Những lợi thế làm cơ sở cho mặt hàng may mặc trở thành MHXK chủ lực

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp chính sách mặt hàng xuất khẩu của trung quốc, nhật bản và bài học đối với việt nam (Trang 37 - 38)

3. Mặt hàng may mặc

3.1 Những lợi thế làm cơ sở cho mặt hàng may mặc trở thành MHXK chủ lực

- Nghành công nghiệp may mặc đòi hỏi lượng vốn đầu tư không nhiều như các nghành khác đặc biệt là các nghành có hàm lượng công nghệ cao.

- Nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ. Theo thống kê giá công may của Trung Quốc thấp từ 2 đến 18 lần so với các nước Đông Nam á, và nếu so với các nước như Đức 25,56 USD/giờ, Nhật 19,20 USD/giờ, Mỹ 16,73 USD/giờ thì giá công may của Trung Quốc chỉ vào khoảng 0,13-0,2 USD/giờ.

- Nghành dệt may dễ dàng đỉi mới thiết bị và cõng nghệ. Nhìn chung, với đặc điểm nghành dệt may có suất đầu tư thấp, hơn nữa các máy móc phục vụ sản xuất cũng không quá phức tạp tinh vi như ở các nghành khác nên các công ty hoạt động trong lĩnh vực này hoàn toàn có khả năng đầu tư công nghệ và thiết bị mới, không ngừng tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm XK, tạo ra mặt hàng đa dạng đủ sức cạnh tranh trên thi trường quốc tế. Mỗi năm Trung Quốc đầu tư khoảng Ì 2 tỉ đô-la để hiện đại hóa kĩ thuật công nghệ nghành may mặc.

- Trung Quốc đang sở hữu rất nhiều tập đoàn dệt may lớn có khả năng cung cấp hàng hóa cho các đơn đặt hàng lớn. Bên cạnh đó, cũng có hàng trăm doanh nghiệp may mặc quy m ô vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp này có tính linh hoạt cao, thích nghi

dễ dàng với điều kiện biến động của thị trường. Ngoài ra, các doanh nghiệp này có khả năng tận dụng được nguồn lao động của mọi miền trên đất nước, không cần vốn lớn, có thữ tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh và tăng lợi nhuận, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thữ đứng vững trong nền kinh tế thị trường.

- Tinh hình thị trường thuận lợi, cầu hàng dệt may cao. Các thị trường hàng dệt may lớn là Mỹ, Tây Âu, châu á luôn luôn khát hàng nhất là các mặt hàng đa dạng mọi chủng loại và mọi cấp độ như của Trang Quốc. Chính vì vậy hàng dệt may nói riêng và may mặc nói chung đã đem lại nguồn lợi nhuận khổng lổ cho Trung Quốc. Bên canh đó, nghành may mặc Trung Quốc còn có một số ưu thế khác. Thứ nhất, hầu hết thiết bị, nhà máy của TQ, ngoài một số chi tiết nhập ngoại, đều được sản xuất trong nước. nên máy móc rất rẻ so với máy cùng loại của nước ngoài, mức khấu hao tài sản tính vào trong mỗi sản phẩm rất thấp, dẫn đến việc giá thành sản phẩm rất rẻ. K ế đến, đữ sản xuất một sản phẩm nào đó, các xí nghiệp TQ thường sản xuất một khối lượng rất lớn với lý luận dê hiữu rằng giá thành sẽ tỉ lệ nghịch với số lượng. Với suy nghĩ đó, các doanh nhân TQ không ngại sản xuất một số lượng lớn hàng hóa mỗi khi họ nhận được đơn đặt hàng của khách hàng, thậm chí số sản phẩm làm ra còn cao hơn khối lượng trong đơn đặt hàng nữa. Họ không phải lo vì thị trường nội địa với dân số trên một tỉ người sẽ tiêu thụ số lượng hàng khổng lồ đó, số còn dư sẽ được X K sang nước ngoài. Chẳng hạn một chủ doanh nghiệp may X K của TQ đã tiết lộ rằng khi nhận được đơn đặt hàng Ì triệu sản phẩm, ông sẵn sàng làm ra 1,3-1,5 triệu sản phẩm. Tổng chi cho Ì triệu và 1,5 triệu sản phẩm không chênh lệch nhau nhiều. Và sau khi xuất Ì triệu sản phẩm này sang nước ngoài với giá cao (theo hợp đồng X K đã ký), số áo còn lại sẽ được tiêu thụ nội địa hay bán sang nước khác với giá nào cũng được.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp chính sách mặt hàng xuất khẩu của trung quốc, nhật bản và bài học đối với việt nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)