Xác lập mức trọng yếu

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm toán doanh thu tại công ty kiểm toán tư vấn khang việt (Trang 51 - 53)

Khi kiểm toán khoản mục doanh thu, KTV có trách nhiệm đảm bảo hợp lý rằng khoản mục doanh thu không có những sai lệch trọng yếu. Vì vậy, sau khi tìm hiểu về hệ thống KSNB và đánh giá những rủi ro cho khoản mục doanh thu, KTV tiến hành xác lập mức trọng yếu cho các sai lệch phát hiện trong quá trình kiểm toán.

Việc xác lập mức trọng yếu theo giấy tờ làm việc mẫu A710 (trình bày ở phụ lục 4). Công ty thực hiện dựa trên chuẩn mực kiểm toán quốc tế và kinh nghiệm kiểm toán nước ngoài vào tình hình cụ thể ở Việt Nam được nhiều công ty kiểm toán công nhận.

Các bước thực hiện xác lập mức trọng yếu người viết xin trình bày cụ thể vào khách hàng ABC.

Bước 1: KTV chọn mức độ rủi ro kiểm toán mong muốn đạt được. Thông thường mức độ rủi ro kiểm toán mong muốn ở mức 5% - 10%. Với những người sử dụng thông tin đơn vị luôn mong muốn rủi ro kiểm toán đạt mức thấp. Vì như vậy ý kiến KTV có độ tin cậy cao, đòi hỏi KTV thu thập bằng chứng kiểm toán nhiều hơn, chi phí kiểm toán sẽ cao hơn. Đối với khách

hàng ABC, KTV chọn mức rủi ro kiểm toán 10% ở mức trung bình. Do KTV đánh giá các yếu tố cấu thành như môi trường hoạt động, tìm hiểu chu trình bán hàng phải thu, thu tiền, những rủi ro cho khoản mục doanh thu không có rủi ro sai sót trọng yếu và cũng là phù hợp với tính hiệu quả kinh tế của Khang Việt.

Bước 2: KTV chọn chỉ tiêu để xác lập mức trọng yếu. Xác định tiêu chí phụ thuộc vào nhu cầu thông tin của đại bộ phận đối tượng sử dụng thông tin tài chính và các yếu tố khác. Đối với khách hàng ABC, KTV cho rằng người sử dụng báo cáo tài chính có xu hướng tập trung vào đánh giá kết quả tài chính công ty, ngoài ra đặc điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm ngành nghề mà đơn vị đang hoạt động nên chọn hai chỉ tiêu tổng doanh thu và tổng tài sản để so sánh.

Bước 3: So sánh các tiêu chí đã chọn lựa. Với doanh thu là 134.970.164.852 đồng và tổng tài sản là 128.595.860.775 đồng. KTV chọn tiêu chí doanh thu làm căn cứ xác lập mức trọng yếu. Sau đó sẽ quy đổi ra ngoại tệ được 6.416.152 đô la được theo tỷ giá vào ngày 31/12/2013 là 21.036 đồng.

Bước 4: Nhân tiêu chí được chọn với tỷ lệ (trình bày phụ lục 4) nằm trong mức rủi ro kiểm toán đã lựa chọn từ trước. Với khách hàng ABC được giá trị là 96.242 đô la.

Bước 5: Lấy giá trị sau khi nhân tỷ lệ quy đổi lại về đồng được 2.024.546.712, sau đó KTV đưa ra xét đoán của mình để chọn lựa tỷ lệ để xác định mức trọng yếu cuả tổng thể. Sau khi xác định được mức trọng yếu tổng thể, mức trọng yếu thực hiện và ngưỡng sai sót bỏ qua được xác định bằng cách:

Mức trọng yếu thức hiện (APM) = Mức trọng yếu tổng thể (PM)/3. Ngưỡng sai sót bỏ qua (DMT) = Mức trọng yếu thức hiện (APM)/10. Kết quả mức trọng yếu cuả khách hàng ABC như sau:

Mức trọng yếu tổng thể (PM): 2.024.546.712 đồng Mức trọng yếu thực hiện (APM): 674.848.904 đồng Ngưỡng sai sót bỏ qua (DMT): 67.484.890 đồng

Tương tự việc xác lập mức trọng yếu của khách hàng ABC, khách hàng XYZ được KTV đánh giá rủi ro kiểm toán ở mức trung bình do đây là năm kiểm toán thứ 4, sổ sách đầy đủ rõ ràng.

KTV chọn hai chỉ tiêu tổng doanh thu và tổng tài sản để làm tiêu chí xác lập mức trọng yếu. Do KTV đánh giá đây là khách hàng có vốn nước ngoài, người sử dụng muốn đánh giá kết quả tài chính. Do khách hàng XYZ sử dụng ngọai tệ đô la nên không cần quy đổi ngoại tệ. Do doanh thu có giá trị lớn hơn nên xác lập mức trọng yếu là tổng doanh thu. Kết quả mức trọng yếu cuả khách hàng XYZ như sau:

Mức trọng yếu tổng thể (PM): 316.608 USD Mức trọng yếu thực hiện (APM): 105.536 USD Ngưỡng sai sót bỏ qua (DMT): 10.554 USD

Đánh giá: KTV có thực hiện việc xác lập mức trọng yếu theo chuẩn mực kiểm toán, các quy ước chung được chấp nhận và giải thích cho việc lựa chọn tiêu chí để đánh giá. Việc xác lập lập mức trọng yếu được KTV thực hiện trên phần mềm nên việc tính toán dễ dàng và nhanh chóng, tiết kiệm thời gian trong giai đoạn chuẩn vị kiểm toán. Tuy nhiên bên cạnh đó việc phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục vẫn chưa được chú trọng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm toán doanh thu tại công ty kiểm toán tư vấn khang việt (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)