5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
3.1.4.2. Công nghệ sản xuất
Sơ đồ công nghệ sản xuất
Nguồn: Phòng kinh doanh của Công ty 2013
Hình 3.1 Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi của Công ty Nguyên liệu thô
Tách kim loại Sàng tạp chất Thùng chứa Máy nghiền Thùng chứa Nguyên liệu mịn Tách kim loại Sàng tạp chất Thùng chứa Cân định lượng Thùng chứa
Máy phối trộn Khoáng chất
Phụ gia Cân và đóng bao Thùng chứa Máy ép viên Làm nguội Máy bẻ viên Sàng phân loại Viên thành phẩm Bột thành phẩm Thùng chứa Bảo quản
28
Thuyết minh sơ đồ công nghệ
Nguyên liệu thu mua từ bên ngoài được ô tô tải chở về nhà máy, qua cân tự động đặt ở phía cổng, lúc này trên máy tính sẽ hiển thị khối lượng của toàn bộ tải trọng của xe và nguyên liệu, sau đó nguyên liệu được đưa vào kho chứa để đem đi xử lý còn xe khi đi ra sẽ cân tự động một lần nữa để cân tải trọng của xe từ đó ta biết được khối lượng của nguyên liệu vừa nhập vào nhà máy.
a) Dây chuyền tiếp nhận và xử lý nguyên liệu
- Tách kim loại và sàng tạp chất
Mục đích: tách kim loại nhằm loại bỏ các mẫu kim loại lẫn trong nguyên liệu.
Sàng tạp chất nhằm để tách các tạp chất như: các tạp chất lớn, rơm rạ, sạn, các tạp chất có hình dạng sợi... để thu được nguyên liệu có cùng tính chất, tạo đều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp theo.
Thiết bị: sử dụng nam châm tách kim loại, máy sàng có lắp quạt gió. - Nghiền nguyên liệu
Mục đích: đối với nguyên liệu thô, kích thước lớn nên cần phá vỡ nguyên liệu, làm cho nguyên liệu đạt kích thước theo yêu cầu, tăng khả năng trộn đều giữa các cấu tử làm cho chất dinh dưỡng được phân bố đồng đều nhằm tăng hệ số tiêu hoá cho thức ăn. Nguyên liệu được nghiền mịn sẽ thuận lợi cho quá trình ép viên, làm cho viên thức ăn có bề mặt nhẵn bóng, các cấu tử thành phần dễ liên kết với nhau.
Thiết bị: dùng máy nghiền búa.
Nguyên tắc hoạt động của máy nghiền:
Khi cho nguyên liệu vào máy nghiền, khi động cơ quay làm cho búa nghiền quay theo tạo ra lực nghiền, làm các hạt nguyên liệu vở ra nhờ sự va đập giữa nguyên liệu với các búa nghiền và giữa nguyên liệu với nhau tạo ra các hạt mịn đạt kích thước theo yêu cầu. Khi các hạt có kích thước đạt yêu cầu sẽ lọt qua lưới nghiền còn hạt chưa đạt yêu cầu sẽ được nghiền cho đến khi có kích thước đạt yêu cầu và lọt qua lưới sàng.
Quá trình nghiền đóng vai trò quan trọng trong công đoạn sản xuất vì nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm và khả năng hấp thụ sản phẩm của vật nuôi.
Sau khi nghiền xong, nguyên liệu nhờ gàu tải vận chuyển qua bộ phận tách kim loại lần 2 vào thùng chứa.
29
b) Dây chuyền định lượng và phối trộn
- Định lượng: nhằm mục đích xác định mức độ, liều lượng các thành phần thức ăn, cho từng loại hỗn hợp thức ăn theo tỷ lệ quy định đối với từng loại vật nuôi, càng bảo đảm chính xác càng tốt. Đặc biệt đối với những thành phần thức ăn bổ sung chiếm tỷ lệ nhỏ (nhất là những nguyên tố vi lượng) đòi hỏi độ chính xác cao, độ định mức phải thấp nếu quá mức quy định có thể tác hại đến cơ thể vật nuôi.
- Phối trộn: nhằm khuấy trộn các thành phần thức ăn đã được định mức thành một hỗn hợp đồng đều, đảm bảo cho vật nuôi ăn đủ tỷ lệ các thành phần đó trong hỗn hợp. Thức ăn tổng hợp được trộn đều, bổ sung chất lượng, mùi vị cho nhau giữa các thành phần tạo đều kiện cho súc vật ăn nhiều và đủ, tăng hệ số tiêu hoá nhờ đó tăng được sản lượng chăn nuôi, giảm mức tiêu thụ thức ăn cho mỗi kg thịt tăng trọng.
Quá trình trộn có bổ sung rỉ đường với các thành phần vi lượng như premix và muối ăn. Rỉ đường cho vào nhằm tăng sự kết dính, tăng độ bền cho viên, tăng giá trị dinh dưỡng và kích thích gia súc, gia cầm ăn ngon miệng. Nên cho bột vào khoảng 2/3 thể tích máy rồi mới bổ sung rỉ đường, tránh trường hợp rỉ đường tiếp xúc trực tiếp với máy làm giảm hiệu suất trộn và giảm độ bền của máy. Do vậy cần phải vệ sinh máy thường xuyên.
Thiết bị: dùng máy trộn nằm ngang có bộ phận trộn quay, thùng chứa cố định. Máy trộn làm việc gián đoạn, trộn theo mẽ.
c) Dây chuyền tạo viên và xử lý viên
Máy tạo viên thức ăn chăn nuôi có nhiệm vụ định hình các hỗn hợp thức ăn sau khi trộn thành dạng viên.
Mục đích tạo viên: là làm chặt các hỗn hợp tăng khối lượng riêng và khối lượng thể tích, làm giảm khả năng hút ẩm và oxy hoá trong không khí, giữ chất lượng dinh dưỡng. Nhờ đó hỗn hợp thức ăn bảo quản được lâu, gọn hơn, vận chuyển dễ dàng hơn, giảm được chi phí vận chuyển và bảo quản.
Có hai phương pháp tạo viên:
- Phương pháp tạo viên ướt: Trước khi đem ép viên thì nguyên liệu được làm ẩm bằng nước nóng.
- Phương pháp tạo viên khô: Dùng hơi nước có nhiệt độ cao phun vào nguyên liệu.
30
Ở đây ta dùng phương pháp tạo viên khô nhằm: - Giảm chi phí năng lượng cho quá trình ép và sấy. - Các viên được tạo có thể giữ tốt các chất dinh dưỡng. - Công nghệ đơn giản nhưng vẫn đảm bảo năng suất cao.
Sử dụng thiết bị là máy ép viên: Nguyên liệu sau khi đảo trộn sẽ gia ẩm bằng hơi nóng để tạo một độ ẩm thích hợp, sau đó nguyên liệu được đưa vào bộ phận tạo hạt, hạt ra khỏi khoang ép có độ ẩm khoảng 17 - 18% và nhiệt độ khoảng 60-80oC. Sau đó hạt được đưa đi làm nguội ở thiết bị làm nguội, hạt sau khi ra khỏi thiết bị làm nguội có nhiệt độ bằng hoặc hơn kém nhiệt độ không khí khoảng 20oC và có độ ẩm không quá 14%, tiếp theo hạt được đưa qua máy bẻ viên để cắt thành những viên có kích thước theo yêu cầu, thường thì có đường kính 3, 5, 8, 10, 12, 17, 19 mm.
Sản phẩm sau khi bẻ viên xong được đưa qua sàng phân loại, các hạt có kích thước yêu cầu sẻ được đưa đi đóng bao còn các bột mịn, hạt bể vụn được đưa về máy ép viên lại nhằn giảm hao hụt cho quá trình sản xuất.
d) Dây chuyền cân và đóng bao sản phẩm
Sản phẩm của nhà máy có hai dạng: dạng bột và dạng viên.
Hỗn hợp sau đảo trộn nếu đưa đi đóng bao ngay ta sẽ có sản phẩm dạng bột, nếu đưa qua công đoạn tạo viên ta sẽ có sản phẩm dạng viên. Sản phẩm được đóng bao 2kg, 5kg, 20kg, 25kg và 40kg nhờ cân và đóng bao tự động.