Sự cần thiết luân chuyển công chức UBND cấp huyện từ thực tiễn tại TP.Đà Nẵng hiện nay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác luân chuyển công chức từ UBND cấp huyện về chính quyền cơ sở. (Trang 59 - 60)

thực tiễn tại TP.Đà Nẵng hiện nay

Nhìn chung, trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ chính trị, quản lý nhà nước của công chức UBND cấp huyện hiện nay từ thực tiễn tại TP.Đà Nẵng được đánh giá là tương đối đáp ứng với yêu cầu. Đa số được đào tạo bài bản, phần lớn là đại học chính quy, tuổi trẻ. Tuy nhiên, cái thiếu của công chức UBND cấp huyện khi được đề bạt thành lãnh đạo là kinh nghiệm quản lý, điều hành; cách thức chỉ đạo giải quyết công việc; sự va chạm thực tế, am hiểu cơ sở; kỹ năng tiếp xúc với công dân…thực tiễn tại TP.Đà Nẵng cho thấy công chức UBND cấp huyện ít đi cơ sở, mà chỉ ở trên quận, huyện nghiên cứu, tham mưu văn bản chỉ đạo, truyền đạt xuống là chủ yếu. Do vậy, đối với những công chức trẻ nằm trong quy hoạch, có khả năng phát triển, cần được luân chuyển về chính quyền cơ sở để đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách. Nhiều công chức được luân chuyển cho rằng: thiếu tự tin, lo lắng khi mới về công tác, nhưng qua một thời gian đảm nhiệm chức vụ được giao, như CT, PCT UBND xã, phường, đã trưởng thành lên nhiều mặt. Nhiều công chức trước đó ít mạnh dạn, không phát biểu được trước đám đông, về sau thì đã thay đổi, đã mạnh dạn chủ trì, tham gia các cuộc họp, đề xuất nhiều giải pháp trong chỉ đạo, điều hành tại địa phương, ký các văn bản báo cáo lãnh đạo UBND quận, huyện về các công việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao, luôn phát huy tinh thần gần gũi, sâu sát cơ sở, nhân dân, từng bước tiếp thu nhiều kinh nghiệm, kiến thức từ thực tiễn, đồng thời cũng là môi trường thuận lợi để công chức trẻ có cơ hội tự rèn luyện, tu dưỡng, khẳng định.

khá, giỏi về công tác tại chính quyền cơ sở chưa thật sự phát huy hiệu quả mạnh mẽ, vững chắc, như có trường hợp tiếp nhận rồi nhưng phải có thời gian để họ làm quen với môi trường hành chính nhà nước, phong tục, tập quán, tâm lý, tình hình thực tế, phải đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước; có trường hợp về cơ sở làm việc được một thời gian rồi xin chuyển công tác hoặc nguồn cán bộ, công chức tại chỗ của địa phương chưa đáp ứng yêu cầu, thì với đội ngũ công chức đã được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức quản lý hành chính nhà nước, có thời gian công tác trong thực tiễn, am hiểu ít nhiều tình hình thực tế tại các địa phương thì việc đẩy mạnh luân chuyển công chức từ UBND cấp huyện về chính quyền cơ sở là một giải pháp khả thi để vừa góp phần đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo cho chính quyền cấp huyện, vừa giúp địa phương giải quyết khó khăn về nguồn cán bộ, công chức có trình độ, năng lực. Hơn nữa, những công chức này đã làm việc trong bộ máy hành chính nên có thể nhanh chóng hòa nhập, phối hợp công việc với các ban ngành ở cơ sở, các phòng ban thuộc chính quyền cấp huyện, qua đó góp phần giúp địa phương trong chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn quản lý.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác luân chuyển công chức từ UBND cấp huyện về chính quyền cơ sở. (Trang 59 - 60)