Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh de heus việt nam chi nhánh bình dương (Trang 35 - 37)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.2.2.1.Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh, khi sử dụng phương pháp so sánh phải xét đến đều kiện có thể so sánh được của các hiện tượng và chỉ tiêu kinh tế. Đều kiện có thể so sánh được là phải thống nhất về nội dung, phương pháp tính toán, đơn vị đo lường và độ dài về thời gian của các chỉ tiêu kinh tế.

Thông qua việc so sánh giúp ta đánh giá được kết quả phấn đấu, mức độ hoàn thành so với kế hoạch và so với các kỳ trước của các chỉ tiêu kinh tế, đồng thời xác định được nhân tố ảnh hưởng và xu hướng phát triển chung cũng như của từng mặt hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tùy theo mục đích cụ thể của công việc phân tích cũng như tính chất, nội dung của các chi tiêu kinh tế người ta có thể sử dụng kỹ thuật so sánh cho thích hợp. Các kỹ thuật so sánh gồm có:

a) Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối

Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

Δy = y1 – y0

Trong đó: - Δy: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. - y0: là chỉ tiêu năm trước

21

Số tuyệt đối phản ánh tổng khối lượng, tổng quy mô hoặc tổng giá trị của các chỉ tiêu kinh tế được đo lường bằng các loại thước đo hiện vật, tiền tệ, thời gian... Số tuyệt đối là căn cứ cơ bản được dùng để tính ra các trị số khác.

So sánh bằng số tuyệt đối giữa thực tế với kế hoạch xác định được mức độ hoàn thành kế hoạch, so sánh giữa thực tế năm nay với thực tế các năm trước xác định được xu thế phát triển, so sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế có quan hệ với nhau xác định được mức độ biến độngvà tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

b) Phương pháp so sánh bằng số tương đối

Số tương đối là trị số nói lên mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế và kết cấu, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu... số tương đối có nhiều loại số tùy theo mức độ và yêu cầu phân tích người ta sẽ vận dụng cho thích hợp.

Phương pháp số tương đối là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thực hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

Δy = 1 0

y

y x 100%

Trong đó: - Δy: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế - y0: chỉ tiêu năm trước

- y1: chỉ tiêu năm sau

Phương pháp này dùng làm rõ sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu và tìm ra nguyên nhân, biện pháp khắc phục.

Ngoài ta tùy theo nhiệm vụ và yêu cầu phân tích mà ta sử dụng thêm một số công thức sau:

+ Tỷ lệ năm sau so với năm trước = Số năm sau - Số năm trước

Số năm trước x 100% + Mức trên lệch giữa thực tế và kế hoạch = Số thực tế – Số kế hoạch + Mức trên lệch giữa năm sau so với năm trước = Số năm sau – Số năm trước

22

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh de heus việt nam chi nhánh bình dương (Trang 35 - 37)