung ứng dịch vụ;

- Thứ tư, có chính sách hợp lý thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; đồng

thời, chủ động xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo, đào tạo lại để trang bị cải thiện kỹ năng số, kỹ năng sáng tạo cho cán bộ, nhân viên; hình thành văn hóa ứng dụng công nghệ số trong tổ chức nhằm phát huy tính học hỏi, sáng tạo của toàn thể cán bộ nhân viên trong tổ chức. Đây là một trong những chìa khóa thành công và cũng là một cách tiết kiệm chi phí đầu tư trong hoạt động ứng dụng công nghệ số.

Một phần của tài liệu Giải pháp triển khai ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)