Hoàn thiện chế độ tổng hợp, thông tin, báo cáo phục vụ kịp thời, hiệu quả việc nghiên cứu, sơ kết, tổng kết các vấn đề liên quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác luân chuyển công chức từ UBND cấp huyện về chính quyền cơ sở. (Trang 99 - 106)

- UBND phường

3.2.8.2. Hoàn thiện chế độ tổng hợp, thông tin, báo cáo phục vụ kịp thời, hiệu quả việc nghiên cứu, sơ kết, tổng kết các vấn đề liên quan

kịp thời, hiệu quả việc nghiên cứu, sơ kết, tổng kết các vấn đề liên quan đến luân chuyển

Chế độ thống kê, thông tin, báo cáo…có vai trò quan trọng trong nghiên cứu, phục vụ nghiên cứu, sơ kết, tổng kết. Hiện nay, việc tìm thông tin, số liệu liên quan đến công tác luân chuyển hết sức khó khăn vì chưa được cập nhật, tổng hợp, lưu giữ đầy đủ, khoa học, hệ thống. Do vậy, thời gian đến cần chú trọng hoàn thiện công tác này trên một số nội dung:

- Đầu tư và sử dụng tốt hệ thống mạng thông tin, phần mềm hiện đại với các phương pháp phù hợp, khoa học, chính xác, độ tin cậy cao. Có cán bộ chuyên trách về quản trị dữ liệu, tổng hợp, phân tích thông tin; phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ thống kê, báo cáo, bảo mật, lưu trữ, khai thác và cung cấp tư liệu khi có nhu cầu theo quy định của pháp luật.

- Hoàn thiện quy chế, chế độ báo cáo nội bộ, chính quyền cấp trên, chính quyền cơ sở, nơi đi, nơi đến, nhằm đảm bảo tính pháp lý, tính toàn diện, chính xác, kịp thời, hiệu quả.

- Thống nhất hệ thống văn bản báo cáo và có các quy định cụ thể, chi tiết các mẫu báo cáo về luân chuyển công chức; mẫu các phiếu thăm dò, lấy ý kiến, mẫu tổng hợp và phân tích chất lượng luân chuyển…

thập, lưu trữ.

Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác luân chuyển phải được xây dựng trên cơ sở sự lãnh đạo, định hướng của TW, cấp trên, thực tiễn tại địa phương, cơ sở, sự chủ động, sáng tạo, tham mưu tích cực của các cơ quan, đơn vị, đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Đồng thời, phải được thực hiện quyết liệt, đồng bộ, trong đó giải pháp quan trọng hàng đầu là khẩn trương xây dựng một văn bản pháp quy quy định cụ thể, chi tiết về khái niệm, yêu cầu, nguyên tắc, mục đích, quy trình, kế hoạch, trách nhiệm phối hợp, điều kiện, đối tượng, chính sách hỗ trợ… tổ chức quán triệt sâu rộng trong các ngành, các cấp, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động. Tăng cường kiểm tra, giám sát, tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm. Nâng cao năng lực tổng hợp, phân tích, tham mưu, đề xuất của các cơ quan, cá nhân làm công tác tổ chức…

Kết luận chung

Luân chuyển là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm đào tạo, bồi dưỡng toàn diện và sử dụng hiệu quả đội ngũ công chức, tạo điều kiện cho công chức tuổi trẻ, có triển vọng, trong quy hoạch được rèn luyện trong thực tiễn, là dịp tự kiểm nghiệm chính mình trong môi trường mới, qua đó tự hoàn thiện bản thân trên tất cả các phương diện: tư duy, lý luận, kỹ năng, bản lĩnh chính trị, kỹ năng, kinh nghiệm công tác, góp phần tăng cường công chức có năng lực, phẩm chất cho các địa bàn cần thiết, khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín trong công tác nhân sự của từng ngành, từng địa phương.

Trong quá trình thực hiện, cần chú ý đến 3 chữ “thực” trong luân chuyển, đó là “thực chất”, “thực người” và “thực việc”:

- “Thực chất”, nghĩa là không làm theo kiểu hình thức, làm để báo cáo thành tích, mà chú trọng đến việc công chức sau khi luân chuyển phải thu được kết quả gì. Chính vì vậy, các cấp ủy đảng, chính quyền phải làm tốt công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch luân chuyển toàn diện, chi tiết, phù hợp với thực tiễn, phải thực sự để công chức trẻ được rèn luyện, thử thách trong thực tiễn công tác.

- “Thực người”, tức là phải đúng đối tượng. Đó là những người có khả năng, phẩm chất, còn đủ tuổi công tác, trong đó tập trung vào những đối tượng thuộc diện nguồn kế cận. Tránh tình trạng luân chuyển những người đã nhiều tuổi, năng lực kém, vi phạm khuyết điểm, gây khó khăn cho đơn vị, cơ sở.

chí quan trọng trong đánh giá, nhận xét.

Đồng thời, quan tâm triển khai một số nhiệm vụ:

1. Tổ chức quán triệt sâu rộng các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của TW, cấp tỉnh, cấp huyện trong các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, vai trò, nội dung luân chuyển. Xem đây, là nền tảng quan trọng tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện các bước đi tiếp theo của công tác luân chuyển.

2. Xây dựng kế hoạch luân chuyển toàn diện, chi tiết, phải tiến hành đồng bộ cả cách làm và bước đi, kết hợp chặt chẽ với các khâu đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng công chức trước và sau luân chuyển.

Thống nhất trong xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, phải đảm bảo luân chuyển đúng nguyên tắc, mục đích, công khai, công bằng, khách quan, xác định rõ đối tượng, tiêu chuẩn luân chuyển, bố trí đúng người, đúng việc, phù hợp với năng lực chuyên môn, sở trường công tác của công chức. Đồng thời, gắn kết chặt chẽ với công tác quy hoạch, đáng giá, bố trí, sử dụng công chức sau luân chuyển. Qua đó, thực hiện thành công kế hoạch luân chuyển trong thực tế.

3. Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ cho công chức được luân chuyển phù hợp với thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho công chức yên tâm công tác, nhất là điều kiện sinh hoạt, phương tiện làm việc, cơ hội được cử đi học, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, tham gia các lớp kỹ năng quản lý, điều hành, giao tiếp hành chính…

4. Với vai trò, vị trí quan trọng đã được khẳng định của công tác luân chuyển, nên quá trình tổ chức thực hiện cần có sự phối hợp, lãnh đạo, chỉ

đạo chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ, đề cao trách nhiệm và vai trò tham mưu của cơ quan làm công tác tổ chức, tranh thủ sự chỉ đạo, phối hợp, hướng dẫn và giúp đỡ của cấp trên.

5. Trong thời gian luân chuyển, cơ quan quản lý cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi, kịp thời giúp đỡ người được luân chuyển vượt qua khó khăn, khắc phục những mặt yếu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời, xử lý nghiêm những công chức không chấp hành quyết định luân chuyển mà không có lý do chính đáng.

6. Nâng cao năng lực, chất lượng công tác tham mưu, đề xuất; hoàn chỉnh chế độ thông tin, tổng hợp, báo cáo, lưu trữ; đầu tư hiện đại hoá hệ thống thông tin nội bộ, thông tin trao đổi giữa các cơ quan, chính quyền cấp trên và cơ sở; định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm…

Qua đó, kết quả cuối cùng là góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức và sự đổi mới trong tư tưởng, suy nghĩ của mỗi công chức là “được luân chuyển về chính quyền cơ sở, chứ không phải bị luân chuyển về chính quyền cơ sở”.

Kiến nghị

Luân chuyển với vị trí, vai trò, tầm quan trọng trong công tác cán bộ nói chung của Đảng, Nhà nước. Cùng với những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện cần khắc phục những hạn chế, tồn tại, nhất là có biện pháp phòng ngừa, hạn chế những suy nghĩ không đúng, những hiện tượng biến tướng trong quá trình thực hiện luân chuyển:

- Thứ nhất, luân chuyển không phải để mượn môi trường và gửi về địa phương hoặc cơ quan nào đó một thời gian, sau đó sẽ trở về cấp trên để nhận chức vụ cao hơn, hay người luân chuyển sẽ được ưu tiên hơn về chế độ tiền lương, phụ cấp, đào tạo, bồi dưỡng, dễ được thăng chức nhanh hơn… Những suy nghĩ như vậy là không đúng và dẫn đến mục tiêu, mục đích của công tác luân chuyển sẽ không còn nữa, ngược lại sẽ phát sinh thêm nhiều vấn đề, gây sự bất hợp lý, ảnh hưởng mối đoàn kết giữa người luân chuyển đến với những cán bộ, công chức công tác lâu năm ở địa phương. Hay luân chuyển là về công tác ở địa phương một thời gian ngắn rồi quay về trên sẽ tạo tâm lý tạm bợ trong cách làm việc, làm cho người được luân chuyển thiếu gắn bó, thiếu tích cực, năng động, sáng tạo, công tác để góp phần phát triển địa phương, đồng thời ở địa phương thì cũng có tâm lý là phối hợp làm việc cho qua loa, vì người được luân chuyển cũng ở đây chỉ một thời gian rồi đi.

- Thứ hai, lợi dụng luân chuyển hợp thức hoá để đề bạt, thăng cấp, bổ nhiệm chức vụ cao hơn cho người thân tín hoặc là chỗ nấp an toàn cho những người có vi phạm kỷ luật…mặc dù người luân chuyển không đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chí, không có năng lực để đảm nhận nhiệm vụ mới được giao.

- Thứ ba, là lợi dụng luân chuyển để “đẩy” những người không phù hợp, không thuộc phe cánh của mình đi nơi khác. Người cần luân chuyển thì không luân chuyển, người không cần luân chuyển thì luân chuyển, dẫn đến việc luân chuyển tràn lan, không vì sự phát triển của tổ chức, địa phương, gây xáo trộn tổ chức, mất đoàn kết nội bộ, mất lòng tin trong cán bộ, công chức, đảng viên…

- Thứ tư, vì thành tích nên tổ chức luân chuyển ồ ạt, không theo kế hoạch, không phù hợp với yêu cầu của địa phương.

- Thứ năm, là tư tưởng cục bộ địa phương, bè cánh, dẫn đến tình trạng cô lập, không phối hợp, không tạo điều kiện thuận lợi, làm cho người luân chuyển thấy khó khăn, khó ở phải từ bỏ công tác…

Do vậy, để công tác luân chuyển được thực hiện tốt hơn trong thời gian đến, các địa phương, cơ quan, đơn vị cần xây dựng một Đề án cụ thể trên cơ sở đánh giá đúng, thực chất, chính xác thực tình hình thực hiện thời gian qua, những kết quả đạt được, hạn chế, tồn tại cùng những nguyên nhân cơ bản, chủ yếu, khách quan, chủ quan. Trên cơ sở đó, xây dựng các mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc, yêu cầu, phạm vi, đối tượng, tiêu chuẩn, các chức danh cần luân chuyển, nhu cầu, số lượng công chức cần luân chuyển trong từng giai đoạn, từng năm, thời gian luân chuyển, các điều kiện cần thiết đảm bảo... Đồng thời, ngoài những nhóm giải pháp cơ bản như đã trình bày ở trên, cần quan tâm đến một số vấn đề trong quá trình thực hiện luân chuyển:

- Chọn một địa phương thực hiện chỉ đạo điểm về luân chuyển. Xây dựng kế hoạch và lộ trình thực hiện từng bước, chuẩn bị tốt cả nơi đi và nơi đến, không tiến hành ồ ạt. Phải đảm bảo luân chuyển đúng mục đích, khách

quan, bố trí đúng người, đúng việc. Nghiên cứu, bố trí công chức vào những vị trí phù hợp với năng lực, trình độ đào tạo, sở trường công tác.

- Thực hiện luân chuyển vừa đảm bảo tính nguyên tắc, lãnh đạo, định hướng của cấp trên, vừa phát huy tính năng động, sáng tạo, bám sát thực tiễn của địa phương, phân cấp cụ thể, rõ ràng quyền và trách nhiệm giữa các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị. Triển khai đồng bộ, mạnh mẽ, có bước đi vững chắc, có sự đồng tình, ủng hộ cao, phát huy dân chủ, thực hiện công khai, kỷ luật nghiêm minh, tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc, nắm tình hình, chế độ thông tin, báo cáo kịp thời, chính xác, đầy đủ, liên tục được cập nhật. - Cung cấp đầy đủ thông tin về nơi sẽ luân chuyển đến, thuận lợi, khó khăn, những tình huống dự kiến có thể xảy ra để công chức luân chuyển chuẩn bị tâm lý hoặc có kế hoạch chuẩn bị.

- Khẩn trương tổ chức khảo sát, điều tra những yếu tố ảnh hưởng đến công chức trong quá trình thực hiện luân chuyển, như: sự khác biệt về tính chất, mối quan hệ, phối hợp trong công việc; phong tục, tập quán; thiếu quan tâm của nơi đi, nơi đến; khó khăn về điều kiện sinh hoạt, làm việc; không ổn định về gia đình; cơ hội học tập; nhiệm vụ mới được giao; không rõ tương lai…

- Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa nơi đi, nơi đến, giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác luân chuyển./.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác luân chuyển công chức từ UBND cấp huyện về chính quyền cơ sở. (Trang 99 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w