5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
3.2. CHỨC NĂNG VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
3.2.1. Chức năng
Công ty cung cấp các sản phẩm thức ăn chăn nuôi chất lượng cao cho heo, bò, gà, vịt, ngan và cút theo chuẩn quốc tế và theo yêu cầu của nhà chăn nuôi. Các sản phẩm bao gồm nhiều loại thức ăn cho nhiều loại thú nuôi khác nhau, vì vậy khách hàng có thể dễ dàng chọn lựa sản phẩm tốt nhất cho thú nuôi của mình.
3.2.2. Mục tiêu hoạt động của Công ty
Công ty tiếp tục duy trì vị trí hàng đầu của mình tại những nơi Công ty có mặt, dựa trên nền tảng năng lực hạt nhân của Công ty. Mặt khác, Công ty tập trung nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi và tối ưu hóa tiềm năng giá trị gia tăng mà chúng tôi mang lại cho khách hàng thông qua kiến thức về dinh dưỡng, sản xuất và con giống.
31
3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
Cơ cấu tổ chức là một hệ thống các mối quan hệ hoạt động chính thức bao gồm nhiều công việc riêng lẻ, cũng như những công việc tập thể. Sự phân chia những công việc thành những phần việc cụ thể nhằm xác định ai sẽ làm công việc gì và sự kết hợp nhiều công việc cụ thể nhằm chỉ rõ cho mọi người thấy họ phải cùng nhau làm việc thế nào. Cơ cấu của tổ chức giúp cho nhân viên cùng làm việc với nhau một cách có hiệu quả.
3.3.1. Cơ cấu tổ chức
Nguồn: Phòng nhân sự của Công ty 2013
Hình 3.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Giám đốc kinh doanh Giám đốc marketing Giám đốc sản xuất Giám đốc nhân sự Giám đốc tài chính Phòng kinh doanh Phòng tiếp thị Nhà máy sản xuất Phòng nhân sự Phòng tài chính – kế toán PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC TỔNG GIÁM ĐỐC Phòng thu mua Phòng chất lượng Kho Phòng sản xuất
32
3.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
3.3.2.1. Ban giám đốc
Tổng giám đốc:
- Là người đứng đầu và là đại diện pháp nhân cho Công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm đối với Nhà nước.
- Tổng giám đốc đều hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ, chính sách pháp luật của Nhà nước.
- Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh của công ty. - Tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án kinh doanh của công ty.
Phó tổng giám đốc:
- Là những người giúp việc cho Tổng giám đốc, tham mưu cho giám đốc các vấn đề thuộc thẩm quyền trong lĩnh vực phân công.
- Là người thay mặt Tổng giám đốc đều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty khi Tổng gián đốc vắng mặt.
- Thực hiện nhiệm vụ khác khi được Tổng giám đốc phân công cụ thể.
Giám đốc kinh doanh:
- Chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lý đội ngũ Giám sát bán hàng, nhân viên bán hàng và đội ngũ hỗ trợ bán hàng thực hiện đúng các mục tiêu kinh doanh.
- Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển bán hàng, hệ thống phân phối.
- Quản lý, tuyển dụng, huấn luyện đào tạo kỹ năng cho nhân sự trong khu vực phụ trách.
Giám đốc marketing:
- Hoạch định chiến lược, kế hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện hoạt động Marketing của Công ty.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động và chương trình nghiên cứu thị trường, nghiên cứu thông tin về sản phẩm, đối thủ cạnh tranh để phân khúc thị trường và xác định thị trường mục tiêu.
- Lập kế hoạch và thực hiện các chương trình thúc đẩy hỗ trợ bán hàng nhằm tăng doanh thu và mở rộng thị phần cho công ty.
33
Giám đốc sản xuất:
- Quản lý và đều hành các hoạt động sản xuất, kỹ thuật và kiểm tra chất lượng của nhà máy. Đảm bảo hàng sản xuất đúng tiến độ, đạt yêu cầu chất lượng, số lượng và kịp thời giao hàng.
- Lập kế hoạch sản xuất cho toàn nhà máy dựa vào kế hoạch kinh doanh của bộ phận bán hàn.
- Chỉ đạo triển khai sản xuất đúng theo quy trình kỹ thuật, quy trình công nghệ, đúng tiêu chuẩn chất lượng.
Giám đốc nhân sự:
- Trực tiếp đều hành, giám sát, hoạt động phòng nhân sự của công ty để phát triển nguồn nhân lực hiệu quả nhất.
- Lập kế hoạch đào tạo, hoàn thiện hệ thống đào tạo đồng thời giám sát thực hiện, bảo đảm các loại hình đào tạo thực thi, vận hành có hiệu quả.
- Xây dựng quy trình tuyển dụng và tuyển chọn được đội ngũ lao động phù hợp có trình độ chuyên môn cao đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của công ty.
- Xây dựng và hoàn thiện các chế độ, chính sách nhân sự, quản lý tiền lương và quản lý đội ngũ nhân sự.
Giám đốc tài chính:
- Quản lý, đều hành mọi hoạt động của phòng Tài chính - kế toán.
- Hoạch định chương trình hoạt động của phòng kế toán phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty ở từng thời kỳ.
- Xây dựng hệ thống tài khoản kế toán chi tiết phục vụ cho kế toán quản trị và xây dựng các quy trình của phòng kế toán.
3.3.2.2. Các phòng ban
Phòng kinh doanh:
- Giúp cho Tổng giám đốc lập và triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm về công việc được Tổng giám đốc phân công trong qui chế của công ty.
- Quan hệ giao dịch với nhà cung ứng, khách hàng để hoàn tất các thủ tục hồ sơ hợp đồng mua, bán. Soạn thảo hợp đồng kinh tế, quản lý và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng mua, bán của công ty. Nhận và triển khai các đơn đặt hàng của khách hàng (trực tiếp, tel, fax, email...).
34
- Đều hành và tổ chức thực hiện cung ứng toàn bộ nguyên - phụ liệu phục vụ nhu cầu sản xuất của công ty.
- Tham gia công tác kiểm kê, quyết toán nguyên vật liệu hàng tháng, quý, năm.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cán bộ phân công và quy định của pháp luật.
Phòng marketing:
- Định hướng chiến lược các hoạt động marketing của công ty, xây dựng chiến lược và các hoạt động marketing cụ thể.
- Lên kế hoạch các hoạt động PR và lập ngân sách theo chiến lược ngắn hạn và dài hạn của Công ty.
- Xây dựng, triển khai, kiểm soát các chương trình hỗ trợ cho tất cả các kênh phân phối như khuyến mãi cho các kênh phân phối.
- Cập nhập và đưa ra những phản hồi về thị trường và thông tin đối thủ cạnh tranh, đề xuất những hoạt động phản ứng lại đối thủ cạnh tranh nhằm chiếm ưu thế trên thị trường
Phòng nhân sự:
- Tổ chức bộ máy quản lý, phân cấp quản lý phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh và phát triển Công ty.
- Quy hoạt, tuyển dụng, bố trí, đề bạt cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Có nhiệm vụ thực hiện công tác tổ chức, sắp xếp cán bộ công nhân viên Công ty như: cập nhật hồ sơ nhân sự, quản lý về số lượng cũng như chất lượng của cán bộ công nhân viên, tổ chức và nâng cao tay nghề, trình độ quản lý của cán bộ công nhân viên.
- Thực hiện các chế độ, chính sách quản lý lao động theo quy định Nhà nước.
Phòng tài chính – kế toán:
- Thực hiện các nghiệp vụ kế toán tài chính, quản lý tài chính.
- Theo dõi tình hình sử dụng tài sản, nguồn vốn của Công ty để tham mưu cho Ban giám đốc để có biện pháp nhằm sử dụng đồng vốn kinh doanh, tăng nhanh vòng quay của vốn, góp phần mang lại lợi nhuận cho Công ty.
- Hướng dẫn thực hiện biểu bảng, chứng từ hạch toán, quyết toán thống kê và quản lý các chứng từ thanh toán do Nhà nước quy định.
35
- Chịu trách nhiệm trực tiếp với Ban giám đốc về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công ty, tham mưu cho Ban lãnh đạo về vấn đề liên quan đến tình hình tài chính của Công ty, đảm bảo tình hình tài chính của Công ty lành mạnh, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và đạt hiệu quả cao.
- Tiến hành phân tích tình hình tài chính của Công ty.
Phòng thu mua:
- Chịu trách nhiệm thu mua các nguyên liệu, vật liệu cho sản xuất.
- Thường xuyên theo dõi giá cả các mặt hàng trên thị trường để tìm nhà cung ứng, lấy bảng báo giá, lựa chọn nhà cung úng phù hợp...
- Sắp xếp kế hoạch mua hàng, đốc thúc nhà cung ứng giao hàng đúng thời gian nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất của các đơn vị.
Phòng chất lượng:
- Xây dựng, quản lý và phát triển các quy trình chất lượng trong toàn nhà máy.
- Kiểm tra tiêu chuẩn của nguyên liệu mua vào và sản phẩm xuất ra, áp dụng hệ thống quản lý chấn lượng theo tiêu chuẩn: ISO 2200, TrusQ, GMP+, Feedtrac2.
Phòng sản xuất:
- Đều hành toàn bộ quá trình sản xuất theo hệ thống quản lý chất lượng, an toàn, tiết kiệm, năng suất, chất lượng, hiệu quả.
- Cân đối kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư, nguyên vật liệu, đều độ, ra lệnh sản xuất và theo dõi việc đáp ứng.
3.4. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐẠT ĐƯỢC TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 6T.2013
3.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua giai đoạn 2010 – 6T.2013 – 6T.2013
Qua bảng 3.1 và hình 3.3 cho thấy, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty được tạo thành từ ba khoản mục lớn đó là doanh thu, chi phí và lợi nhuận.
Về doanh thu: Doanh thu của Công ty đang có sự tăng trưởng trong giai đoạn 2010 – 6T.2013 là do tác động của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Còn doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu khác chỉ chiếm một phần nhỏ nên không ảnh hưởng nhiều đến tổng doanh thu.
36
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 6T.2013
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của Công ty 2013
Chỉ tiêu Năm
Chênh lệch
2011/2010 2012/2011 6T.2013/6T.2012 2010 2011 2012 6T.2012 6T.2013 Giá trị % Giá trị % Giá trị % DT bán hàng 2.086.881 2.920.379 3.773.637 1.730.023 2.280.415 833.498 39,94 853.258 29,22 550.392 31,81 Các khoản GTDT 33.466 46.568 70.830 40.369 50.518 13.102 39,15 24.262 52,10 10.149 25,14 Doanh thu thuần 2.053.415 2.873.811 3.702.807 1.689.654 2.229.897 820.396 39,95 828.996 28,85 540.243 31,97 Giá vốn hàng bán 1.899.632 2.588.143 3.470.536 1.562.252 2.118.158 688.511 36,24 882.393 34,09 555.906 35,58 Lợi nhuận gộp 153.783 285.668 232.271 127.402 111.739 131.885 85,76 (53.397) (18,69) (15.663) (12,29) DT HĐTC 2.980 9.838 3.847 2.490 983 6.858 230,13 (5.991) (60,90) (1.507) (60,52) Chi phí tài chính 72.594 73.081 45.695 23.692 19.179 487 0,67 (27.386) (37,47) (4.513) (19,05) Chi phí bán hàng 9.625 15.968 16.843 7.857 9.073 6.343 65,90 875 5,48 1.216 15,48 Chi phí QLDN 17.551 20.464 18.007 8.363 10.967 2.913 16,60 (2.457) (12,01) 2.604 31,14 LN từ HĐKD 56.993 185.993 155.573 89.980 73.503 129.000 226,34 (30.420) (16,36) (16.477) (18,31) Thu nhập khác 2.090 4.473 3.035 1.789 1.526 2.383 114,02 (1.438) (32,15) (263) (14,70) Chi phí khác 797 106 2 1 1 -691 -86,70 (104) (98,11) 0 0,00 LN khác 1.293 4.367 3.033 1.788 1.525 3.074 237,74 (1.334) (30,55) (263) (14,71) LN trước thuế 58.286 190.360 158.606 91.768 75.028 132.074 226,60 (31.754) (16,68) (16.740) (18,24) Thuế TNDN 4.912 16.940 15.177 7.641 5.962 12.028 244,87 (1.763) (10,41) (1.679) (21,97) LN sau thuế 53.374 173.420 143.429 84.127 69.066 120.046 224,91 (29.991) (17,29) (15.061) (17,90)
37 3.709.689 2.058.485 2.898.122 1.693.933 2.232.406 2.000.199 2.707.762 3.551.083 1.602.165 2.157.378 58.286 190.360 158.606 91.768 75.028 0 800.000 1.600.000 2.400.000 3.200.000 4.000.000 2010 2011 2012 6T.2012 6T.2013 Năm Triệu đồng
Doanh thu Chi phí Lợi nhuận
Nguồn: Tổng hợp từ phòng tài chính – kế toán của Công ty 2013
Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện tổng doanh thu, chi phí và lợi nhuận giai đoạn 2010 – 6T.2013
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty liên tục tăng qua giai đoạn 2010 – 6T.2013. Cụ thể, doanh thu năm 2011 tăng 839.637 triệu đồng so với năm 2010, tức tăng 40,79%. Doanh thu năm 2012 tăng 811.567 triệu đồng so với năm 2011, tức tăng 28%. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 tăng 538.473 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước, tức tăng 31,79%. Doanh thu tăng là do sản lượng tiêu thụ và giá bán bình quân tăng.
Nhìn chung, tổng doanh thu của Công ty qua 3 năm đều tăng. Cụ thể, năm 2010 tổng doanh thu đạt 2.058.485 triệu đồng, năm 2011 tổng doanh thu tăng 839.637 triệu đồng so với năm 2010 (tăng 40,79%). Năm 2012, tổng doanh thu đạt 3.709.689 triệu đồng, tăng 811.567 triệu đồng so với năm 2011 (tăng 28%). Bên cạnh đó, 6 tháng đầu năm 2013 tổng doanh thu đạt 2.232.406 triệu đồng, tăng 538.473 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước (tăng 31,79%).
Về chi phí:
Cùng với sự gia tăng về doanh thu, giá vốn hàng bán cũng liên tục tăng. Giá vốn hàng bán năm 2011 tăng 688.511 triệu đồng so với năm 2010 (tăng 36,24%). Giá vốn hàng bán năm 2012 tăng 882.393 triệu đồng so với năm 2011 (tăng 34,09%). Gián vốn hàng bán 6 tháng đầu năm 2013 tăng 555.906 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước (tăng 35,58%). Nguyên nhân là do giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng, tỷ giá USD tăng vì nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu và chi phí sản xuất tăng. Từ đó, kéo theo giá vốn hàng bán tăng theo qua các năm.
38
Bên cạnh đó, chi phí bán hàng tăng từ năm 2010 – 6T.2013, đều này cho thấy Công ty chưa quản lý tốt công tác bán hàng. Chi phí quản lý Doanh nghiệp có sự biến động qua các năm, chi phí quản lý Doanh nghiệp năm 2011 cao hơn năm 2010 là 2.913 triệu đồng (tăng 16,60%). Đến năm 2012, chi phí quản lý Doanh nghiệp giảm được 2.457 triệu đồng (giảm 12,01%), 06 đầu năm 2013 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 2.604 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước (giảm 31,14%). Chi phí tài chính chỉ tăng trong năm 2011 cao hơn năm 2010 là 487 triệu đồng (tăng 0,67%). Đến năm 2012, chi phí tài chính giảm được 27.386 triệu đồng (giảm 37,47%), 06 đầu năm 2013 chi phí tài chính giảm 4.513 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước (giảm 19,05%). Đều này cho thấy, Công ty quản lý tốt công tác tài chính.
Tổng chi phí năm 2010 là 2.000.199 triệu đồng, chi phí 2011 tăng 707.563 triệu đồng so với năm 2010 (tăng 35,37%). Năm 2012, chi phí lên đến 3.551.083 triệu đồng, tăng so với năm 2011 là 843.321 triệu đồng (tăng 31,14%). Chi phí 6 tháng đầu năm 2013 là 2.157.378 triệu đồng, tăng so với cùng kỳ năm trước là 555.213 triệu đồng (tăng 34,65%).
Về lợi nhuận:
Lợi nhuận năm 2011 đạt 190.360 triệu đồng, tăng rất nhiều so với năm 2010 với mức tăng tuyệt đối là 132.074 triệu đồng (tăng 226,6%). Có được kết quả như vậy là do năm 2011 giá gia súc, gia cầm ở thị trường Việt Nam tăng cao, người chăn nuôi đầu tư mở rộng chăn nuôi. Nhu cầu thức ăn chăn nuôi tăng cao dẫn đến sản lượng thức ăn chăn nuôi tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước.
Đến năm 2012, lợi nhuận lại giảm không đáng kể so với năm 2011, lợi nhuận năm 2012 giảm 31.754 triệu đồng so với năm 2011 (giảm 16,68%). Đến 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận tiếp tục giảm 16.740 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước (giảm 18,24%). Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận giảm là do năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 giá gia súc, gia cầm giảm đáng kể dẫn đến người chăn nuôi không có lời. Trong khi đó giá nguyên liệu thức ăn nhập khẩu từ nước ngoài tăng, tỷ giá USD tăng dẫn đến giá vốn hàng bán tăng. Công ty không thể tăng giá bán thức ăn lên tương ứng được, tăng giá thức dẫn đến người chăn nuôi sẽ bị lỗ.
Tuy trãi qua nhiều giai đoạn thăng trầm với những khó khăn của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi như tình trạng giá gia súc gia cầm thấp, chi phí sản xuất tăng, giá nguyên liệu thức ăn tăng cao, tình hình dịch bệnh phức tạp... nhưng với sự phấn đấu, nỗ lực của toàn thể nhân viên, sự linh hoạt, sáng suốt của Ban Giám đốc đã góp phần làm cho Công ty kinh doanh có hiệu quả.