5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
3.1. MỘT SỐ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY
3.1.1. Giới thiệu về Công ty
- Tên Công ty: Công ty Trách nhiệm Hữu hạn De Heus Việt Nam - Tên viết tắt: De Heus LLC Việt Nam
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm Hữu hạn - Mã số thuế: 3701091716
- Điện thoại: 08 3514 2714 - Email: info@deheus.com.vn - Website: www.deheus.com.vn - Các đơn vị trực thuộc Công ty:
Công Ty TNHH De Heus Bình Dương
- Địa chỉ: Lô G_2_CN, Khu công nghiệp Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương
- Điện thoại: 0650 355 8380 - Fax: 0650 355 8382
Công Ty TNHH De Heus Hải Phòng
- Địa chỉ: Khu công nghiệp An Tràng, xã Trường Sơn, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
- Điện thoại: 0313 679 888 - Fax: 0313 679 898
Chi nhánh Cty TNHH De Heus tại Đồng Nai
- Địa chỉ: Khu công nghiệp Dầu Giây, xã Bàu Hàm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai
- Điện thoại: 0613 772 159 - Fax: 0613 772 158
Chi nhánh Cty TNHH De Heus tại Vĩnh Long
- Địa chỉ: Lô A4, Khu công nghiệp Hoà Phú, ấp Phước Hoà, xã Hoà Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long
25
- Điện thoại: 0703 962 736 - Fax: 0703 962 735
Chi nhánh Cty TNHH De Heus tại Bình Định
- Địa chỉ: Số 85, đường Hoàng Văn Thụ, thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định
- Điện thoại: 0563 646 757 - Fax: 0563 646 727
Chi nhánh Cty TNHH De Heus tại Long An
- Địa chỉ: Số 489, khu phố Thủ Tửu 2, phường Tân Khánh, thành phố Tân An, tỉnh Long An
- Điện thoại: 0723 513 555 - Fax: 0723 511 000
Chi nhánh Cty TNHH De Heus tại Dắk Lắk
- Địa chỉ: Km 13 Quốc lộ 14, xã Ea Tu, thành phố Buôn Mê Thuộc, tỉnh Dắk Lắk
- Điện thoại: 05003 873 367 - Fax: 05003 873 368
Văn phòng đại diện Công ty TNHH De Heus tại thành phố Hồ Chí Minh
- Địa chỉ: Lầu 4, tòa nhà Coteccons, 236/6 Điện Biên Phủ, phường 17, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 08 35142714 - Fax: 08 35142715
3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Thành lập ở Việt Nam vào tháng 11 năm 2008, Công ty mua lại hai nhà máy nhỏ tại Bình Dương và Hải Phòng và trụ sở chính đặt tại Bình Dương.
Công ty hiện có 4 nhà máy tại Việt Nam, 3 nhà máy sản xuất thức ăn gia súc tại Bình Dương, Hải Phòng, Đồng Nai và 1 nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản tại Vĩnh Long.
26
- Tháng 04/2009: Đánh dấu ngày đầu tiên De Heus tung ra sản phẩm tại thị trường Việt Nam.
- Tháng 01/2011: Khởi công xây dựng nhà máy thức ăn gia súc tại Đồng Nai.
- Tháng 09/2011: De Heus có mặt tại thị trường Campuchia
- Tháng 10/2011: Tham gia vào thị trường thức ăn thủy sản tại Việt Nam thông qua việc mua lại nhà máy thủy sản Vĩnh Long.
- Tháng 6T.2012: Nhà máy Đồng Nai chính thức đi vào hoạt động. - Tháng 07/2012: Đầu tư mở rộng nhà máy thủy sản Vĩnh Long.
3.1.3. Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh và sản phẩm của Công ty - Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất – chế biến - Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất – chế biến
- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh thức ăn gia súc, gia cầm. - Sản phẩm của công ty:
Thức ăn gia súc:
- Thức ăn hỗn hợp heo con, heo thịt cao sản, heo nái hậu bị, heo nái trước khi phối, heo nái mang thai, heo nái nuôi con, heo đực giống, heo kinh tế.
- Thức ăn đậm đặc heo thịt, heo nái mang thai và nuôi con. - Thức ăn premix heo thịt
- Thức ăn hỗn hợp bò thịt, bò sữa, bê.
Thức ăn gia cầm:
- Thức ăn hỗn hợp gà thịt cao sản, gà hậu bị cao sản, gà đẻ cao sản, gà thả vườn, cám gà bố mẹ hướng thịt, cám gà bố hướng thịt,
- Thức ăn đậm đặc gà hậu bị, gà đẻ, gà thịt.
- Thức ăn hỗn hợp vịt thịt cao sản, vịt và ngan đẻ cao sản - Thức ăn hỗn hợp cúc, cúc đẻ.
3.1.4. Thiết bị và công nghệ sản xuất
3.1.4.1. Thiết bị
Để cho ra sản phẩm có chất lượng tốt, Công ty đã đầu tư những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay như máy ép đùn Extrutech từ Mỹ, máy nghiền, trộn từ Hà Lan và một số thiết bị tiên tiến từ Đức.
27
3.1.4.2. Công nghệ sản xuất
Sơ đồ công nghệ sản xuất
Nguồn: Phòng kinh doanh của Công ty 2013
Hình 3.1 Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi của Công ty Nguyên liệu thô
Tách kim loại Sàng tạp chất Thùng chứa Máy nghiền Thùng chứa Nguyên liệu mịn Tách kim loại Sàng tạp chất Thùng chứa Cân định lượng Thùng chứa
Máy phối trộn Khoáng chất
Phụ gia Cân và đóng bao Thùng chứa Máy ép viên Làm nguội Máy bẻ viên Sàng phân loại Viên thành phẩm Bột thành phẩm Thùng chứa Bảo quản
28
Thuyết minh sơ đồ công nghệ
Nguyên liệu thu mua từ bên ngoài được ô tô tải chở về nhà máy, qua cân tự động đặt ở phía cổng, lúc này trên máy tính sẽ hiển thị khối lượng của toàn bộ tải trọng của xe và nguyên liệu, sau đó nguyên liệu được đưa vào kho chứa để đem đi xử lý còn xe khi đi ra sẽ cân tự động một lần nữa để cân tải trọng của xe từ đó ta biết được khối lượng của nguyên liệu vừa nhập vào nhà máy.
a) Dây chuyền tiếp nhận và xử lý nguyên liệu
- Tách kim loại và sàng tạp chất
Mục đích: tách kim loại nhằm loại bỏ các mẫu kim loại lẫn trong nguyên liệu.
Sàng tạp chất nhằm để tách các tạp chất như: các tạp chất lớn, rơm rạ, sạn, các tạp chất có hình dạng sợi... để thu được nguyên liệu có cùng tính chất, tạo đều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp theo.
Thiết bị: sử dụng nam châm tách kim loại, máy sàng có lắp quạt gió. - Nghiền nguyên liệu
Mục đích: đối với nguyên liệu thô, kích thước lớn nên cần phá vỡ nguyên liệu, làm cho nguyên liệu đạt kích thước theo yêu cầu, tăng khả năng trộn đều giữa các cấu tử làm cho chất dinh dưỡng được phân bố đồng đều nhằm tăng hệ số tiêu hoá cho thức ăn. Nguyên liệu được nghiền mịn sẽ thuận lợi cho quá trình ép viên, làm cho viên thức ăn có bề mặt nhẵn bóng, các cấu tử thành phần dễ liên kết với nhau.
Thiết bị: dùng máy nghiền búa.
Nguyên tắc hoạt động của máy nghiền:
Khi cho nguyên liệu vào máy nghiền, khi động cơ quay làm cho búa nghiền quay theo tạo ra lực nghiền, làm các hạt nguyên liệu vở ra nhờ sự va đập giữa nguyên liệu với các búa nghiền và giữa nguyên liệu với nhau tạo ra các hạt mịn đạt kích thước theo yêu cầu. Khi các hạt có kích thước đạt yêu cầu sẽ lọt qua lưới nghiền còn hạt chưa đạt yêu cầu sẽ được nghiền cho đến khi có kích thước đạt yêu cầu và lọt qua lưới sàng.
Quá trình nghiền đóng vai trò quan trọng trong công đoạn sản xuất vì nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm và khả năng hấp thụ sản phẩm của vật nuôi.
Sau khi nghiền xong, nguyên liệu nhờ gàu tải vận chuyển qua bộ phận tách kim loại lần 2 vào thùng chứa.
29
b) Dây chuyền định lượng và phối trộn
- Định lượng: nhằm mục đích xác định mức độ, liều lượng các thành phần thức ăn, cho từng loại hỗn hợp thức ăn theo tỷ lệ quy định đối với từng loại vật nuôi, càng bảo đảm chính xác càng tốt. Đặc biệt đối với những thành phần thức ăn bổ sung chiếm tỷ lệ nhỏ (nhất là những nguyên tố vi lượng) đòi hỏi độ chính xác cao, độ định mức phải thấp nếu quá mức quy định có thể tác hại đến cơ thể vật nuôi.
- Phối trộn: nhằm khuấy trộn các thành phần thức ăn đã được định mức thành một hỗn hợp đồng đều, đảm bảo cho vật nuôi ăn đủ tỷ lệ các thành phần đó trong hỗn hợp. Thức ăn tổng hợp được trộn đều, bổ sung chất lượng, mùi vị cho nhau giữa các thành phần tạo đều kiện cho súc vật ăn nhiều và đủ, tăng hệ số tiêu hoá nhờ đó tăng được sản lượng chăn nuôi, giảm mức tiêu thụ thức ăn cho mỗi kg thịt tăng trọng.
Quá trình trộn có bổ sung rỉ đường với các thành phần vi lượng như premix và muối ăn. Rỉ đường cho vào nhằm tăng sự kết dính, tăng độ bền cho viên, tăng giá trị dinh dưỡng và kích thích gia súc, gia cầm ăn ngon miệng. Nên cho bột vào khoảng 2/3 thể tích máy rồi mới bổ sung rỉ đường, tránh trường hợp rỉ đường tiếp xúc trực tiếp với máy làm giảm hiệu suất trộn và giảm độ bền của máy. Do vậy cần phải vệ sinh máy thường xuyên.
Thiết bị: dùng máy trộn nằm ngang có bộ phận trộn quay, thùng chứa cố định. Máy trộn làm việc gián đoạn, trộn theo mẽ.
c) Dây chuyền tạo viên và xử lý viên
Máy tạo viên thức ăn chăn nuôi có nhiệm vụ định hình các hỗn hợp thức ăn sau khi trộn thành dạng viên.
Mục đích tạo viên: là làm chặt các hỗn hợp tăng khối lượng riêng và khối lượng thể tích, làm giảm khả năng hút ẩm và oxy hoá trong không khí, giữ chất lượng dinh dưỡng. Nhờ đó hỗn hợp thức ăn bảo quản được lâu, gọn hơn, vận chuyển dễ dàng hơn, giảm được chi phí vận chuyển và bảo quản.
Có hai phương pháp tạo viên:
- Phương pháp tạo viên ướt: Trước khi đem ép viên thì nguyên liệu được làm ẩm bằng nước nóng.
- Phương pháp tạo viên khô: Dùng hơi nước có nhiệt độ cao phun vào nguyên liệu.
30
Ở đây ta dùng phương pháp tạo viên khô nhằm: - Giảm chi phí năng lượng cho quá trình ép và sấy. - Các viên được tạo có thể giữ tốt các chất dinh dưỡng. - Công nghệ đơn giản nhưng vẫn đảm bảo năng suất cao.
Sử dụng thiết bị là máy ép viên: Nguyên liệu sau khi đảo trộn sẽ gia ẩm bằng hơi nóng để tạo một độ ẩm thích hợp, sau đó nguyên liệu được đưa vào bộ phận tạo hạt, hạt ra khỏi khoang ép có độ ẩm khoảng 17 - 18% và nhiệt độ khoảng 60-80oC. Sau đó hạt được đưa đi làm nguội ở thiết bị làm nguội, hạt sau khi ra khỏi thiết bị làm nguội có nhiệt độ bằng hoặc hơn kém nhiệt độ không khí khoảng 20oC và có độ ẩm không quá 14%, tiếp theo hạt được đưa qua máy bẻ viên để cắt thành những viên có kích thước theo yêu cầu, thường thì có đường kính 3, 5, 8, 10, 12, 17, 19 mm.
Sản phẩm sau khi bẻ viên xong được đưa qua sàng phân loại, các hạt có kích thước yêu cầu sẻ được đưa đi đóng bao còn các bột mịn, hạt bể vụn được đưa về máy ép viên lại nhằn giảm hao hụt cho quá trình sản xuất.
d) Dây chuyền cân và đóng bao sản phẩm
Sản phẩm của nhà máy có hai dạng: dạng bột và dạng viên.
Hỗn hợp sau đảo trộn nếu đưa đi đóng bao ngay ta sẽ có sản phẩm dạng bột, nếu đưa qua công đoạn tạo viên ta sẽ có sản phẩm dạng viên. Sản phẩm được đóng bao 2kg, 5kg, 20kg, 25kg và 40kg nhờ cân và đóng bao tự động.
3.2. CHỨC NĂNG VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 3.2.1. Chức năng 3.2.1. Chức năng
Công ty cung cấp các sản phẩm thức ăn chăn nuôi chất lượng cao cho heo, bò, gà, vịt, ngan và cút theo chuẩn quốc tế và theo yêu cầu của nhà chăn nuôi. Các sản phẩm bao gồm nhiều loại thức ăn cho nhiều loại thú nuôi khác nhau, vì vậy khách hàng có thể dễ dàng chọn lựa sản phẩm tốt nhất cho thú nuôi của mình.
3.2.2. Mục tiêu hoạt động của Công ty
Công ty tiếp tục duy trì vị trí hàng đầu của mình tại những nơi Công ty có mặt, dựa trên nền tảng năng lực hạt nhân của Công ty. Mặt khác, Công ty tập trung nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi và tối ưu hóa tiềm năng giá trị gia tăng mà chúng tôi mang lại cho khách hàng thông qua kiến thức về dinh dưỡng, sản xuất và con giống.
31
3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
Cơ cấu tổ chức là một hệ thống các mối quan hệ hoạt động chính thức bao gồm nhiều công việc riêng lẻ, cũng như những công việc tập thể. Sự phân chia những công việc thành những phần việc cụ thể nhằm xác định ai sẽ làm công việc gì và sự kết hợp nhiều công việc cụ thể nhằm chỉ rõ cho mọi người thấy họ phải cùng nhau làm việc thế nào. Cơ cấu của tổ chức giúp cho nhân viên cùng làm việc với nhau một cách có hiệu quả.
3.3.1. Cơ cấu tổ chức
Nguồn: Phòng nhân sự của Công ty 2013
Hình 3.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Giám đốc kinh doanh Giám đốc marketing Giám đốc sản xuất Giám đốc nhân sự Giám đốc tài chính Phòng kinh doanh Phòng tiếp thị Nhà máy sản xuất Phòng nhân sự Phòng tài chính – kế toán PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC TỔNG GIÁM ĐỐC Phòng thu mua Phòng chất lượng Kho Phòng sản xuất
32
3.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
3.3.2.1. Ban giám đốc
Tổng giám đốc:
- Là người đứng đầu và là đại diện pháp nhân cho Công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm đối với Nhà nước.
- Tổng giám đốc đều hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ, chính sách pháp luật của Nhà nước.
- Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh của công ty. - Tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án kinh doanh của công ty.
Phó tổng giám đốc:
- Là những người giúp việc cho Tổng giám đốc, tham mưu cho giám đốc các vấn đề thuộc thẩm quyền trong lĩnh vực phân công.
- Là người thay mặt Tổng giám đốc đều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty khi Tổng gián đốc vắng mặt.
- Thực hiện nhiệm vụ khác khi được Tổng giám đốc phân công cụ thể.
Giám đốc kinh doanh:
- Chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lý đội ngũ Giám sát bán hàng, nhân viên bán hàng và đội ngũ hỗ trợ bán hàng thực hiện đúng các mục tiêu kinh doanh.
- Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển bán hàng, hệ thống phân phối.
- Quản lý, tuyển dụng, huấn luyện đào tạo kỹ năng cho nhân sự trong khu vực phụ trách.
Giám đốc marketing:
- Hoạch định chiến lược, kế hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện hoạt động Marketing của Công ty.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động và chương trình nghiên cứu thị trường, nghiên cứu thông tin về sản phẩm, đối thủ cạnh tranh để phân khúc thị trường và xác định thị trường mục tiêu.
- Lập kế hoạch và thực hiện các chương trình thúc đẩy hỗ trợ bán hàng nhằm tăng doanh thu và mở rộng thị phần cho công ty.
33
Giám đốc sản xuất:
- Quản lý và đều hành các hoạt động sản xuất, kỹ thuật và kiểm tra chất lượng của nhà máy. Đảm bảo hàng sản xuất đúng tiến độ, đạt yêu cầu chất lượng, số lượng và kịp thời giao hàng.
- Lập kế hoạch sản xuất cho toàn nhà máy dựa vào kế hoạch kinh doanh của bộ phận bán hàn.
- Chỉ đạo triển khai sản xuất đúng theo quy trình kỹ thuật, quy trình công nghệ, đúng tiêu chuẩn chất lượng.
Giám đốc nhân sự:
- Trực tiếp đều hành, giám sát, hoạt động phòng nhân sự của công ty để phát triển nguồn nhân lực hiệu quả nhất.
- Lập kế hoạch đào tạo, hoàn thiện hệ thống đào tạo đồng thời giám sát