TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm toán doanh thu tại công ty kiểm toán tư vấn khang việt (Trang 76)

5.1.1 Tồn tại

Qua quá trình tìm hiểu quy trình kiểm toán doanh thu của công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Khang Việt, người viết nhận thấy quy trình kiểm toán doanh thu vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau:

- Việc tìm hiểu hệ thống KSNB thông qua chu trình bán hàng, phải thu, thu tiền được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn chưa kết hợp với các thủ tục kiểm toán khác.

- Giấy tờ làm việc xác lập mức trọng yếu của công ty chưa có thiết kế đối với mức trọng yếu cho khoản mục doanh thu trong những trường hợp cần phải xác định theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 320.

- Khi thực hiện thủ tục phân tích khoản mục doanh thu, KTV chỉ so sánh sự tăng giảm số liệu mà không đi vào chỉ số tài chính có liên quan. Việc sử dụng tỷ số liên quan giúp KTV phát hiện ra những sai sót nhanh chóng và hiểu rõ hơn về đơn vị.

- KTV chỉ đối chếu từ sổ sách vào chứng từ chứ chưa thực hiện đối chiếu từ chứng từ vào sổ sách. Điều này làm mục tiêu kiểm toán đầy đủ của khoản mục doanh thu chưa được thuyết phục. Vì vậy KTV sẽ không phát hiện các nghiệp vụ phát sinh nhưng không được ghi chép.

- Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu các thử nghiệm phần lớn do sự xét đoán cuả kiểm toán viên thường chọn số phát sinh lớn như vậy có thể bỏ qua những nghiệp vụ phát sinh nhỏ nhưng có thể ảnh hưởng trọng yếu và kích cỡ mẫu tùy vào thuộc thời gian kiểm toán và xét đoán KTV.

- Trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán, KTV chính sẽ là người kiểm tra lại công việc của các thành viên trong nhóm kiểm toán như vậy làm phần nào ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc kiểm toán.

5.1.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân của những tồn tại trong quy trình kiểm toán doanh thu của công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Khang Việt do:

- Công ty mới thành lập giữa năm 2009 nên việc xây dựng quy trình kiểm toán tương đối hoàn chỉnh là rất khó khăn.

- Công ty ký hợp đồng nhiều khách hàng và yêu cầu phát hành báo cáo kiểm toán trong thời gian gấp rút nên KTV chịu áp lực rất lớn từ khối lượng công việc gia tăng, nên việc bố trí thời gian, hoạt động thực hiện công việc kiểm toán.

- Đa số khách hàng công ty là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên việc tìm hiểu hệ thống KSNB đối với từng khách hàng là điều khó khăn do áp lực về chi phí kiểm toán, nên KTV tập trung vào các thử nghiệm cơ bản.

- Do hạn chế về năng lực cũng như khả năng chuyên môn của những nhân viên mới vào nghề nên đôi lúc có sai sót.

- Số liệu khách hàng cung cấp là số liệu nguyên năm tài chính, do đó KTV có thể chọn mẫu chứ không thể kiểm tra hết tất cả phần tử do đó rủi ro phát hiện xảy ra là điều hiển nhiên.

- KTV rất khó thu thập số liệu của ngành, vì khách hàng đa dạng, chưa có cơ quan nào đảm nhiệm chức năng thống kê số liệu với độ tin cậy cao để KTV có thể sử dụng tài liệu.

- Do hạn chế về việc cung cấp số liệu từ khách hàng nên KTV không có cơ sở để căn cứ so sánh số liệu thực tế, số liệu kế hoạch trong quá trình kiểm toán vì yếu tố mang tính chiến lược và bảo mật trong việc cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN TƯ VẤN KHANG VIỆT DOANH THU TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN TƯ VẤN KHANG VIỆT

Trên cơ sở những tồn tại còn gặp phải, người viết xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán doanh thu

5.2.1 Giải pháp cho việc tìm hiểu chu trình bán hàng, phải thu, thu tiền tiền

Công ty nên sắp xếp thời gian trước khi thực hiện kiểm toán, thực hiện việc tìm hiểu chu trình bán hàng, phải thu, thu tiền ngoài thủ tục phỏng vấn kèm theo một số thủ tục khác:

- Xuống trực tiếp đơn vị khách hàng dùng thủ tục walk-through.

- Kiểm tra các báo cáo và tài liệu.

- Kiểm tra các giao dịch trên hệ thống thông tin liên quan đến báo cáo tài chính.

Trước khi thực hiện, KTV cần lưu ý mục tiêu của thủ tục “Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh” để:

Xác định và hiểu được các giao dịch và sự kiện liên quan tới chu trình kinh doanh quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các thủ tục kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế và lập chứng từ kế toán.

Đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các thủ tục kiểm soát chính của chu trình .

Quyết định xem liệu có thực hiện kiểm tra KSNB hay không.

Thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản phù hợp, hiệu quả đối với chu trình kinh doanh.

KTV cần tìm hiểu và điền nội dung thông tin liên quan tới các mục sau: - Hiểu biết về các khía cạnh kinh doanh chủ yếu liên quan.

- Hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng.

- Mô tả chu trình: Các nghiệp vụ chính và thủ tục kiểm soát chính phải được xác định và mô tả bằng cách trần thuật bằng văn bản hoặc lập sơ đồ (flowchart) trong bước này.

Kết thúc phần mô tả các chu trình kinh doanh chủ yếu của khách hàng, KTV ghi chép lại nguồn thông tin cung cấp (ai, bộ phận liên quan) và cách xác minh tính hiện hữu của các bước và thủ tục trong từng quá trình (các mẫu chứng từ, các báo cáo nội bộ) và các thủ tục kiểm toán đã thực hiện (phỏng vấn, quan sát, kiểm tra) để chứng minh tính hiện hữu của các thông tin thu thập được, phục vụ cho quá trình tiến hành thử nghiệm kiểm soát hoặc thử nghiệm cơ bản.

5.2.2 Giải pháp cho xác lập mức trọng yếu

Để xác định sự cần thiết phải xây dựng mức trọng yếu riêng, KTV cần xem xét các nội dung, bao gồm:

(1) Pháp luật, các quy định hoặc khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng có thể gây ảnh hưởng đến kỳ vọng của người sử dụng BCTC liên quan đến giá trị hay thông tin thuyết minh của một số khoản mục nhất định trên BCTC (ví dụ, giao dịch với các bên liên quan và thù lao của BGĐ và BQT).

(2) Những thông tin thuyết minh quan trọng liên quan đến ngành nghề mà đơn vị được kiểm toán đang hoạt động (ví dụ, chi phí nghiên cứu và triển khai của một công ty dược).

(3) Người sử dụng BCTC quan tâm đến một lĩnh vực hoạt động nhất định của đơn vị, cần được thuyết minh riêng rẽ trên BCTC.

Khi đơn vị được kiểm toán có các nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh như trên, KTV cần thu thập thêm thông tin về quan điểm và kỳ vọng của BGĐ đơn vị.

Mức trọng yếu cho số dư tài khoản có thể sử dụng các cách sau:

- Xét đoán của KTV: KTV hoàn toàn sử dụng xét đoán chuyên môn để phân bổ mức trọng yếu cho từng tài khoản bằng cách nhân tỷ lệ phần trăm của mức trọng yếu tổng thể từ 50% đến 75% nhưng không vượt quá 10% số dư khoản mục. Có thể dùng mẫu A720 của VACPA ( trình bày phụ lục 5).

- Phương pháp hệ số: KTV phân bổ mức trọng yếu cho từng tài khoản dựa vào đánh giá về rủi ro. Ví dụ, KTV có thể hệ số từ 1/3 đến 1/6. Nếu rủi ro cao thì mức trọng yếu phân bổ = 1/6 mức trọng yếu tổng thể.

- Phương pháp dựa vào bút toán điều chỉnh năm trước. Ví dụ năm trước có 5 bút toán điều chỉnh thì KTV phân bổ mức trọng yếu cho tài khoản=1/5 mức trọng yếu tổng thể.

- Phương pháp sử dụng công thức toán học: KTV phân bổ trọng yếu cho từng tài khoản trên cơ sở độ lớn tương ứng của từng tài khoản và khả năng bù trừ sai sót. Tài khoản lớn sẽ được phân bổ mức trọng yếu với số tiền lớn.

Mức trọng yếu cho từng tài khoản = Mức trọng yếu tổng thể - Sai sót dự kiến không điều chỉnh x (Số dư tài khoản/ Tổng số dư tài khoản)1/2.

Khi phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục, KTV cũng cân nhắc các yếu tố định tính khi phân bổ mức trọng yấu cho từng tài khoản.

5.2.3 Giải pháp cho thủ tục phân tích

Thủ tục phân tích, KTV chỉ dừng việc tính toán tăng, giảm. Công ty nên thiết kế thêm tỷ số tài chính như:

Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán

- Tỷ lệ lãi gộp = [5.1]

Doanh thu thuần

Tỷ lệ lãi gộp là tỷ số quan trọng khi kiểm toán doanh thu, giúp KTV phát hiện những biến động bất thường thông qua mối quan hệ giữa doanh thu và

giá vốn. Nếu tỷ lệ lãi gộp tăng bất thường thì khả năng doanh thu bị khai khống hoặc giá vốn khai thiếu giúp cho người đọc BCTC đánh giá doanh nghiệp hoạt động tốt. Nếu tỷ lệ giảm bất thường có thể doanh thu không được ghi nhận đầy đủ hoặc giá vốn bị thổi phồng nhằm mục đích trốn thuế. Tuy nhiên, tỷ số này biến động cũng có thể do giá bán, sản lượng bán,..

Khi tính tỷ lệ lãi gộp ngoài việc so sánh với năm trước, KTV nên so sánh so với trung bình ngành để nắm rõ hơn ngành nghề hoạt động doanh nghiệp, có thể tìm ra sự biến động bất thường.

5.2.4 Giải pháp cho việc chọn mẫu kiểm toán

Việc xác định phương pháp chọn mẫu chủ yếu dựa trên xét đoán KTV, do vậy có thể rồn tại rủi ro. Công ty nên thiết kế giấy tờ làm việc xác lập phương pháp chọn mẫu nhằm định hướng rõ hơn cũng như lưu lại bằng chứng kiểm toán về việc chọn mẫu. Người viết xin gợi ý mẫu A810 cuả VACPA trong việc xác định phương pháp chọn mẫu ( trình bày phụ lục 6).

Chọn mẫu thống kê và phi thống kê tùy thuộc vào xét đoán của KTV trong từng trường hợp cụ thể phương pháp nào có hiệu quả hơn. Ví dụ, trong thử nghiệm kiểm soát, sự phân tích của kiểm toán viên về bản chất và nguyên nhân của sai sót sẽ quan trọng hơn việc phân tích thống kê về tần suất xảy ra của sai sót. Trong trờng hợp này, lấy mẫu phi thống kê là phơng pháp thích hợp hơn.

Phương pháp phi thống kê có thể lựa chọn phần tử ngẫu nhiên, KTV có thể dựa trên mềm Excel trong máy tính, dùng hàm RANDBETWEEN. Ngoài ra KTV chọn mẫu theo nhóm hoặc lựa chọn những phần tử có giá trị lớn. Tiêu thức phân nhóm theo giá trị, bản chất khoản mục hoặc bản chất thủ tục kiểm toán. Thường khoản mục doanh thu sẽ kê khai nhiều hơn so với thực tế, người viết gợi ý cách tính cỡ mẫu và khoảng cách mẫu theo hướng dẫn VACPA.

Khoảng cách mẫu = Tổng giá trị của Tổng thể/Cỡ mẫu= Mức trọng yếu thực hiện/ Nhân tố R.

R (Hệ số rủi ro) được xác định dựa trên mức độ đảm bảo cần thiết từ mẫu, bao gồm 3 mức độ:

Bảng 5.1 Bảng giá trị hệ số rủi ro R

Mức độ đảm

bảo Khoản mục trên Bảng cân đối kế toán Khoản mục trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Thấp 0,5 0,35

Trung bình 1,5 0,5

Cao 3 0,7

R trên khoản mục Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thấp hơn so với Bảng cân đối kế toán do mối quan hệ bút toán kép giữa các tài khoản thuộc Bảng cân đối kế toán và cáo kết quả hoạt động kinh doanh, việc ghi nhận tài sản hay nợ phải trả đã có tác động trực tiếp đến việc ghi đúng doanh thu hay chi phí.

Tổng giá trị của Tổng thể

Cỡ mẫu có thể = x Nhân tố R [5.2]

Mức trọng yếu thực hiện

5.2.5 Giải pháp khác

Mục tiêu kiểm toán đầy đủ chưa được thuyết phục, công ty nên thiết kế việc chọn mẫu từ chứng từ đối chiếu vào sổ sách, lồng ghép vào việc chọn mẫu từ sổ sách ra chứng từ. Việc đối chiếu này, công ty nên quy định và trưởng nhóm nên nhắc nhở thành viên nhóm kiểm toán sau khi bắt đầu cuộc kiểm toán.

Ngoài ra, người viết nhận thấy thủ tục kiểm tra đối ứng tài khoản có thể giúp KTV trong việc tìm hiểu sự biến động và tập trung vào thử nghiệm chi tiết vào tài khoản có xảy ra sai sót. Việc phân tích tài khoản đối ứng, KTV có thể dựa vào phần mềm Excel để lọc dữ liệu. Ví dụ, Lọc Nợ tài khoản 511, Có Tất cả tài khoản và Lọc Nợ tất cả tài khoản, Có tài khoản 511.

Trên cở sở các ý kiến đóng góp để hoàn thiện quy trình kiểm toán doanh thu tại công ty Kiểm toán Tư Vấn Khang Việt, người viết xin đề xuất một số ý kiến công ty xem xét và tổ chức thực hiện một số hoạt động giúp công ty nâng cao chất lượng kiểm toán:

- Khi vào mùa kiểm toán, với số lượng khách hàng nhiều sẽ gây áp lực cho KTV và chất lượng của cuộc kiểm toán. Vì vậy, công ty nên đảm bảo đủ nguồn nhân lực, thời gian kiểm toán và ra báo cáo hợp lý. Người viết xin gợi ý bảng kế hoạch thời gian và nhân sự kiểm toán theo quy mô khách hàng. Tuy nhiên để rút ngắn thời gian lập và phát hành báo cáo, theo người viết khi kết thúc kiểm toán tại đơn vị, các số liệu, ý kiến đánh giá nhận xét của nhóm kiểm toán hệ thống một cách đầy đủ làm cơ sở cho việc lập dự thảo BCKT. Điều đó giúp cho việc rút ngắn thời gian lập dự thảo BCKT, tăng thời gian soát xét của BGĐ, góp phần nâng cao chất lượng BCKT.

Bảng 5.2 Bảng phân công nhân sự và kế hoạch thời gian kiểm toán

Quy mô khách hàng

Nhân sự Thời gian kiểm

toán

Thời gian phát hành báo cáo

Lớn 6 – 8 người 5- 7 ngày 14 – 18 ngày

Trung bình 4 – 6 người 3 – 5 ngày 8 – 12 ngày

Nhỏ 3 – 4 người 2 – 4 ngày 5 – 8 ngày

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

- Bên cạnh đó, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của các nhân viên và cập nhật kiến thức thuyền xuyên cho KTV thông qua các buổi tập huấn nội bộ, nhằm giúp những trợ lý KTV học hỏi, nâng cao kinh nghiệm, rút kết những mặt tồn tại trong quá trình kiểm toán và tham gia các lớp đào tạo ngắn hỗ trợ cho công việc kiểm toán như lớp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, giấy tờ làm việc của VACPA,...

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam còn non trẻ nhưng đã có những bước tiến dài và được đánh dấu một mốc quan trọng khi Luật kiểm toán độc lập được ban hành. Ngày càng khẳng định kiểm toán độc lập là dịch vụ chuyên nghiệp, trình độ cao của kinh tế thị trường, càng quan trọng hơn khi nhà nước khuyến khích phát triển đa thành phần kinh tế, đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, phát triển thị trường chứng khoán, mở cửa hội nhập quốc tế. Doanh nghiệp muốn phát triển, phát hành cổ phiếu, thu hút vốn đầu tư thì không thể không công bố báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

Cùng với sự phát triển của ngành kiểm toán, công ty kiểm toán tư vấn Khang Việt đã và đang cố gắng phát huy những thế mạnh vốn có đồng thời khắc phục những khuyết điểm còn tồn tại để hoàn thiện quy trình kiểm toán báo cáo tài chính nhằm làm giảm rủi ro đến mức thấp nhất nhằm tạo sự tin tưởng cuả khách hàng.

Trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, doanh thu là khoản mục có tính trọng yếu, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận và các chỉ tiêu, khoản mục trên báo cáo tài chính. Doanh thu cũng là chỉ tiêu cơ bản mà những người quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp dùng để phân tích khả năng thanh toán, tiềm năng hay hiệu năng kinh doanh, triển vọng phát triển cũng như rủi ro tiềm tàng trong tương lai. Vì vậy khoản mục này chứa đựng nhiều

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm toán doanh thu tại công ty kiểm toán tư vấn khang việt (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)