Chi phí hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh de heus việt nam chi nhánh bình dương (Trang 72 - 80)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

4.3.1.Chi phí hoạt động kinh doanh

Chi phí hoạt động kinh doanh là toàn bộ những hao phí bằng tiền tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Bài này phân tích chi phí hoạt động kinh doanh qua ba khoản mục: giá vốn hàng bán, các khoản giảm trừ doanh thu, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Qua bảng 4.9 ta thấy, chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty liên tục tăng trong giai đoạn 2010 – 6T.2013, năm 2011 chi phí hoạt động kinh doanh là 2.624.575 triệu đồng, tăng 697.767 triệu đồng (tăng 36,21%) so với năm 2010. Năm 2012 chi phí hoạt động kinh doanh là 3.505.386 triệu đồng, tăng 880.811 triệu đồng (tăng 33,56%) so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 chi phí hoạt động kinh doanh là 2.138.198 triệu đồng, tăng 559.726 triệu đồng (tăng 35,46%) so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến chi phí hoạt động kinh doanh gia tăng trong giai đoạn 2010 – 6T.2013 ta xem phân tích từng khoản mục:

Giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán là toàn bộ chi phí để tạo thành và tiêu thụ một sản phẩm nhất định, nó phụ thuộc vào: số lượng sản phẩm cung ứng ra thị trường, giá cả nguyên vật liệu, những biến động từ thị trường.

Qua bảng 4.10 ta thấy, giá vốn hàng bán của Công ty trong giai đoạn 2012 – 6T.2013 tăng, năm 2011 giá vốn hàng bán là 2.588.143 triệu đồng tăng 688.511 triệu đồng so với năm 2010 (tăng 36,24%), sang năm 2012 giá vốn hàng bán là 3.470.536 triệu đồng tăng 882.393 triệu đồng so với năm 2011 (tăng 34,09%), đến 6 tháng đầu năm 2013 giá vốn hàng bán là 2.118.158 triệu đồng tăng 555.906 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012 (tăng 35,58%).

Trong tổng giá vốn hàng bán của Công ty thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2011 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 2.472.356 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 95,53% giá vốn hàng bán) tăng 682.814 triệu đồng so với năm 2010 (tăng 38,16%), sang năm 2012 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 3.349.255 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 96,51% giá vốn hàng bán) tăng 876.899 triệu đồng so với năm 2011 (tăng 35,47%), đến 6 tháng đầu năm 2013 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 2.060.835 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 97,29% giá vốn hàng bán) tăng 590.892 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012 (tăng 40,2%).

 Nguyên nhân là do giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong những năm qua tăng liên tục, năm 2011 giá nguyên liệu tăng 34,82% so với năm 2010, năm 2012 giá nguyên liệu tăng 29,13% so với năm 2011, đến 06 đầu

58

năm 2013 giá nguyên liệu tăng 16,43% so với cùng kỳ năm 2012. Bên cạnh đó Công ty mở rộng thêm thị trường và sản phẩm được người chăn nuôi tin dùng, điều đó có nghĩa là số lượng hàng của Công ty sản xuất ngày càng nhiều nên giá vốn thành phẩm tăng.

Chi phí nhân công trực tiếp cũng tăng lên qua các năm, năm 2011 chi phí nhân công trực tiếp là 25.333 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 0,98%) tăng 8.895 triệu đồng so với năm 2010 (tăng 54,11%), sang năm 2012 chi phí nhân công trực tiếp là 35.240 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 1,02%) tăng 9.907 triệu đồng so với năm 2011 (tăng 39,11%), đến 6 tháng đầu năm 2013 chi phí nhân công trực tiếp là 16.672 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 0,79%) tăng 2.656 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012 (tăng 18,95%).

 Nguyên nhân là do Công ty mở rộng thêm dây chuyền sản xuất, nhân công trực tiếp cũng tăng lên. Bên cạnh đó tiền lương tăng lên là do chính sách điều chỉnh lương của Nhà nước tăng nhằm cải thiện đời sống người lao động.

Chi phí sản xuất chung lại giảm qua các năm, năm 2011 chi phí sản xuất chung là 90.454 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 3,49%) giảm 3.198 triệu đồng so với năm 2010 (giảm 3,41%), sang năm 2012 chi phí sản xuất chung là 86.041 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 2,48%) giảm 4.413 triệu đồng so với năm 2011 (giảm 4,88%), đến 6 tháng đầu năm 2013 chi phí sản xuất chung là 40.651 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 1,92%) giảm 37.642 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012 (giảm 48,08%)

 Nguyên nhân là do Công ty mua sắm máy móc trang thiết bị mới nên chi phí sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị giảm.

Nhân tố giá vốn hàng bán là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Nhân tố này Công ty khó có thể chủ động điều chỉnh được do phụ thuộc vào biến động nguồn nguyên vật liệu, giá nhà cung cấp đưa ra và cả xăng dầu… Để hạn chế sự tăng lên của giá vốn hàng bán Công ty cần phải linh hoạt sử dụng nhiều biện pháp như chọn nhà cung cấp tốt (xét cả hai mặt chất lượng và giá cả), có uy tính để ký hợp đồng với Công ty nhằm tránh tình trạng tăng giá khi nguyên liệu khan hiếm. Dự trữ nguyên liệu lúc vào mùa thu hoạch, nguyên liệu tốt và giá tương đối rẻ với số lượng phù hợp để giảm thiểu sự biến động nhằm đem lại lợi nhuận cho Công ty ngày càng nhiều.

59

Bảng 4.9: Chi phí hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 6T.2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của Công ty 2013

Bảng 4.10: Giá vốn hàng bán giai đoạn 2010 – 6T.2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của Công ty 2013

Chỉ tiêu Năm

Chênh lệch

2011/2010 2012/2011 6T.2013/6T.2012 2010 2011 2012 6T.2012 6T.2013 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá vốn hàng bán 1.899.632 2.588.143 3.470.536 1.562.252 2.118.158 688.511 36,24 882.393 34,09 555.906 35,58 Chi phí bán hàng 9.625 15.968 16.843 7.857 9.073 6.343 65,90 875 5,48 1.216 15,48 Chi phí QLDN 17.551 20.464 18.007 8.363 10.967 2.913 16,60 (2.457) (12,01) 2.604 31,14 Tổng CP HĐKD 1.926.808 2.624.575 3.505.386 1.578.472 2.138.198 697.767 36,21 880.811 33,56 559.726 35,46 Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 6T.2013/6T.2012 2010 2011 2012 6T.2012 6T.2013 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Chi phí nguyên vật liệu

trực tiếp 1.789.542 2.472.356 3.349.255 1.469.943 2.060.835 682.814 38,16 876.899 35,47 590.892 40,20 Chi phí nhân công trực

tiếp 16.438 25.333 35.240 14.016 16.672 8.895 54,11 9.907 39,11 2.656 18,95 Chi phí sản xuất chung 93.652 90.454 86.041 78.293 40.651 (3.198) (3,41) (4.413) (4,88) (37.642) (48,08) Tổng giá vốn hàng bán 1.899.632 2.588.143 3.470.536 1.562.252 2.118.158 688.511 36,24 882.393 34,09 555.906 35,58

60

Chi phí bán hàng

Qua bảng 4.11 ta thấy, chi phí bán hàng của Công ty tăng trong giai đoạn 2010 – 6T.2013, năm 2011 chi phí bán hàng là 15.968 triệu đồng tăng 6.343 triệu đồng so với năm 2010 (tăng 65,90%), sang năm 2012 chi phí bán hàng là 16.843 triệu đồng tăng 875 triệu đồng so với năm 2011 (tăng 5,48%), đến 6 tháng đầu năm 2013 chi phí bán hàng là 9.073 triệu đồng tăng 1.216 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012 (tăng 15,48%).

Chi phí nhân viên liên tục tăng qua các năm, năm 2011 chi phí nhân viên là 4.422 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 27,69% chi phí bán hàng) tăng 1.321 triệu đồng so với năm 2010 (tăng 42,6%), sang năm 2012 chi phí nhân viên là 4.510 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 26,78% chi phí bán hàng) tăng 88 triệu đồng so với năm 2011 (tăng 1,99%), đến 6 tháng đầu năm 2013 chi phí nhân viên là 2.218 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 24,45% chi phí bán hàng) tăng 84 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012 (tăng 3,94%).

 Nguyên nhân chính là do đội ngủ nhân viên bán hàng của Công ty không ngừng tăng lên, năm 2010 với 34 nhân viên bán hàng ngoài thị trường đến cuối tháng 6 năm 2013 con số này tăng lên 47 người. Vì vậy làm cho chi phí nhân viên tăng lên. Mặt khác tiền lương tăng lên là do chính sách điều chỉnh lương của Nhà nước tăng nhằm cải thiện đời sống người lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí dịch vụ mua ngoài của Công ty chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí bán hàng, chi phí dịch vụ mua ngoài liên tục tăng qua các năm, năm 2011 chi phí dịch vụ mua ngoài là 8.317 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 52,09%) tăng 3.807 triệu đồng so với năm 2010 (tăng 84,41%), năm 2012 chi phí dịch vụ mua ngoài là 8.731 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 52,31%) tăng 414 triệu đồng so với năm 2011 (tăng 4,98%), đến 6 tháng đầu năm 2013 chi phí dịch vụ mua ngoài là 4.679 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 51,57%) tăng 569 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012 (tăng 13,84%).

 Nguyên nhân chính là do sản lượng tiêu thụ tăng dẫn đến tiền thuê kho tăng và giá xăng dầu tăng làm cho chi phí vận chuyển sản phẩm về kho ở Vĩnh Long cũng tăng cao.

61

Bảng 4.11: Chi phí bán hàng giai đoạn 2010 – 6T.2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của Công ty 2013

Chỉ tiêu Năm

Chênh lệch

2011/2010 2012/2011 6T.2013/6T.2012 2010 2011 2012 6T.2012 6T.2013 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Chi phí nhân viên 3.101 4.422 4.510 2.134 2.218 1.321 42,60 88 1,99 84 3,94 Chi phí dụng cụ, đồ dùng 65 114 135 65 82 49 75,38 21 18,42 17 26,15 Chi phí khấu hao TSCĐ 239 415 542 313 371 176 73,64 127 30,60 58 18,53 Chi phí dịch vụ mua ngoài 4.510 8.317 8.731 4.110 4.679 3.807 84,41 414 4,98 569 13,84 Chi phí bán hàng khác 1.710 2.700 2.925 1.235 1.723 990 57,89 225 8,33 488 39,51 Tổng chi phí bán hàng 9.625 15.968 16.843 7.857 9.073 6.343 65,90 875 5,48 1.216 15,48

62

Chi phí bán hàng khác tăng liên tục qua các năm, năm 2011 chi phí bán hàng khác là 2.700 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 16,91%) tăng 990 triệu đồng so với năm 2010 (tăng 57,89%), sang năm 2012 chi phí bán hàng khác là 2.925 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 17,37%) tăng 225 triệu đồng so với năm 2011 (tăng 8,33%), đến 6 tháng đầu năm 2013 chi phí bán hàng khác là 1.723 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 18,99%) tăng 488 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012 (tăng 39,51%)

 Nguyên nhân là do Công ty mở nhiều cuộc hội thảo giới thiệu sản phẩm đến khách hàng và tư vấn kỹ thuật chăn nuôi nhằm xây dựng hình ảnh và tạo cơ hội cho khách hàng tiếp cận sản phẩm của Công ty. Đây là một biện pháp để cạnh tranh với các đối thủ của mình. Công ty cũng không ngừng năng cao chất lượng và đa dạng các vật phẩm khuyến mãi như: áo mưa, nón bảo hiểm, áo thun, ca xúc thức ăn, lịch Tết… Bên cạnh đó thì công tác phí, chi phí tiếp khách cũng tăng lên.

Bên cạnh đó chi phí dụng cụ, đồ dùng và chi phí khấu hao TSCĐ cũng tăng liên tục nhưng hai loại chi phí này chiếm tỷ trọng nhỏ trong chi phí bán hàng của Công ty.

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Qua bảng 4.12 ta thấy, tổng chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty biến động trong giai đoạn 2010 – 6T.2013, năm 2011 chi phí quản lý doanh nghiệp là 20.464 triệu đồng tăng 2.913 triệu đồng so với năm 2010 (tăng 16,6%), sang năm 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp là 18.007 triệu đồng giảm 2.457 triệu đồng so với năm 2011 (giảm 12,01%), đến 6 tháng đầu năm 2013 chi phí quản lý doanh nghiệp là 10.967 triệu đồng tăng 2.604 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012 (tăng 31,14%).

Trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty thì chi phí nhân viên quản lý chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2011 chi phí nhân viên quản lý là 10.272 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 50,20% chi phí quản lý doanh nghiệp) tăng 1.391 triệu đồng so với năm 2010 (tăng 15,66%), sang năm 2012 chi phí nhân viên quản lý là 9.110 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 50,59% chi phí quản lý doanh nghiệp) giảm 1.162 triệu đồng so với năm 2011 (giảm 11,31%), đến 6 tháng đầu năm 2013 chi phí nhân viên quản lý là 5.185 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 47,28% chi phí quản lý doanh nghiệp) tăng 1.155 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012 (tăng 28,66%).

 Nguyên nhân là do Công ty đã tổ chức các lớp đào tạo nội bộ tập trung cho nhân viên về kỹ năng sản phẩm và kỹ năng bán hàng dưới nhiều

63

hình thức: mời cán bộ, chuyên viên trong và ngoài nước về Công ty giảng dạy. Huấn luyện cán bộ lãnh đạo về kỹ năng quản lý, nghệ thuật lãnh đạo, kỹ năng làm việc tập thể, tổ chức hội hợp.

Chi phí đồ dùng văn phòng tăng liên tục qua các năm, năm 2011 chi phí đồ dùng văn phòng là 828 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 4,05%) tăng 31 triệu đồng so với năm 2010 (tăng 3,89%), năm 2012 chi phí đồ dùng văn phòng là 862 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 4,79%) tăng 34 triệu đồng so với năm 2011 (tăng 4,11%), đến 6 tháng đầu năm 2013 chi phí đồ dùng văn phòng là 434 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 3,96%) tăng 59 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012 (tăng 15,73%).

 Nguyên nhân là do Công ty mua giấy, viết, bìa, kim bấm, kẹp, kệ, khay… phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp làm cho chi phí đồ dùng văn phòng tăng.

Chi phí khấu hao TSCĐ tăng liên tục qua các năm , năm 2011 chi phí khấu hao TSCĐ là 1.591 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 7,77%) tăng 112 triệu đồng so với năm 2010 (tăng 7,57%), năm 2012 chi phí khấu hao TSCĐ là 1.620 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 9,00%) tăng 29 triệu đồng so với năm 2011 (tăng 1,82%), đến 6 tháng đầu năm 2013 chi phí khấu hao TSCĐ là 1.121 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 10,22%) tăng 311 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012 (tăng 38,4%).

 Nguyên nhân là do Công ty mua mới thêm một số thiết bị như hệ thống máy lạnh, máy photocopy… phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp làm cho chi phí khấu hao tăng.

Chi phí dự phòng biến động qua các năm, năm 2011 chi phí dự phòng là 912 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 4,46%) tăng 123 triệu đồng so với năm 2010 (tăng 15,59%), năm 2012 chi phí dự phòng là 815 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 4,53%) giảm 97 triệu đồng so với năm 2011 (giảm 10,64%), đến 6 tháng đầu năm 2013 chi phí dự phòng là 598 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 5,45%) tăng 191 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012 (tăng 46,93%).

 Chi phí dự phòng có xu hướng tăng lên (trừ năm 2012), đây là chi phí dự phòng các khoản phải thu khó đòi của Công ty, do tình hình kinh tế gặp khó khăn, đặc biệt là ngành chăn nuôi nên Công ty đã tăng chi phí này lên.

Chi phí dịch vụ mua ngoài biến động qua các năm, năm 2011 chi phí dịch vụ mua ngoài là 4.108 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 20,07%) tăng 599 triệu đồng so với năm 2010 (tăng 17,07%), năm 2012 chi phí dịch vụ mua ngoài là 3.249 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 18,04%) giảm 859 triệu đồng so với năm

64

Bảng 4.12: Chi phí quản lý doanh nghiệp giai đoạn 2010 – 6T.2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của Công ty 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Năm

Chênh lệch

2011/2010 2012/2011 6T.2013/6T.2012 2010 2011 2012 6T.2012 6T.2013 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Chi phí nhân viên quản lý 8.881 10.272 9.110 4.030 5.185 1.391 15,66 (1.162) (11,31) 1.155 28,66 Chi phí vật liệu quản lý 128 184 213 109 183 56 43,75 29 15,76 74 67,89 Chi phí đồ dùng văn phòng 797 828 862 375 434 31 3,89 34 4,11 59 15,73 Chi phí khấu hao TSCĐ 1.479 1.591 1.620 810 1.121 112 7,57 29 1,82 311 38,40

Thuế, phí và lệ phí 4 5 6 3 4 1 25,00 1 20,00 1 33,33

Chi phí dự phòng 789 912 815 407 598 123 15,59 (97) (10,64) 191 46,93 Chi phí dịch vụ mua ngoài 3.509 4.108 3.249 1.571 1.987 599 17,07 (859) (20,91) 416 26,48 Chi phí khác 1.964 2.564 2.132 1.058 1455 600 30,55 (432) (16,85) 397 37,52 Tổng chi phí QLDN 17.551 20.464 18.007 8.363 10.967 2.913 16,60 (2.457) (12,01) 2.604 31,14

65

2011 (giảm 20,91%), đến 6 tháng đầu năm 2013 chi phí dịch vụ mua ngoài là 1.987 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 18,12%) tăng 416 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012 (tăng 26,48%).

 Nguyên nhân là do chi phí điện, nước, điện thoại của Công ty biến động. Công ty cần có biện pháp quản lý chặt các chi phí này nhất là chi phí tiền điện và điện thoại.

Chi phí quản lý doanh nghiệp khác biến động qua các năm , năm 2011 chi phí quản lý doanh nghiệp khác là 2.564 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 12,53%) tăng 600 triệu đồng so với năm 2010 (tăng 30,55%), năm 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp khác là 2.132 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 11,84%) giảm 432 triệu đồng so với năm 2011 (giảm 16,85%), đến 6 tháng đầu năm 2013 chi phí quản lý doanh nghiệp khác là 1455 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 13,27%) tăng 397 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012 (tăng 37,52%).

 Chi phí quản lý doanh nghiệp khác có xu hướng tăng lên (trừ năm 2012) là do những năm qua Công ty luôn chú trọng công tác chăm sóc khách và hội thảo khách hàng tăng lên, bên cạnh đó trong những năm qua giá cả luôn tăng cao nhất là các loại xăng dầu nên góp phần làm cho chi phí vận chuyển tăng lên.

Bên cạnh đó chi phí vật liệu quản lý, thuế, phí và lệ phí chiếm tỷ lệ nhỏ trong chi phí quản lý doanh nghiệp, hai loại chi phí này cũng liên tục tăng làm

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh de heus việt nam chi nhánh bình dương (Trang 72 - 80)