Kinh nghiệm luân chuyển của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác luân chuyển công chức từ UBND cấp huyện về chính quyền cơ sở. (Trang 48 - 52)

Trong những năm gần đây, nhằm đưa công tác quản lý cán bộ, công chức nói chung và luân chuyển nói riêng, Trung Quốc đã ban hành một số văn bản làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện, như: Điều lệ công chức nhà nước; Điều lệ công tác tuyển chọn, đề bạt, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ lãnh đạo đảng và chính quyền; Quyết định về việc thực hiện chế độ luân chuyển cán bộ lãnh đạo cơ quan đảng và Nhà nước…

Trong sách “Những tri thức cơ bản về chế độ công chức nhà nước” thì luân chuyển công chức ở Trung Quốc được hiểu là chỉ cơ quan hành chính nhà nước căn cứ vào nhu cầu công tác hoặc nguyện vọng cá nhân của công chức, thông qua một hình thức nhất định thay đổi cương vị công tác của công chức, từ đó nảy sinh thay đổi hoặc chấm dứt hoạt động và quá trình quản lý nhân sự có quan hệ đến chức vụ hoặc công tác của công chức.

Theo Bản “Điều lệ công tác tuyển chọn, đề bạt, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ lãnh đạo đảng và chính quyền” (gọi tắt là bản Điều lệ) tuy không đưa ra định nghĩa về luân chuyển, nhưng đã xác định đối tượng luân chuyển bao gồm: những người do nhu cầu công tác cần phải thông qua luân chuyển để

rèn luyện, nâng cao năng lực lãnh đạo; có thời gian công tác ở một địa phương hay ngành tương đối dài; do nhu cầu hồi tỵ theo quy định; có nhu cầu luân chuyển vì các lý do khác. Như vậy, có thể thấy luân chuyển cán bộ, công chức ở Trung Quốc có những đặc điểm:

- Một là, có hình thức đa dạng: bản Điều lệ đã nêu lên các hình thức của luân chuyển, bao gồm: điều động, thuyên chuyển, luân chuyển và rèn luyện, giao lưu, tạm quyền…mỗi hình thức cụ thể đều có đối tượng, phạm vi, điều kiện và yêu cầu tương ứng.

- Hai là, phạm vi rộng rãi: luân chuyển có thể tiến hành trong nội bộ cơ quan hành chính nhà nước (bao gồm: luân chuyển giữa các chức vụ khác nhau trong một ngành và luân chuyển xuyên ngành, xuyên vùng trong hệ thống cơ quan hành chính), cũng có thể tiến hành luân chuyển ra ngoài cơ quan hành chính (bao gồm các tổ chức Đảng, quần chúng, cơ quan HĐND và hiệp thương chính trị, cơ quan kiểm sát và thẩm phán, nhân viên công tác ở các đơn vị sự nghiệp được điều đến nhận chức tại cơ quan hành chính cùng với những công chức được điều đi nhận chức ở các cơ quan ngoài hành chính). Ngoài ra, luân chuyển có thể tiến hành giữa các vùng, các ngành, giữa địa phương và ngành, giữa cơ quan đảng, chính quyền với đơn vị doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức xã hội khác.

- Ba là, cấp bậc ngang nhau: luân chuyển công chức về cơ bản là sự lưu động theo chiều ngang giữa các chức vụ, cấp bậc ngang nhau, nhìn chung không liên quan đến việc thăng, giáng chức và cấp bậc.

- Bốn là, thống nhất quản lý: luân chuyển là một hoạt động quản lý do cơ quan đảng và cơ quan hành chính nhà nước thực hiện. Vì vậy, dù luân chuyển theo hình thức nào và vì lý do gì đều phải được cơ quan quản lý công chức quyết định bố trí hoặc phê chuẩn, và các thủ tục phải theo đúng các quy

định của pháp luật. Đồng thời, bản Điều lệ cũng đã quy định rõ điều kiện, tiêu chuẩn luân chuyển, cụ thể như:

- Luân chuyển để đảm bảo số lượng và cơ cấu cán bộ, công chức do nhu cầu công tác, điều chỉnh giữa nơi thừa và nơi thiếu cán bộ, công chức.

- Cán bộ, công chức trẻ đòi hỏi phải thông qua luân chuyển để rèn luyện nâng cao năng lực lãnh đạo.

- Tham gia công tác ở một địa phương hay bộ ngành tương đối dài. - Luân chuyển để tránh đi do yêu cầu hồi tỵ theo quy định.

Trọng điểm luân chuyển được xác định là những cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan đảng, chính quyền từ cấp huyện trở lên. Ngoài ra, những cán bộ lãnh đạo đảng, chính quyền ở địa phương cùng giữ một chức vụ trên 10 năm thì cũng cần phải luân chuyển.

Thực tế cho thấy trong thời gian qua, Trung Quốc đã đẩy mạnh việc luân chuyển cán bộ, công chức giữa Miền Đông (khu vực phát triển) sang Miền Tây (khu vực khó khăn), Miền Tây sang Miền Đông nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cải cách, mở cửa và hội nhập, rèn luyện kinh nghiệm thực tiễn, bản lĩnh chính trị cho người luân chuyển. Đồng thời, cũng đã đẩy mạnh việc luân chuyển một loạt cán bộ trong các ban ngành ở TW và tỉnh về làm lãnh đạo ở các địa phương nội địa và ngược lại. Qua đó, cũng nhằm góp phần khắc phục tình trạng cục bộ địa phương, khép kín, phòng, chống tham nhũng.

Qua công tác luân chuyển của Trung Quốc có thể rút ra một số kinh nghiệm:

- Một là, luân chuyển cán bộ, công chức phải căn cứ và trên cơ sở các quy định, các quy chế, bản điều lệ, hướng dẫn, quy phạm hoá của Đảng và Nhà nước.

- Hai là, học cách tiếp cận và phong cách làm việc, triển khai thực hiện công tác luân chuyển của Trung Quốc, như tính bài bản, cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn, thực tế, lý luận dễ nhớ, dễ làm, nghiêm túc, nghiêm khắc, dứt khoát…

- Ba là, tiếp tục thực hiện mạnh mẽ, kiên trì chế độ hồi tỵ trong công tác luân chuyển cán bộ, công chức.

Cụm từ luân chuyển mặc dù mới xuất hiện tại Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành TW Đảng khoá VIII. Tuy nhiên, những hình thức cơ bản của luân chuyển đã xuất hiện từ các triều đại phong kiến Việt Nam qua chính sách “luân quan”, “hồi tỵ”, tư tưởng “khéo dùng, khéo bố trí, khéo đánh giá cán bộ” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Luân chuyển với mục đích chủ yếu là đào tạo, bồi dưỡng công chức thành người lãnh đạo, quản lý có phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm thực tiễn, bản lĩnh chính trị, tạo điều kiện để rèn luyện, bồi dưỡng, thử thách, giúp người được luân chuyển nhanh chóng trưởng thành, góp phần bổ sung, điều chỉnh cơ cấu và bảo đảm cho việc bố trí, sử dụng công chức hợp lý, phá vỡ thế khép kín, cục bộ địa phương, bè cánh, đặc quyền, đặc lợi… Tuy nhiên, luân chuyển hiện nay vẫn chưa được quy định trong một văn bản pháp quy có tính thống nhất cao từ TW đến địa phương. Chính vì vậy, dẫn đến còn có nhiều ý kiến, quan điểm, cách làm khác nhau giữa các cơ quan, đơn vị.

Chương 2

Thực trạng luân chuyển công chức từ UBND cấp huyện

về chính quyền cơ sở từ thực tiễn tại TP.Đà Nẵng từ năm 2005, 2010

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác luân chuyển công chức từ UBND cấp huyện về chính quyền cơ sở. (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w