5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
2.1.3.4. Các chỉ số tài chính
a) Khả năng thanh toán
Khả năng thanh hiện thời
Tỷ lệ thanh toán hiện thời thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn.
Tỷ số thanh toán hiện thời = Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn (lần)
Hệ số thanh toán hiện thời là thước đo khả năng thanh toán của doanh nghiệp được sử dụng phổ biến nhất. Hệ số này phản ánh doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản có khả năng chuyển đổi sang tiền mặt để đảm bảo chi trả các khoản nợ ngắn hạn. Nguyên tắc cơ bản tỷ số này là 2:1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính là bình thường. Hệ số này bao nhiêu thì thích hợp phải căn cứ vào tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, đồng thời so sánh với các năm trước để có sự đánh giá chính xác.
Khả năng thanh toán nhanh
Tỷ số này thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tiền mặt và các khoản tương đương tiền với các khoản nợ ngắn hạn. Coi tương đương tiền là những tài sản quay vòng nhanh, có thể chuyển đổi thành tiền mặt như: đầu tư ngắn hạn và các khoản phải thu.
Tỷ số thanh toán nhanh = Tài sản lưu động - Hàng tồn khoNợ ngắn hạn (lần)
Tỷ số thanh toán nhanh là một tiêu chuẩn khắt khe hơn về khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn so với tỷ số thanh toán hiện thời. Nguyên tắc cơ bản đưa ra tỷ số thanh toán nhanh là 1:1. Tỷ lệ thanh toán nhanh > 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp khả quan, ngược lại nếu hệ số thanh toán nhanh < 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
b) Các tỷ số hiệu quả hoạt động
Vòng quay tổng tài sản (RA)
Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản trong Công ty. Tỷ số này được xác định bằng công thức:
RA = Doanh thu thuần
16
Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong năm một đồng giá trị tổng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Tỷ số này càng lớn có nghĩa là hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản càng cao và ngược lại.
` Vòng quay tài sản cố định (RF)
Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định (TSCĐ). Vòng quay tài sản cố định được xác định bằng công thức:
RF = Doanh thu thuần
Tài sản cố định bình quân (lần)
Vòng quay tài sản cố định cho biết bình quân trong năm một đồng giá trị tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Tỷ số này càng lớn có nghĩa là hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao.
Vòng quay hàng tồn kho (RI)
RI = Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân (lần)
Đây là chỉ tiêu kinh doanh quan trọng bởi sản xuất, dự trữ hàng hoá và tiêu thụ nhằm đạt được mục đích doanh số và lợi nhuận mong muốn trên cơ sở đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, số vòng quay hàng tồn kho càng lớn thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh, hàng tồn kho tham gia vào luân chuyển được nhiều vòng hơn và ngược lại.
Kỳ thu tiền bình quân (RT)
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển những khoản nợ cần phải thu. RT = Khoản phải thu bình quân
Doanh thu thuần x 365 (ngày)
Kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu (các khoản bán chịu). Tỷ số này cho biết bình quân phải mất bao nhiêu ngày để thu hồi một khoản phải thu. về nguyên tắc thì chỉ tiêu này càng thấp càng tốt, nhưng phải tùy vào trường hợp cụ thể. Hệ số kỳ thu tiền bình quân trên nguyên tắc càng thấp càng tốt, tuy nhiên phải căn cứ vào chiến lược kinh doanh, phương thức thanh toán, tình hình cạnh tranh trong từng thời điểm hay thời kỳ cụ thể.
c) Các tỷ số khả năng sinh lời
Việc phân tích nhóm hệ số khả năng sinh lời luôn được các nhà quản trị kinh doanh, các nhà đầu tư, các nhà phân tích quan tâm. Chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cũng như để so sánh hiệu quả sử dựng vốn và mức lãi của các doanh nghiệp khác cùng loại.
17
Tỷ số lợi sau thuế trên doanh thu (ROS: Return on Sales) ROS = Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần (%)
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hay nó phản ánh sự biến động về hiệu quả. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu càng cao chứng tỏ hiệu quả càng lớn, lợi nhuận sinh ra càng nhiều từ doanh thu, cho thấy doanh nghiệp càng thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Tỷ số lợi sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE: Retum on Equity) ROE = Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân (%)
Chỉ tiêu này chỉ rõ một trăm đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra, sau một năm mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Những nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu này, bởi họ quan tâm đến lợi nhuận thu được so với vốn họ bỏ ra để đầu tư vào công ty.
Tỷ số lợi sau thuế trên tổng tài sản (ROA: Retum on Asset) ROA = Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bình quân (%)
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn kinh doanh tạo ra mấy đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và mức thực lãi do một đồng vốn mang lại. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn.