Nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh de heus việt nam chi nhánh bình dương (Trang 106 - 107)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

4.6.1.1.Nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

a) Nhân tố về chính trị pháp luật

Chính trị và pháp luật chặt chẽ, rõ ràng và ổn định sẽ làm cơ sở bảo đảm đều kiện thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trên thị trường một cách lành mạnh, đạt hiệu quả cao. Ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp trên thị trường.

Để phát triển ngành chăn nuôi Chính phủ ban hành nghị định quản lý thức ăn chăn nuôi (nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010). Nghị định này quy định về sản xuất, kinh doanh; xuất khẩu, nhập khẩu; khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi; quản lý nhà nước; kiểm tra, thanh tra và các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.

b) Nhân tố về khoa học công nghệ

Khả năng cạnh tranh trên thị trường hay khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp quyết định phần lớn do hai yếu tố chất lượng và giá bán. Khoa học công nghệ quyết định hai yếu tố đó. Áp dụng trong sản xuất kinh doanh góp phần làm tăng chất lượng hàng hóa và dịch vụ, giảm tối đa chi phí sản xuất dẫn tới giá thành sản phẩm giảm.

Để cho ra sản phẩm có chất lượng tốt, Công ty đã đầu tư những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay như máy ép đùn Extrutech từ Mỹ, máy nghiền, trộn từ Hà Lan và một số thiết bị tiên tiến từ Đức. Công ty áp dụng hệ thống quản lý chấn lượng theo tiêu chuẩn: ISO 2200, TrusQ, GMP+, Feedtrac2.

c) Nhân tố về mặt kinh tế

- Chính sách kinh tế của Nhà nước: Chính sách nhà nước có tác dụng ủng hộ hoặc cản trở lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Để phát triển chăn nuôi, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi như:

+ Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 (Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2010).

+ Chính sách đối với chăn nuôi và thủy sản (Công văn số 1149/TTg-KTN ngày 08 tháng 08 năm 2012).

+ Cho vay phục vụ chăn nuôi, chế biến thịt lợn, gia cầm và cá tra (Công văn số 5294/NHNN-TD ngày 20 tháng 08 năm 2012).

92

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định và cao sẽ làm cho thu nhập của tầng lớp dân tăng. Từ đó tăng sức mua hàng hóa và dịch vụ. Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định kéo theo hoạt động kinh doanh của Công ty cũng đạt hiệu quả cao.

- Tỷ giá hối đoái: Nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện nay cua nước ta chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài. Trong thời gian vừa qua giá ngoại tệ liên tục tăng so với đồng nội tệ, ảnh hưởng đến trực tiếp đến những doanh nghiệp cần nhập khẩu nguyên liệu, trang thiết bị từ nước ngoài. Làm cho giá thành sản phẩm sản xuất ra với giá thành cao ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty.

- Lãi suất cho vay của ngân hàng: Những năm vừa qua lãi suất cho vay giảm, chi phí kinh doanh của Công ty giảm làm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty.

- Lạm phát: Rủi ro kinh doanh khi xảy ra lạm phát là rất lớn. Trong thời gian vừa qua lạm phát thấp, Công ty đẩy đầu tư vào sản xuất kinh doanh, mở rộng sản xuất và đổi mới công nghệ sản xuất.

d) Nhân tố tự nhiên

Công ty hiện tại có bốn nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi từ miền Bắc đến miền Nam. Nhà máy De Heus Bình Dương cũng rất lý tưởng, tiếp giáp cả đường sông và đường bộ nhưng lại xa vùng chăn nuôi. Công ty phải tốn chi phí vận chuyển hàng hóa về kho ở Vĩnh Long, không thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh.

e) Các yếu tố về văn hóa – xã hội

Xu hướng ăn uống của người Việt Nam ưa chuộng món thịt, trong đó 70% là thịt heo, 20% là thịt gà và 10% các loại thịt khác. Đây là xu hướng để phát triển ngành chăn nuôi của Việt Nam và ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh de heus việt nam chi nhánh bình dương (Trang 106 - 107)