Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp với tình hình thực tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác luân chuyển công chức từ UBND cấp huyện về chính quyền cơ sở. (Trang 79 - 81)

- UBND phường

3.2.2.2. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp với tình hình thực tế

thực tế

Cần ban hành quy định thống nhất, khung cơ sở về chính sách hỗ trợ để giúp công chức khắc phục khó khăn ban đầu, tạo điều kiện cho công chức nhanh chóng ổn định cuộc sống, yên tâm công tác. Việc xây dựng, ban hành,

thực hiện các chính sách này phải được tiến hành dân chủ, công khai, minh bạch, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn, tạo ra sự thống nhất giữa các ngành, địa phương. Khắc phục tình trạng mỗi nơi vận dụng một cách, dẫn đến so sánh giữa nơi này với nơi khác. Mặc khác, để không ảnh hưởng đến quỹ lương của mỗi cơ quan, đơn vị cần có chủ trương thống nhất bổ sung biên chế đối với cơ quan, địa phương cần đưa công chức luân chuyển đến. Vẫn còn tình trạng luân chuyển công chức từ UBND cấp huyện về chính quyền cơ sở, nhưng công chức đó vẫn hưởng lương và biên chế ở cấp huyện, dẫn đến biên chế ở cấp huyện thì đủ, nhưng lại thiếu người làm việc do không còn biên chế để nhận thêm người. Do vậy, có thể xem xét phải có quỹ biên chế dự phòng phục vụ cho công tác luân chuyển.

Hiện nay, Chính phủ chưa ban hành văn bản làm cơ sở để các địa phương thực hiện liên quan đến các chính sách hỗ trợ người được luân chuyển, mà chỉ có QĐ số 70/2009/QĐ-TTg ngày 27/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách luân chuyển, tăng cường cán bộ chủ chốt cho các xã thuộc 61 huyện nghèo và chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật tham gia tổ công tác tại các xã thuộc 61 huyện nghèo theo NQ số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008/NQ-CP của Chính phủ.

Ngoài ra, chính sách cho cán bộ, công chức cấp xã hiện nay cũng còn phải quan tâm nghiên cứu thay đổi, bổ sung cho phù hợp. Đa số cán bộ, công chức chính quyền cơ sở cho rằng, lương và các khoản phụ cấp chưa tương xứng với công việc phải đảm nhiệm. Ngay cả đối với CT UBND cấp xã, công việc nhiều, vai trò rất quan trọng nhưng hệ số lương tháng chỉ có 2,15, không được hưởng phụ cấp chức vụ. Trong khi đó, Trưởng phòng (cấp huyện) ngoài mức lương theo ngạch bậc công chức còn được hưởng phụ cấp chức vụ 0,3. Do vậy, một công chức ở một phòng ban thuộc UBND cấp

huyện thường có tâm lý muốn đề bạt lên Phó Trưởng phòng hơn là luân chuyển về chính quyền cơ sở làm CT hoặc PCT UBND cấp xã. Đồng thời, quan tâm hỗ trợ nhà công vụ, phương tiện làm việc, cơ hội được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, tham gia các khóa bồi dưỡng về nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, điều hành, giao tiếp hành chính.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác luân chuyển công chức từ UBND cấp huyện về chính quyền cơ sở. (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w