Xây dựng hệ thống văn bản chuyên biệt của Chính phủ, văn bản hướng dẫn thống nhất của Bộ Nội vụ về vấn đề luân chuyển để

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác luân chuyển công chức từ UBND cấp huyện về chính quyền cơ sở. (Trang 78 - 79)

- UBND phường

3.2.2.1. Xây dựng hệ thống văn bản chuyên biệt của Chính phủ, văn bản hướng dẫn thống nhất của Bộ Nội vụ về vấn đề luân chuyển để

văn bản hướng dẫn thống nhất của Bộ Nội vụ về vấn đề luân chuyển để thống nhất trong công tác triển khai thực hiện

Ngày 25/1/2002, Bộ Chính trị đã ban hành NQ số 11-NQ/TW về luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý. Tuy nhiên, đây chỉ là những văn bản mang tính lãnh đạo, định hướng trong công tác luân chuyển cán bộ nói chung.

Luật Cán bộ, công chức năm 2008, NĐ số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, NĐ số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và QĐ số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo cũng chỉ mới nêu chung chung về khái niệm thế nào là luân chuyển, chưa có một văn bản nào mang tính chuyên biệt, quy định rõ, thống nhất từ TW đến cơ sở thế nào là luân chuyển, nó khác với biệt phái, điều động như thế nào; quy trình cơ bản; thời gian tối thiểu, tối đa; chế độ, chính sách hỗ trợ; trách nhiệm của cơ quan chủ trì, phối hợp; khen thưởng, kỷ luật; đánh giá, bố trí, sử dụng sau luân chuyển; sơ kết, tổng kết, thông tin, báo cáo, tổng hợp… Dẫn đến tình trạng phổ biến hiện nay là mỗi địa phương hiểu một cách, làm một kiểu:

- Còn nhầm lẫn, tranh luận giữa luân chuyển với điều động, biệt phái. - Chưa xây dựng được quy trình luân chuyển.

- Thời gian thực hiện luân chuyển chưa thống nhất: 3 năm, hơn 3 năm, 5 năm hay tùy thuộc vào độ tuổi trong quy hoạch, quá trình phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành của công chức mà quy định thời gian.

- Có nơi cấp uỷ ban hành Nghị quyết chuyên đề về luân chuyển, có nơi lại không ban hành.

- Có địa phương thì xây dựng văn bản quy định chính sách hỗ trợ, có nơi lại không xây dựng.

- Trách nhiệm giữa Ban Tổ chức, phòng Nội vụ, cơ quan nơi công chức công tác, địa phương nơi công chức luân chuyển về chưa rõ ràng, cụ thể.

- Việc sơ kết, tổng kết chưa được coi trọng. Hầu hết, là lồng nghép và chỉ là một nội dung nhỏ trong báo cáo về công tác cán bộ…

Do vậy, phải khẩn trương xây dựng một văn bản pháp quy chuyên biệt về công tác luân chuyển để thống nhất về khái niệm, cách hiểu, mục đích, nguyên tắc, phương thức, vai trò, ý nghĩa, quy trình, chính sách hỗ trợ, điều kiện, đối tượng luân chuyển, trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân... Qua tìm hiểu thực tiễn tại TP.Đà Nẵng, thì đây là một yêu cầu cấp thiết hiện nay, làm cơ sở để các ngành, địa phương tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện, qua đó tạo sự thống nhất, đồng bộ về nhận thức và hành động trong công tác luân chuyển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác luân chuyển công chức từ UBND cấp huyện về chính quyền cơ sở. (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w