5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
3.3.2.2. Các phòng ban
Phòng kinh doanh:
- Giúp cho Tổng giám đốc lập và triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm về công việc được Tổng giám đốc phân công trong qui chế của công ty.
- Quan hệ giao dịch với nhà cung ứng, khách hàng để hoàn tất các thủ tục hồ sơ hợp đồng mua, bán. Soạn thảo hợp đồng kinh tế, quản lý và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng mua, bán của công ty. Nhận và triển khai các đơn đặt hàng của khách hàng (trực tiếp, tel, fax, email...).
34
- Đều hành và tổ chức thực hiện cung ứng toàn bộ nguyên - phụ liệu phục vụ nhu cầu sản xuất của công ty.
- Tham gia công tác kiểm kê, quyết toán nguyên vật liệu hàng tháng, quý, năm.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cán bộ phân công và quy định của pháp luật.
Phòng marketing:
- Định hướng chiến lược các hoạt động marketing của công ty, xây dựng chiến lược và các hoạt động marketing cụ thể.
- Lên kế hoạch các hoạt động PR và lập ngân sách theo chiến lược ngắn hạn và dài hạn của Công ty.
- Xây dựng, triển khai, kiểm soát các chương trình hỗ trợ cho tất cả các kênh phân phối như khuyến mãi cho các kênh phân phối.
- Cập nhập và đưa ra những phản hồi về thị trường và thông tin đối thủ cạnh tranh, đề xuất những hoạt động phản ứng lại đối thủ cạnh tranh nhằm chiếm ưu thế trên thị trường
Phòng nhân sự:
- Tổ chức bộ máy quản lý, phân cấp quản lý phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh và phát triển Công ty.
- Quy hoạt, tuyển dụng, bố trí, đề bạt cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Có nhiệm vụ thực hiện công tác tổ chức, sắp xếp cán bộ công nhân viên Công ty như: cập nhật hồ sơ nhân sự, quản lý về số lượng cũng như chất lượng của cán bộ công nhân viên, tổ chức và nâng cao tay nghề, trình độ quản lý của cán bộ công nhân viên.
- Thực hiện các chế độ, chính sách quản lý lao động theo quy định Nhà nước.
Phòng tài chính – kế toán:
- Thực hiện các nghiệp vụ kế toán tài chính, quản lý tài chính.
- Theo dõi tình hình sử dụng tài sản, nguồn vốn của Công ty để tham mưu cho Ban giám đốc để có biện pháp nhằm sử dụng đồng vốn kinh doanh, tăng nhanh vòng quay của vốn, góp phần mang lại lợi nhuận cho Công ty.
- Hướng dẫn thực hiện biểu bảng, chứng từ hạch toán, quyết toán thống kê và quản lý các chứng từ thanh toán do Nhà nước quy định.
35
- Chịu trách nhiệm trực tiếp với Ban giám đốc về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công ty, tham mưu cho Ban lãnh đạo về vấn đề liên quan đến tình hình tài chính của Công ty, đảm bảo tình hình tài chính của Công ty lành mạnh, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và đạt hiệu quả cao.
- Tiến hành phân tích tình hình tài chính của Công ty.
Phòng thu mua:
- Chịu trách nhiệm thu mua các nguyên liệu, vật liệu cho sản xuất.
- Thường xuyên theo dõi giá cả các mặt hàng trên thị trường để tìm nhà cung ứng, lấy bảng báo giá, lựa chọn nhà cung úng phù hợp...
- Sắp xếp kế hoạch mua hàng, đốc thúc nhà cung ứng giao hàng đúng thời gian nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất của các đơn vị.
Phòng chất lượng:
- Xây dựng, quản lý và phát triển các quy trình chất lượng trong toàn nhà máy.
- Kiểm tra tiêu chuẩn của nguyên liệu mua vào và sản phẩm xuất ra, áp dụng hệ thống quản lý chấn lượng theo tiêu chuẩn: ISO 2200, TrusQ, GMP+, Feedtrac2.
Phòng sản xuất:
- Đều hành toàn bộ quá trình sản xuất theo hệ thống quản lý chất lượng, an toàn, tiết kiệm, năng suất, chất lượng, hiệu quả.
- Cân đối kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư, nguyên vật liệu, đều độ, ra lệnh sản xuất và theo dõi việc đáp ứng.
3.4. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐẠT