Thực trạng XK nông sản

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp chính sách mặt hàng xuất khẩu của trung quốc, nhật bản và bài học đối với việt nam (Trang 64 - 66)

VI. San phàm KI* 17,

2. Mạt hàng nông sản

2.3 Thực trạng XK nông sản

Trong l o năm qua, lĩnh vực X K nông sản Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu đáng kể. Tổng kim ngạch X K ngày một tăng. Nếu như năm 1991, nước ta X K đạt 2087 triệu USD thì đến năm 2000 đã đạt tói 14308 triệu USD gấp 7 lần, trong đó kim ngạch X K nông sản đạt 4300 triệu USD, tăng hơn năm 1991 là 3,9 lẩn và chiếm 3 0 % trong tổng kim ngạch X K của Việt Nam. Bình quân thời kỳ 1995 - 2000 kim ngạch X K hàng nông sản chiếm khoảng 7 0 % tổng k i m nghạch xuất khẩu cả nước

Bên canh những thành tựu đạt được, hàng nông sản X K Việt Nam cũng tồn đọng cũng như đang đối mặt với nhiều bất cẩp.

Tiến sĩ Roger H. Ford, một chuyên gia nghiên cứu về trái cây Việt Nam đã nhẩn xét: "Cái yếu nhất của ngành sản xuất trái cây Việt Nam là thiếu sự liên kết cả một hệ thống từ khâu trồng trọt đến khâu chế biến, tiêu thụ, XK. Các doanh nghiệp hoạt động quy m ô nhỏ, tự tìm khách hàng, mạnh ai nấy làm, không có sự liên kết hỗ trợ nhau nên phần lớn doanh nghiệp không ký được hợp đồng X K lớn, cũng như không đủ khả năng tổ chức nguồn hàng cung ứng cả về số lượng lẫn chất lượng, đã làm mất đi lợi thế cạnh tranh so với trái cây các nước".

- Giá cả còn cao, chất lượng còn thấp, chủng loại đơn điệu. Ví dụ về mặt hàng rau quả của ta, tuy được các thị trường Nhẩt Bản, Trung Quốc... chấp nhẩn nhưng nhìn chung vẫn yếu kém về chất lượng. Sản xuất chủ yếu theo kinh nghiệm của nhà vườn, thiếu sự tác động của khoa học, công nghệ. Mẫu m ã chất lượng không đồng nhất, hình thức trái cây không đẹp. Hơn nữa, tuy chủng loại hàng hóa X K của ta đa dạng hơn nhưng nhìn chung thì diện mặt hàng vẫn còn khá đơn điệu, chưa có sự thay đổi đột biến về chủng loại, về chất lượng, X K chủ yếu vẫn dựa vào một vài mặt hàng chủ lực, truyền thống như gạo, cà phê, cao su, hải sản... m à phần lớn chúng

đều tiềm ẩn nguy cơ tăng trưởng chậm dẩn do gặp phải những hạn chế mang tính cơ

cấu như diện tích có hạn, năng suất có hạn, khả năng khai thác có hạn... và khả

năng cạnh tranh ngày càng giảm dần.

- Giống "năm cha ba mẹ". Phần lớn các loại giống cây con hiện đang được nông dân sử dụng có năng suất và chất lượng thấp hơn so vói các nước trên thế giới và các

đối thứ cạnh tranh trong khối ASEAN. Trên địa bàn cả nước chưa hình thành được một hệ thống cung ứng giống cây con tốt cho người sản xuất, từ giống tác giả, giống nguyên chứng cho đến giống thương phẩm. Hầu hết người nông dân đã tự sản xuất giống cây con cho mình từ vụ thu hoạch trước hoặc mua giống trên thị trường trôi nổi m à không có sự đảm bảo về chất lượng, đặc biệt là giống các loại cây ăn quả, cây lương thực, cây rau... Năng suất lúa cứa Việt Nam chỉ bằng 6 1 % năng suất lúa cứa Trung Quốc và thấp thua nhiều so với lúa cứa Nhật Bản, Italia, Mỹ. Năng suất cà chua cứa ta chỉ bằng 6 5 % năng suất cà chua thế giới, cao su Việt Nam mới đạt

năng suất 1,1 tấrVha, so với năng suất thế giới là 1,5 - 1,8 tấn/ha - thấp hơn tới 30- 40%.

- Chưa quy hoạch, chưa có thị trường X K cố định

Chưa quy hoạch, chua có thị trường X K cố định. Nhìn chung, tuy Việt Nam đã

bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung nhưng khối lượng hàng hóa còn nhỏ bé, thị phần trên thế giói thấp, chất lượng chưa đồng đều và ổn định. Việt Nam chưa hình thành được các vùng chuyên canh sản xuất hàng tươi sống và vùng nguyên liệu tập trung cho các nhà máy chế biến lớn theo yêu cầu kỹ thuật và kinh tế. Gạo cứa Việt Nam chưa đảm bảo độ đồng nhất về quy cách chắt lượng ngay trong từng lô gạo, bao bì đóng gói kém hấp dẫn và chưa có nhãn thương hiệu cùa doanh nghiệp mình trên vỏ bao bì; Trái cây cứa ta ngon nhưng phải có vùng chuyên canh 5.000, 7.000 ha trở lên mới đứ sức XK;

Lâu nay đại bộ phận người nông dân vẫn giữ tập quán canh tác cũ lạc hậu, dựa theo kinh nghiệm là chứ yếu. Còn phía các chính quyên, họ vẫn chua định hướng

được việc sản xuất và phát triển vùng chuyên canh sản phẩm nông nghiệp như thế nào. Việc trồng quy m ô nhỏ cũng không ảnh hưởng nhiều đến quy hoạch vùng đặc sản, nhưng điều đáng sợ nhất là trồng phân tán, manh mún.

- Công tác xúc tiến thương mại còn yếu

Vai trò của các tổ chức xúc tiến thương mại rất yếu kém và chưa được coi trọng. Ông Trần Ngọc Hiệp - Giám đốc Công ty thanh long Hoàng Hậu băn khoăn: X K tụt dốc do các doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu thị trường yếu kém, có những doanh nghiệp xuất hàng qua đường biên mậu bị mất trắng do các nhà buôn ồ đây "xù".

Lượng cà phê Việt Nam X K ra thị trường thế giói mỗi niên vụ đủ làm biến động giá cà phê trên các sàn giao dịch quốc tế nhưng mấy ai biết đến một thương hiệu cà phê Việt Nam rang xay. Chè Việt Nam mỗi năm xuất sang thị trường Nga vài chục nghìn tấn, nhung người tiêu dùng Nga chi biết đến các nhãn mác chè ấn độ chứ mấy ai biết đến đó là chè Việt Nam do các Hãng chè ăn độ mua về đóng gói rồi xuất sang Nga. Con cá Đố củ của vùng biển miền Trung Việt Nam xuất sang Nhật Bản trồ thành món đặc sản đắt tiền nhưng lại mang tên Nhật là cá Taka. Các món ăn chế biến từ tôm cá Việt Nam vẫn không thể có mặt trong các siêu thị lớn của Nhật, m à thay vào đó chi là tôm cá đông lạnh m à thôi. Phần giá trị gia tăng rất lớn của mỗi mặt hàng chế biến sâu thuộc về các hãng chế biến nước ngoài.

- Công nghệ chế biến còn lạc hậu

Một con số mới được đưa ra tại "Hội nghị quốc gia về Thúc đẩy đổi mới và sáng tạo" mới đây đã khiến nhiều người giật mình: tỷ lệ đầu tư cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ khoảng 0,2-0,3% doanh thu. Đây là một tỷ lệ quá thấp khi so với các nước trong khu vực. Ví dụ ấn Độ là 5%, Hàn Quốc là 10%. Tỷ lệ đổi mới máy móc thiết bị của Việt Nam hàng năm cũng chỉ đạt 8-10%, trong khi ồ các nước trong khu vực thì tỷ lệ tương ứng là 15-20%.

3. Mặt hàng dệt may

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp chính sách mặt hàng xuất khẩu của trung quốc, nhật bản và bài học đối với việt nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)