6. Bố cục của Luận văn
3.6.2. Phân tíchmôi trường cạnhtranh ngành
Tính đến hết năm 2013, cả nước có hơn 50 công ty bảo hiểm trong đó có 29 công ty bảo hiểm phi nhân thọ, 11 công ty bảo hiểm nhân thọ, 1 công ty tái bảo hiểm à 10 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, 33 văn phòng đại diện của các công ty bảo hiểm và công ty môi giới bảo hiểm nước ngoài.. Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới là nghiệp vụ có tổng doanh thu cao nhất và cạnh trang gay gắt nhất trên thị trường, tiếp đến là bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người. Để xác định rõ vị trí cạnh tranh của PTI trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, mô hình năm lực lượng cạnh tranh của M.Porter được ứng dụng trong quá trình phân tích vấn đề này.
3.6.2.1. Nguy cơ từ các đối thủ tiềm ẩn
Theo Hiệp hội Bảo hiểm (HHBH) Việt Nam, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của thị trường bảo hiểm khoảng 22%, cho thấy thế mạnh và bước đột phá
lớn của ngành bảo hiểm Việt Nam.Theo cam kết WTO, đến năm 2015 Việt Nam sẽ mở cửa thị trường tài chính bảo hiểm. Vì vậy nghành bảo hiểm phi nhân thọ đang dần nóng lên với sự tham gia vào thị trường của nhiều công ty bảo hiểm hàng đầu thế giới tại các quốc gia phát triển như Hàn Quốc, Singapore, Nhật, Anh,…
Bên cạnh đó, hiện nay có rất nhiều ngân hàng đang có xu hướng hợp tác đầu tư góp vốn thành lập công ty bảo hiểm như: Bảo hiểm MIC của ngân hàng TMCP Quân đội, Bảo hiểm IAI của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), Bảo hiểm BIC của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV). Các ngân hàng với mong muốn tối đa hóa lợi nhuận từ khách hàng, quản trị rủi ro với các khoản cho vay của khách hàng từ khi phát sinh đến lúc tất toán. Ngoài ra các tập đoàn kinh tế của Việt Nam cũng đang có xu hướng mở rộng thị trường đầu tư sang lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ do những tiềm năng dồi dào của thị trường này. Với nguồn lực tài chính dồi dào, lượng khách hàng sẵn có là các đơn vị, công trình, dự án do doanh nghiệp điều hành, công ty bảo hiểm do các tập đoàn lớn thành lập thực sự là mối đe dọa cho các doanh nghiệp hiện hữu. Do vậy nguy cơ cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn trong nghành bảo hiểm phi nhân thọ là rất lớn.
3.6.2.2. Năng lực của nhà cung ứng
Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và PTI nói riêng, dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ được coi như một lời hứa của doanh nghiệp bảo hiểm với khách hàng, tức là khi khách hàng đã chấp nhận và thanh toán phí bảo hiểm theo định mức quy định, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cấp giấy chứng nhận hoặc hợp đồng bảo hiểm cho khách hàng, Đây là tài liệu khách hàng sẽ sử dụng để đòi quyền lợi bảo hiểm với doanh nghiệp trong trường hợp xảy ra rủi ro. Như vậy sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ sẽ không có nhà cung ứng đầu vào, chỉ có nhà phân phối đầu ra cho sản phẩm. Với các công ty bảo hiểm thông thường có 3 kênh phân phối sản phẩm: cán bộ của doanh nghiệp khai thác trực tiếp, phân phối qua kênh ngân hàng và qua đại lý bán hàng cá nhân hoặc tổ chức. Hiện tại ở PTI có đầy đủ cả 3 kênh phân phối này, trong đó kênh ngân hàng Bancasurance và kênh khai thác qua đại lý chiếm tỷ trọng cao nhất (gần 80% doanh thu phí bảo hiểm gốc) trong đó có đại lý
tổ chức lớn nhất là Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam với mạng lưới gần 18.000 điểm giao dịch trên 63 tỉnh thành trong cả nước. Hiện PTI đang mở rộng ký kết hợp đồng phân phối sản phẩm với rất nhiều ngân hàng lớn như : Ngân hàng TMCP hàng hải Việt Nam, ngân hàng TMCP Liên Việt, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VP Bank,…Xu hướng hiện nay của các công ty bảo hiểm còn tập trung đẩy mạnh kênh khai thác qua showroom và gara sửa chữa. Đây cũng là một kênh rất có triển vọng, có nguồn khách hàng mua bảo hiểm ô tô khá ổn định.
3.6.2.3. Năng lực của khách hàng
Cũng như đa phần các nghành kinh doanh khác, đối với thị trường bảo hiểm phi nhân thọ khách hàng cũng được chia làm 2 khối: khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, với mỗi khối có những ảnh hưởng nhất định đến doanh nghiệp bảo hiểm.
Với khối khách hàng doanh nghiệp, tập trung chủ yếu hiện nay là các doanh nghiệp có quy mô trung bình trở lên, có nguồn lực tài chính và là khách hàng ổn định, hiện hữu lâu dài. Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp trên thị trường đều có nhu cầu và khả năng tham gia ít nhất một loại bảo hiểm phi nhân thọ, tuy nhiên khối doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng không, hàng hảo, xây dựng,…là các doanh nghiệp thường mang lại doanh thu bảo hiểm rất lớn hàng năm. Các doanh nghiệp bảo hiểm luôn phải áp dụng chương trình chăm sóc đặc thù với mức phí ưu đãi để giữ chân khách hàng.
Với khách hàng cá nhân, hiện nay ý thức mua bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro đã được nâng cao hơn trước, đặc biệt sau khi Bộ tài chính áp dụng quy định về bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với xe cơ giới lưu thông trên đường. Tuy nhiên một điểm khó khăn với phần chung các doanh nghiệp bảo hiểm là khách hàng cá nhân hiện nay khi lựa chọn sử dụng sản phẩm của công ty hầu như chưa biết rõ về chất lượng dịch vụ, mua hàng chủ yếu dựa theo thói quen hoặc mối quan hệ. Trong khi đối với phần lớn các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hiện nay, khi mà khối khách hàng doanh nghiêp mặc dù mang lại doanh thu lớn nhưng tỷ lệ bồi thường lại khá cao thì khách hàng cá nhân là mục tiêu đang được chú trọng.
Nâng cao thị phần khối khách hàng cá nhân đồng nghĩa với việc giảm thiểu tỷ lệ bồi thường đồng thời tạo vị thế của doanh nghiệp trên thị trường bán lẻ.
3.6.2.4. Nguy cơ sản phẩm thay thế
Sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ hiện nay chưa có sản phẩm thay thế.Tuy nhiên trong cuộc cạnh tranh giữa các sản phẩm của nghành có cùng tính chất tương tự nhau thì có sự thay thế. Ví dụ như cùng là sản phẩm bảo hiểm con người, hiện nay sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe PTI Care đã dần thay thế sản phẩm bảo hiểm kết hợp con người truyền thống do có lợi thế về mức bồi thường lớn và phạm vi bảo hiểm rộng. Như vậy để có thể tồn tại, phát triển và tạo dấu ấn cho riêng mình, thì các doanh nghiệp bảo hiểm phải có những hướng đi riêng như tạo ra những gói sản phẩm đặc thù theo khách hàng và là lợi thế đặc trưng của công ty, đi kèm với chất lượng dịch vụ khách hàng. Có như vậy mới tránh được việc bị động trong cuộc chiến giảm phí bảo hiểm thông thường trên thị trường hiện nay.
3.6.2.5. Cạnh tranh của đối thủ trong nghành
Cạnh tranh trong nghành bảo hiểm phi nhân thọ hiện nay được đánh giá là gay gắt và rất khốc liệt, với 80% thị phần của thị trường thuộc về 5 doanh nghiệp bảo hiểm lớn bao gồm: Bảo Việt, Bảo Minh, PVI, PJICO và PTI. Với 20% còn lại là sự phân chia của 24 công ty bảo hiểm khác. Mặc dù nghành bảo hiểm luôn được đánh giá là một trong những nghành có mức tăng trưởng khá ổn định trong những năm gần đây (trung bình 20%/năm), nhưng các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải đối mặt với khá nhiều vấn đề, trong đó ảnh hưởng nhiều nhất là sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp như: lôi kéo nhân sự cấp trung và cấp cao khi thành lập một chi nhánh hay doanh nghiệp mới, giảm phí chấp nhận lỗ từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc để giành giật khách hàng,…Có thể nói ngoại trừ một số sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới đã được bộ tài chính quy định cụ thể và cấm tất cả các hình thức khuyến mại thì các doanh nghiệp hiện nay đều áp dụng hình thức cạnh tranh chủ yếu là hạ phí bảo hiểm, mở rộng điều kiện, điều khoản, tặng quà khuyến mại, tăng chi phí cho đại lý khai thác,…Trong khi đó phần quan trọng nhất của sản phẩm bảo hiểm là dịch vụ chăm sóc sau bán hàng hầu như chưa
được các doanh nghiệp chú trọng, đặc biệt là với những doanh nghiệp mới ra nhập thị trường, tìm mọi cách để tăng doanh số dẫn đến năng lực không đủ để mang lại dịch vụ tốt cho khách hàng.
Hình 3.3: Thị phần doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trƣờng Việt Nam tính đến hết 31/12/2014
(Nguồn: Số liệu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam)
Trước sức ép chung của thị trường và đặc biệt là những cơ hội cũng như thách thức từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO ngày càng lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tái cơ cấu để đáp ứng đòi hỏi của thị trường. Trong số các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam hiện nay, một số doanh nghiệp đã có những phương án tái cấu trúc mạnh mẽ như đầu tư vào công nghệ thông tin, nâng cao năng suất lao động của cán bộ, tăng cường quản lý rủi ro, nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng, kêu gọi đầu tư của các cổ đông chiến lược nước ngoài,…Nhìn chung tùy theo từng doanh nghiệp áp dụng những chiến lược khác nhau tuy nhiên trong tương lai gần thị trường bảo hiểm phi nhân thọ sẽ ngày càng ổn định và hướng về chiều sâu nhiều hơn. Đặc biệt dự kiến đến năm 2020 khi thị trường chung ASEAN ra đời, các công ty bảo hiểm của Việt Nam sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ các công ty bảo hiểm trong khu vực. Bởi vậy hiện nay phần lớn các công ty bảo hiểm trong nước đều đang có dự kiến tăng vồn và tìm cổ
Bảo Việt 25% PVI 15% Bảo Minh 11% PJICO 9% PTI 8% MIC 5% BIC 4% ABIC 3% Liberty 2% nghiệp khácCác doanh 18%
đông bên ngoài. Từ những tập đoàn tài chính - bảo hiểm lớn đã có cổ đông ngoại như Tập đoàn Bảo Việt và Bảo hiểm dầu khí PVI, đến những doanh nghiệp bảo hiểm chưa có cổ đông nước ngoài như là PJICO, BIC, PTI… đều đang tìm kiếm cổ đông nước ngoài trong khi tiếp tục xin ý kiến cổ đông vào mùa đại hội năm 2015. Mục tiêu tăng vốn vẫn là nhằm tăng năng lực tài chính cũng như phục vụ cho việc đánh giá xếp hạng tín nhiệm tài chính quốc tế của doanh nghiệp. Tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược có những điểm chung như năng lực tài chính tốt, có kinh nghiệm kinh doanh bảo hiểm toàn cầu, cam kết gắn bó lâu dài, có cùng chiến lược kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp.
Để có cái nhìn tổng quan hơn về các yếu tố cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm, ta xây dựng bảng ma trận khả năng cạnh tranh của 5 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu của Việt Nam hiện nay theo các bước như sau:
-Bước 1: Lập danh sách 10 yếu tố chính có ảnh hưởng quan trọng đén khả năng cạnh tranh của công ty trong nghành
-Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0 (không quan trọng) đến 1 (rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của mỗi yếu tó tùy thuộc mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó đến khả năng cạnh tranh của công ty trong nghành. Tổng điểm số tầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1
-Bước 3: Xác định trọng số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi yếu tố tùy thuộc khả năng của công ty với yếu tố đó, trong đó 4 là tốt, 3 là trên trung bình, 2 là trung bình và 1 là yếu
-Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định điểm số của các yếu tố
-Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma trận.
Lần lượt theo 5 bước trên, ta có ma trận khả năng cạnh tranh của 5 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm: Bảo Việt, Bảo Minh, PVI, PJICO và PTI như sau:
Bảng 3.4: Ma trận các khả năng cạnh tranh của DNBH phi nhân thọ Yếu tố Mức độ quan trọng
Bảo Việt Bảo Minh PVI PJICO PTI
Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Thị phần 0.1 4 0.4 3 0.3 4 0.4 2 0.2 3 0.3 Khả năng cạnh tranh về phí bảo hiểm 0.1 2 0.2 3 0.3 2 0.2 1 0.1 4 0.4 Khả năng cạnh tranh về hoa hồng 0.15 2 0.3 3 0.45 4 0.6 2 0.3 3 0.45 Tiềm lực tài chính 0.08 4 0.32 1 0.08 3 0.24 2 0.16 2 0.16 Chất lượng dịch vụ 0.17 4 0.68 3 0.51 4 0.68 3 0.51 3 0.51 Kênh phân phối 0.1 4 0.4 3 0.3 2 0.2 2 0.2 4 0.4 Trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ 0.1 3 0.3 3 0.3 2 0.2 2 0.2 2 0.2 Lòng trung thành của khách hàng 0.06 4 0.24 3 0.18 2 0.12 2 0.12 1 0.06 Khả năng quản trị 0.09 2 0.18 3 0.27 3 0.27 2 0.18 3 0.27 Ứng dụng CNTT 0.05 4 0.2 3 0.15 3 0.15 3 0.15 3 0.15 Tổng điểm 1 3.22 2.84 3.06 2.12 2.9
Qua nghiên cứu ma trận cạnh tranh, ta nhận thấy trong 4 đối thủ cạnh tranh của PTI thì Bảo Việt và PVI đang chiếm ưu thế trên thị trường, Bảo Minh là đối thủ có tổng điểm tương ứng với PTI. Với số điểm 2.9 có thể thấy rằng PTI có khả năng ứng phó tốt với tình hình cạnh tranh hiện nay trên thị trường, và đối thủ lớn của PTI hiện nay trên thị trường là Bảo Việt và PVI.
Tuy nhiên, một trong những điểm yếu của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước khiến nhà đầu tư nước ngoài phải bận tâm đó là những diễn biến phức tạp của thị trường tài chính - bảo hiểm Việt Nam, những thách thức về trục lợi bảo hiểm, nợ đọng phí… trong khi cơ sở dữ liệu quá khứ về lịch sử phát triển doanh nghiệp hay dữ liệu ngành bảo hiểm còn chưa tập hợp đầy đủ qua hệ thống công nghệ thông tin chuyên nghiệp và chưa được đồng bộ.
Tổng hợp các thông tin phân tích theo mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter:
Hình 3.4: Mô hình M.PORTER về nghành bảo hiểm phi nhân thọ NGUY CƠ CÁC ĐỐI THỦ CẠNH
TRANH TIỀM ẨN
- Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài - Tập đoàn kinh tế lớn
NĂNG LỰC CỦA NHÀ CUNG ỨNG
- Ngân hàng, show room ô tô
- Đại lý bảo hiểm cá nhân, tổ chức NĂNG LỰC CỦA KHÁCH HÀNG -Khách hàng cá nhân -Khách hàng doanh nghiệp, tổ chức
CẠNH TRANH CỦA CÁC ĐỐI THỦ TRONG NGHÀNH
- Cạnh tranh về phí bảo hiểm, điều kiện, điều khoản bảo hiểm
- Thu hút nhân sự cấp cao - Tái cơ cấu
NGUY CƠ SẢN PHẨM THAY THẾ
- Sản phẩm có tính chất tương tự cùng nghành