- Kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha, loại các biến làm Cronbach’s Alpha < 0,
CHƯƠNG.5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý
5.3 XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TỪ NGHIÊN CỨU
Từ các kết quả của nghiên cứu, tác giả đưa ra một số thảo luận và hàm ý chính sách như sau:
Dựa trên quan điểm thống kê, mô hình được thiết lập và kiểm định dựa trên dữ liệu thu thập được ở huyện Di Linh, Lâm Đồng cho thấy các yếu tố trong mô hình đều đạt đủ độ tin cậy, tính đơn nguyên , giá trị hội tụ nhất định. Các chỉ số Chi Bình phương, TLI, CFI và RMSE cho thấy mô có sự phù hợp với thực tế.
Ngoài các yếu tố liên quan đến chất lượng dịch vụ có thể dẫn đến giá trị cảm nhận và sự hài lòng về dịch vụ đó, mô hình còn có tính mới khi cho thấy bằng chứng thực nghiệm về sự tác động của yếu tố môi trường và đặc tính cá nhân đến giá trị cảm nhận qua đó ảnh hưởng gián tiếp đến sự hài lòng. Tác giả
70
kỳ vọng mô hình sẽ là tài liệu tham khảo cho những địa phương có cơ cấu địa hình, nhân khẩu học tương tự huyện Di Linh khi xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân dựa trên quan điểm đánh giá của chính họ.
Khi đánh giá sự hài lòng từ quan điểm của người dân, những người sử dụng dịch vụ, Sự hài lòng được tác động rất mạnh bởi giá trị cảm nhận của họ về dịch vụ đó. Như vậy, tập trung chú trọng vào việc nâng cao Giá trị cảm nhận của người dân là điều nên làm. Giá trị cảm nhận lại bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên trong (đặc tính của chính người dân) và yếu tố bên ngoài (môi trường thực hiện dịch vụ và sự đáp ứng dịch vụ của đơn vị cung cấp). Để tăng giá trị cảm nhận của người dân, UBND huyện cần nhanh chóng xây dựng và áp dụng bộ Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, UBND các xã, thị trấn thuộc huyện Di Linh để chuẩn hóa lề lối, tác phong làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thi hành công cụ của cán bộ, công chức, viên chức. Các yếu tố bên ngoài là những yếu tố mà UBND có thể chủ động tác động và thay đổi được, đặc biệt là Sự đáp ứng. Cùng với kết quả phân tích mô hình, Sự đáp ứng có ảnh hưởng mạnh nhất (hệ số ước lượng là 0.703 so với yếu tố môi trường là 0.688 và yếu tố đặc tính cá nhân là 0.621), UBND nên tập trung vào việc cải thiện mức độ đáp ứng dịch vụ cho người dân. Các giải pháp có thể đề cập là (1) Luôn luôn giữ vững cam kết thực hiện các dịch vụ đúng thời hạn, tránh tình trạng hẹn lần khiến người dân phải vất vả liên hệ UBND nhiều lần gây tiêu tốn thời gian và tiền bạc của nhân dân, nhất là tại huyện Di Linh, môi trường địa hình rừng núi không thuận tiện như những địa phương khác; (2) Tôn trọng nhân dân như nhau, đối xử công bằng và coi trọng từng nhu cầu riêng biệt của nhân dân. Người dân sẽ cảm nhân về dịch vụ tốt hơn nếu từng yêu cầu của họ đều được quan tâm và phục vụ tận tình. Việc gia tăng sự đáp ứng cũng làm tăng mức độ kỳ vọng (được đối xử nhiệt tình, tử tế và được đáp ứng đúng yêu cầu khiến cho những lần phục vụ sau bị đặt trong điều kiện yêu cầu cao hơn. Và do đó, UBND huyện luôn phải làm tốt hơn những gì đã làm trong quá khứ; (3)
71
Định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác cải cách hành chính, kiểm tra thực hiện nội quy, quy chế, ý thức tổ chức kỷ luật và sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị thuộc huyện.
Định kỳ thực hiện rà soát, kịp thời bãi bỏ, sửa đổi hoặc kiến nghị bãi bỏ, sửa đổi, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo thẩm quyền đối với những quy định không phù hợp, gây cản trở đến sự phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương. Cập nhật, bổ sung và điều chỉnh các quy trình, bước trong quy trình phù hợp với thực tế nhằm tăng tính thuận tiện và hiệu quả của các thủ tục trong quá trình thực hiện.
Đẩy mạnh công tác giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông thông qua việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin ào các dịch vụ hành chính công tại địa phương. Giải pháp này giúp UBND huyện đẩy nhanh tiến độ giải quyết các hồ sơ liên quan đến hành chính của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn, điều này giúp tăng khả năng đáp ứng đối với kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp như kết quả khảo sát từ mô hình lý thuyết (mục 5..2.2 của luận văn).
Tăng cường công tác đào tạo cho đội ngũ cán bộ, công chức về nghiệp vụ và phong cách phục vụ. Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức không chỉ góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp mà còn có tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội
khác.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng tại UBND và các đơn vị trực thuộc để đồng bộ hóa các chương trình cải cách hành chính, đặc biệt là khi đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.
Thực hiện Nghị quyết 17-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương (khóa X) “về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý bộ máy nhà nước”, Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về ban
72
hành chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011- 2020. Ban Thường vụ Huyện ủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Di Linh cần tích cực lãnh đạo, chỉ đạo, bám sát tình hình thực tế tại địa phương, đưa ra những chương trình hành động, xây dựng và ban hành kế hoạch cụ thể trong công tác cải cách hành chính tại địa phương.
Bên cạnh các giải pháp liên quan đến công tác cải cách hành chính, tác giả khuyến nghị, Banh lãnh đạo huyện nên tổ chức chương trình “ngày thứ bảy vì dân”. Qua đó, Ban lãnh đạo huyện gặp gỡ trực tiếp người dân để lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng và bức xúc của người dân về công tác hành chính cũng như những vấn đề tồn tại trong xã hội. Bên cạnh việc sử dụng những thông tin phản hồi của người dân làm cơ sở cho công tác cải cách hành chính, Ban lãnh đạo huyện cũng có cơ hội nhiều hơn để nâng cao chất lượng hoạt động của mình và niềm tin của người dân từ đó sẽ được nâng cao hơn.