Phân tíchmôi trường kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu Xây dựng định hướng chiến lược kinh doanh của tổng công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện (PTI) đến năm 2020 (Trang 59 - 62)

6. Bố cục của Luận văn

3.6.1. Phân tíchmôi trường kinh tế vĩ mô

3.6.1.1. Môi trường kinh tế

Theo dự báo của World Bank vào tháng 4/2015 tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam năm 2015 là 6%, tăng 0,5% so với dự báo trước đó. Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (NFSC) thậm chí dự báo GDP 2015 có khả năng đạt mức tăng

trưởng 6,5%, cao hơn mục tiêu 6,2% của Chính phủ đặt ra nhờ vào sự cải thiện về cả tổng cầu lẫn tổng cung.Theo báo cáo của NFSC, GDP quý I/2015 tăng 6,03% so với cùng kỳ năm trước - mức cao nhất trong 5 năm qua. Đồng thời Việt Nam cũng là nước duy nhất trong số 9 nước Đông Á có GDP được điều chỉnh theo xu hướng tăng. Cũng theo đánh giá của World Bank, sau một vài khó khăn hồi giữa năm 2014, kinh tế Việt Nam đã khởi sắc trở lại và tăng trưởng cuối năm đã vượt mức kỳ vọng nhờ xuất khẩu tăng bền vững, FDI, kiều hối được duy trì, dự trữ ngoại hối tăng và môi trường kinh doanh có nhiều cải cách quan trọng. Bên cạnh đó, Việt Nam hiện có rất nhiều yếu tố thuận lợi, đặc biệt là các hiệp định thương mại đàm phán thành công có thể đem lại cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam.Tình hình kinh tế đã có những nét tiến bộ trên một số lĩnh vực như sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng khá; đầu tư phát triển, thu ngân sách đạt cao, dịch vụ tăng khá, nhất là thu nhập của nông dân được cải thiện rõ rệt, góp phần kích cầu trong nước..

Đánh giá chung về triển vọng kinh doanh của năm 2015 và 2016, nhiều chuyên gia nhận định cho rằng, ngành bảo hiểm tại các thị trường mới nổi như Việt Nam, Malaysia,… vẫn tiếp tục thuận lợi. Tuy nhiên, lãi suất đồng USD tăng trở lại trong tương lai gần có thể dẫn đến sự biến động nhanh hơn của thị trường tài chính và đe dọa triển vọng tăng trưởng của một số thị trường mới nổi. Ngành bảo hiểm phi nhân thọ tại các thị trường mới nổi dự kiến sẽ phục hồi trong giai đoạn 2015 - 2016.Về doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn cầu, nhiều dự báo cho rằng, thị trường này sẽ tăng trưởng 2,8% trong năm 2015 và 3,2% năm 2016 (cao hơn so với mức tăng 2,5% của năm 2014). Báo cáo sơ bộ của Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính cho biết, năm 2014, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 52.680 tỷ đồng, tăng 14,2% so với năm 2013. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm của khối phi nhân thọ ước đạt 25.250 tỷ đồng, tăng 10,5%; doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 27.430 tỷ đồng, tăng 17,9%. Năm 2015, Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm dự kiến ngành bảo hiểm sẽ đạt tổng doanh thu phí bảo hiểm 59.319 tỷ đồng, tăng 12,6% so với năm trước; trong đó, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 27.775 tỷ đồng, tăng 10% và doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 31.544 tỷ đồng, tăng 15%.

Tốc độ tăng trưởng chưa phản ánh hết sự phát triển của các thị trường, bởi ở các thị trường bảo hiểm đã phát triển, dù tốc độ doanh trưởng không cao, nhưng giá trị tuyệt đối của doanh thu phí bảo hiểm của những thị trường đó rất lớn. Còn những thị trường mới nổi như Việt Nam, doanh thu phí bảo hiểm trên GDP hiện nay vẫn còn rất thấp, chỉ đạt khoảng 2% GDP, trong khi doanh thu phí bảo hiểm/GDP của các nước trong khu vực ASEAN là Thái Lan, Malaysia hay Singapore… đã đạt khoảng 15 - 17%. Trong tương lai khi thành thị trường chung ASEAN dự kiến thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ có những bước tiến dài hơn nữa.

3.6.1.2. Môi trường văn hóa xã hội

Tỷ lệ lao động ở độ tuổi làm việc tại Việt Nam chiếm gần 50% tổng dân số. Xu hướng lựa chọn nghành nghề liên quan tài chính, ngân hàng, bảo hiểm ngày cang gia tăng ở độ tuổi lao động từ 18-30 tuổi. Các trường đào tạo đáp ứng tốt nhu cầu đào tạo nhân lực cho lĩnh vực bảo hiểm.Đời sống vật chất, tinh thần, trình độ dân trí trung bình toàn xã hội không ngừng cải thiện.Điều này là động lực, là thị trường tiềm năng để cung cấp các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ.

3.6.1.3. Môi trường chính trị trong nước

Trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế, Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhằm tạo hành lang pháp lý chuẩn mực để thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển. Nghành kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất định bắt buộc các doanh nghiệp phải đối mặt.Doanh nghiệp bảo hiểm chịu ảnh hưởng của các văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, đầu tư vốn và hoạt động của công ty cổ phần, chứng khoán và thị trường chứng khoán.Ngoài ra việc thực thi chưa đạt hiệu quả cao nên khả năng chính sách của Nhà nước thay đổi luôn có thể xảy ra và khi xảy ra thì sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp.

3.6.1.4. Môi trường công nghệ

Thực tế ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong nghành bảo hiểm còn thấp. Việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng là một trong những đòi hỏi cấp bách nhằm hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm mà trong đó ứng dụng về công nghệ thông tin là một yếu tố quan trọng, được đặt lên hàng đầu.

Thách thức lớn nhất đối với nghành bảo hiểm Việt Nam hiện nay là trình độ CNTT giữa các doanh nghiệp chưa đồng đều và năng lực của đội ngũ nhân lực còn hạn chế. Theo chuyên gia, do quy mô và tính chất hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau, mỗi doanh nghiệp tùy theo khả năng của mình sẽ xây dựng một nển tảng CNTT riêng và có phương thức hỗ trợ tổ chức mạng lưới riêng. Do vậy, mức độ sử dụng vốn đầu tư của mỗi doanh nghiệp và mức độ ưu tiên cũng khác nhau.

3.6.1.5. Môi trường quốc tế

Nền kinh tế thế giới luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khủng hoảng trong trường hợp xảy ra chiến tranh hay khủng hoảng cục bộ tại một ngân hàng, hay hệ thống ngân hàng của một quốc gia. Khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ năm 2008 là cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ sau thế chiến thứ II là một ví dụ điển hình.Cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu gây nên hậu quả nghiêm trọng đến tận bây giờ bắt đầu từ hệ thống ngân hàng tại Mỹ và một số nước Châu Âu. Sự ảnh hưởng này nhanh chóng lan rộng ra các quốc gia, châu lực khác do quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế ngày càng sâu rộng, dẫn tới sự suy giảm của nhiều nghành trong nền kinh tế trong đó có bảo hiểm phi nhân thọ. Do vậy, môi trường quốc tế ổn định là điều kiện khách quan, yếu tố chính để nghành bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng phát triển.

Một phần của tài liệu Xây dựng định hướng chiến lược kinh doanh của tổng công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện (PTI) đến năm 2020 (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)