6. Bố cục của Luận văn
4.4.4. Giải pháp về chiến lược đào tạo nâng cao
Với mục tiêu giảm thiểu tổn thất cho PTI cũng như cho khách hàng, cần tăng cường thực hiện công tác kiểm soát và quản lý rủi ro cho các nhóm nghiệp vụ có tỷ lệ bồi thường cao như: nhóm nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới và tài sản kỹ thuật. Muốn vậy PTI cần có một đội ngũ nhân viên năng động, có trình độ và kinh nghiệm. Vì thế chiến lược đào tạo nâng cao cần được chú trọng và thực hiện thường xuyên.Đối với PTI, con người luôn là yếu tố quan trọng nhất, là yếu tố quyết định thành bại của doanh nghiệp.Vì vậy, PTI luôn quan tâm đến yếu tố con người, tập trung đầu tư vào nguồn nhân lực. Để có thực sự có nguồn nhân lực hoạt động hiệu quả PTI cần chú trọng các yếu tố:
(*) Phát triển nguồn nhân lực:
- Về chính sách tuyển dụng nhân sự: cần tuyển dụng nhân sự một cách thận trọng, tuyển chọn những người thật sự có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bố trí nhân viên làm việc theo đúng năng lực, khả năng của họ để đạt hiệu quả công việc cao nhất.
- Về chính sách đào tạo: PTI cần xây dựng những chương trình đào tạo ngắn, trung, dài hạn, mở những lớp tập huấn nghiệp vụ và đặc biệt là những lớp đào tạo khi doanh nghiệp triển khai sản phẩm mới. Song song với đào tạo nghiệp vụ thì doanh nghiệp có thể đào tạo bổ sung các kỹ năng khác như: ngoại ngữ, sử dụng thành thạo vi tính, am hiểu thị trường thế giới,... để chuẩn bị sẵn sàng cạnh tranh với các doanh nghiệp không chỉ trong nước mà cả nước ngoài.
- Về chính sách lương thưởng: để khuyến khích nhân viên làm việc thì PTI cần phải có chế độ khen thưởng thích đáng, đối với những cá nhân tập thể có thành tích cao thì cần được tuyên dương khen thưởng để khuyến khích họ đồng thời tạo động lực cho những cá nhân, tổ chức khác nâng cao hiệu quả hoạt động của mình; quan tâm tới đời sống của nhân viên, tổ chức những buổi tham quan, du lịch để cán bộ, nhân viên có thời gian nghỉ ngơi, tạo điều kiện tăng hiệu quả, tăng lòng nhiệt tình của nhân viên đối với công việc; tích cực xây dựng văn hóa PTI hợp tác, chia sẻ, sáng tạo, tôn trọng sự khác biệt để giữ chân nhân tài.
- Về quản lý tổ chức: trình độ và năng lực quản lý là một trong những yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh và chiến lược thâm nhập thị trường của PTI. Trình độ tổ chức thể hiện trước hết ở việc bố trí, sắp xếp các bộ phận quản lý, bộ phận kinh doanh, bộ phận marketing và việc sử dụng nhân lực trong cơ cấu tổ chức đó.
- Về đào tạo: để nâng cao trình độ và năng lực quản lý, PTI cần tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cung cấp những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức về quản lý, về pháp luật, tin học,... thường xuyên rèn luyện kỹ năng quản lý từng mặt công việc trong doanh nghiệp. Ngoài ra PTI cần tăng cường đầu tư cho hoạt động đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý doanh nghiệp, thích ứng với sự đổi mới của sản phẩm và nhất là những sản phẩm mới.
- Về cơ cấu tổ chức : PTI cần đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý, hoàn thiện kỹ năng quản lý hiện đại của đội ngũ lãnh đạo, quản trị trong doanh nghiệp. Muốn vậy, PTI cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống tổ chức kinh doanh của mình, cần có sự phân biệt tương đối về tính chất, công việc của các bộ phận, tránh sự chồng chéo, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý tập trung đầu tư chuyên sâu và đảm bảo sự hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp một cách nhịp nhàng.