- Kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha, loại các biến làm Cronbach’s Alpha < 0,
3.3.1 Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính được tiến hành thông qua việc thảo luận chuyên gia, những người hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hành chính tại UBND huyện Di Linh và người dân đã thực hiện dịch vụ hành chính tại địa phương bằng dàn bài phỏng vấn nháp (hay còn gọi là bảng câu hỏi nháp được hình thành từ việc tổng quan các nghiên cứu trước đây). Mục tiêu của giai đoạn nghiên cứu này nhằm hiệu chỉnh các thang đo của các thành phần dịch vụ hành chính phù hợp với thực tế tại địa phương.
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua các buổi thảo luận, trò chuyện thứ 7 và chủ nhật tại UBND huyện Di Linh. Đầu tiên, tác giả thảo luận nhóm với 5 người chuyên gia liên quan đến dịch vụ hành chính của huyện (các cán bộ làm việc liên quan đến dịch vụ hành chính tại UBND huyện Di Linh gồm: Phó chủ tịch ủy ban nhân dân huyện – bà Lâm Thị Phước Linh; Trưởng phòng nội vụ - ông Đới Ngọc Văn; Trưởng phòng Tài chính kế hoạch - ông Trần Đức Công; Phó phòng tài chính kế hoạch - ông Nguyễn Văn Danh; Trưởng chi cục thuế - ông Nguyễn văn Hương) vì đây là những người làm việc lâu năm trong lĩnh vực này ở địa phương nên họ rất am hiểu sâu sắc về chất lượng dịch vụ hành chính công tại địa phương mình và 15 người dân đã từng thực hiện các dịch vụ về hành chính của huyện. Trong buổi thảo luận, tác giả ghi nhận các ý kiến về các tác nhân, các nhân tố có thể ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân về dịch vụ hành chính theo phương pháp Động não (Brainstorming). Tiếp theo, tác giả hệ thống lại các thông tin và gợi ý kết quả sắp xếp lại để cùng những người tham gia thảo luận lại lần nữa để đi đến thống nhất các thông tin được trao đổi trong buổi phỏng vấn. Những ý kiến được ghi nhận được chủ yếu được triển khai cụ thể trên các thông tin, các
39
biến quan sát được các nghiên cứu trước đây đã đề xuất. Cuối cùng, tác giả tiến hành hiệu chỉnh lại bảng câu hỏi cho phù hợp với điều kiện và môi trường tại địa bàn huyện Di Linh.