Kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác luân chuyển công chức từ UBND cấp huyện về chính quyền cơ sở. (Trang 89 - 91)

- UBND phường

3.2.5.1.Kiểm tra, giám sát

Việc kiểm tra, giám sát ở đây tập trung vào hai nội dung chính: - Đối với tập thể nơi đi và nơi đến của công chức

Kiểm tra, giám sát đối với tập thể là kiểm tra, giám sát việc nghiên cứu, quán triệt các văn bản liên quan đến công tác luân chuyển cũng như việc tổ chức triển khai thực hiện, sơ kết, tổng kết. Đây cũng là một trong những hạn chế hiện nay, tức là một số địa phương vẫn hình thức, chưa thực hiện nghiêm túc hoặc có tổ chức những kết hợp với nhiều nội dung khác nên dẫn đến bị chi phối, phân tán, thiếu trọng tâm, trọng điểm…do vậy, dẫn đến nhận thức, hành động không nhất quán, chệch hướng.

- Đối với cá nhân

Một là, kiểm tra, giám sát việc thực hiện của người đứng đầu có thực hiện đúng với nhiệm vụ, quyền hạn trong kế hoạch thực hiện luân chuyển.

Hai là, kiểm tra, giám sát đối với cá nhân công chức được luân chuyển. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan cử và cơ quan tiếp nhận công chức. Hàng quý, công chức phải báo cáo với lãnh đạo quận, huyện về kết quả, kế hoạch công tác. Cơ quan thực hiện luân chuyển công chức phải thường xuyên thông tin, trao đổi với chính quyền cơ sở, qua đó nắm chắc tình hình, phục vụ cho công tác đánh giá, đề bạt sau luân chuyển.

Đồng thời, kết hợp quản lý hành chính với quản lý thông qua sinh hoạt của tổ chức Đảng, đoàn thể nơi đến công tác. Đối với công chức được luân chuyển, nhất thiết phải chuyển sinh hoạt Đảng đến nơi công tác để theo dõi, kiểm tra, đánh giá tư cách đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng, qua đó công chức có thể đóng góp ý kiến xây dựng Đảng tại địa phương. Đồng thời, tổ chức Đảng cũng theo dõi về tư tưởng, trình độ, năng lực, tác phong, góp ý kiến, qua đó, công chức trưởng thành về mọi mặt.

Mặt khác, tham gia sinh hoạt với các đoàn thể nhân dân, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Phụ nữ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện, góp phần giúp công chức được luân chuyển hiểu sâu hơn đời sống của quần chúng nhân dân. Đồng thời, đây cũng là kênh thông tin quan trọng để cơ quan quản lý theo dõi, giám sát công chức trong thời gian luân chuyển.

Sau luân chuyển, công chức báo cáo tổng quát, cụ thể quá trình rèn luyện tại địa phương, trong đó đánh giá những kết quả đạt được, ưu điểm, hạn chế, tồn tại, kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn; chính quyền cơ sở nơi có công chức đến công tác có nhận xét, đánh giá về ý thức kỷ luật, phẩm chất đạo đức, tác phong công tác, tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn đối với công việc được giao, những đóng góp đối với địa phương...và phải được cơ quan có thẩm quyền nhận xét, đánh giá mức độ trưởng thành. Nếu công chức có nhiều thành tích trong công tác, cần được khen thưởng kịp thời và

được xem xét bổ nhiệm làm lãnh đạo tại chính quyền cơ sở hoặc các phòng ban thuộc UBND chính quyền cấp huyện. Đồng thời, phải kiểm tra, đánh giá có bao nhiêu trường hợp luân chuyển thành công, bao nhiêu trường hợp luân chuyển không đạt yêu cầu, nguyên nhân chủ quan, khách quan… Rút kinh nghiệm và làm cơ sở cho công tác sơ kết, tổng kết sau này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác luân chuyển công chức từ UBND cấp huyện về chính quyền cơ sở. (Trang 89 - 91)